Phân tích kinh doanh - Nền tảng cho hoạt động quản trị rủi ro

waterountain

Verified Banker
Hi All

Mọi người chắc đã nghe về chức danh này rồi: Phân tích kinh doanh - Business Analysis. Đây là vị trí khá phổ biến tại các ngân hàng lớn trên thế giới, ở Việt Nam cũng chỉ có 2,3 ngân hàng có hẳn 1 phòng chuyên biệt. Các bạn cần phân biệt rõ công việc này nó khác với Phân tích kinh doanh tại công ty chứng khoán hay các dự án IT: core-banking nhé.

Hiện tại mình đang phụ trách phòng này. Mình xin chia sẻ với các bạn một chút về nghiệp vụ phân tích kinh doanh và vì sao nó lại cần thiết cho công tác quản trị rủi ro.

Đầu tiên sẽ nói qua về cảm nhận của mình về hoạt động quản trị rủi ro ở các NH Việt Nam
Theo mình quan sát trong thời gian vừa qua, một trong những nguyên nhân chính khiến cho các ngân hàng gặp khó khăn là chưa coi trọng đúng mực công tác hoạt động quản trị rủi ro, đặc biệt rõ ràng nhất là quản trị rủi ro tín dụng và thanh khoản (liquidity management). Mặc dù các bạn có thể thấy ngân hàng nào cũng có đầy đủ ban bệ liên quan đến quản trị rủi ro (ví dụ: P.Quản lý tín dụng, Quản trị rủi ro tín dung,..) nhưng họ vẫn gặp phải những vấn đề rất phổ biến rất dễ nhìn ra một cách lý thuyết? Nhiều ngân hàng thuê tư vấn để xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro rất hoành tráng nhưng kết cục thì thật là khó lường
VD: Habubank đã từng được DB - Ngân hàng lớn nhất Đức, chuyên gia số 1 trên thế giới về quản trị rủi ro - 3 dự án lớn với nhiều nhân lực huy động tham gia: MRM, CRM, ORM nhưng kết cục là bị sáp nhập do nợ xấu quá cao, thanh khoản kém

Vậy vấn đề nằm ở đâu? Chính là ở tầm nhìn, là ở sự quyết tâm, là ở những yếu tố "rất con người" chứ không nằm ở yếu tố công nghệ, quy trình hay kiểm soát. Một mô hình tốt, ưu việt đến mấy mà được vận hành bởi những con người không đủ nhận thức, tính tuân thủ không cao thì thật khó mà hiệu quả. Những con người đã tham gia các dự án của DB tại HBB đều không thể ứng dụng được kiến thức họ có do tính khác biệt hệ thống quá lớn và văn hóa cả nể, "chỉ đạo" và sự ko quyết liệt từ phía BoM hay BoD.

Tiếp theo mình xin nói qua về công việc Phân tích kinh doanh của mình
Hiện tại, phòng PTKD của mình có 6 người và chỉ làm việc trong khuôn khổ của khối dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Công việc chính của phòng nói ngắn gọn là làm việc với số liệu hệ thống. Tuy nhiên để làm tốt công việc này bạn cần phải
- Am hiểu về hệ thống core-banking và các phần mềm liên quan khác (để trích xuất dữ liệu chuẩn xác, nhanh chóng)
- Am hiểu về nghiệp vụ và cơ cấu hạch toán (để hiểu ý nghĩa các con số, cách thức lấy thông tin)
- Am hiểu về văn hóa kinh doanh, cơ cấu tổ chức (để tổng hợp, phân tích số liệu để chỉ ra vấn đề phát sinh)
..
Chính vì thế mà nhân viên của phòng mình toàn 4-5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng (độ tuổi trung bình chỉ kém các phòng quản trị rủi ro).

Trong quá trình xử lý thông tin hệ thống, có rất nhiều điều chúng ta có thể "forsee" - dự đoán - những dấu hiệu không bình thường như sự mất cân đối về kỳ hạn (quản trị khe hở kỳ hạn) giữa huy động và cho vay, sự mất cân đối về ngoại tệ, tỷ lệ tài sản nhạy cảm với lãi suất cao,...Chúng ta cũng có thể nhìn nhận tình hình kinh doanh của các chi nhánh trên nhiều phương diện dựa vào rất nhiều chỉ số liên quan để có thể thấy nợ quá hạn, nợ xấu của các đơn vị là khách quan hay chủ quan, do tính hệ thống hay sai lầm của vài cá nhân để từ đó cảnh báo sớm và đề xuất cho các phòng ban liên quan xử lý kịp thời

Sự thật đây là công việc rất mới mẻ và khá thách thức. Mình và các nhân viên đều phải mày mò tự học hỏi mà không có mô hình nào có sẵn để áp dụng nhưng đây là một công việc mà theo mình sẽ trở nên rất hot trong thời gian tới, khi các ngân hàng đã ý thức trong việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro cũng như quan tâm hơn nữa tới các rủi ro khác như thanh khoản, danh tiếng, rủi ro hoạt động,... để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngân hàng

Trong bài viết này mình rất muốn được trao đổi thông tin với những bạn làm trong lĩnh vực quản trị rủi ro liên quan tới thị trường vốn (MRM) và hoạt động (ORM) và nâng cao kiến thức về quản trị rủi ro tín dụng (CRM) để hoàn thiện kiến thức và nâng cao nghiệp vụ. Ngoài ra có thể trao đổi với nhau các tài liệu "thú vị" mà mỗi người tích lũy được trong quá trình làm việc nữa chứ :)

Rất mong có được sự trao đổi, làm quen từ phía các bạn
 
Chia sẻ với đồng nghiệp nhé. Bên mình cũng làm công việc tương tự bên bạn, nhưng lực lượng của bên mình đông đảo hơn một chút. :>
 
Theo như bạn chia sẻ, thì công việc của bạn khá giống với các chức năng của phòng Management information system (MIS) của một số ngân hàng, nhưng bạn lại chỉ tập trung cho công tác bán lẻ. Tuy nhiên, phần xử lý thông tin và "foresee" đưa ra các cảnh báo sớm, đề xuất các phòng ban liên quan xử lý kịp thời lại giống như một phần chức năng về giám sát, theo dõi, hệ thống cảnh báo sớm của Quản trị rủi ro.
Mình đang thấy liệu việc này có bị chồng chéo với bộ phận Quản trị rủi ro bên bạn không ? Việc đưa ra cảnh báo sớm có phải là yêu cầu bắt buộc của bên bạn ? hay chỉ là kết quả đề xuất sau khi phân tích thông tin ? Các cảnh báo sớm này có cover toàn bộ rủi ro hay không ? (thanh khoản, hoạt động, tín dụng...)
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,226
Thành viên mới nhất
A Girl A Gun A
Back
Bên trên