Phân tích chỉ số tài chính của ngân hàng

truongcong89

Thành viên tích cực
Khi phân tích tình hình hoạt động của các NH hay cả hệ thống, bạn cần lưu ý một số chỉ số tài chính cơ bản như sau:

- Tổng Tài sản NH, Vốn điều lệ: Thể hiện qua tốc độ tăng trưởng tổng TS và vốn điều lệ.


Ngoài ra, một số chỉ tiêu cần phải tính toán như sau:

- Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động (Loans to Deposit_LTD rate%)

Là các khoản NH cho vay khách hàng. Khoản cho vay được phân ra gồm: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn.Cơ cấu các khoản vay cho thấy NH đang tập trung cho vay ở phân khúc nào. TH các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn thì cần để ý xem tỷ trọng các khoản huy động vốn của NH này ntn. Thường 1 NH có hệ số thanh khoản ổn định là cơ cấu huy động các khoản vay trung và dài hạn lớn hơn các khoản vay ngắn hạn. Theo quy định của NHNN thì các NHTM không được sử dụng quá 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, tuy nhiên theo thống kê con số này hiện nay ở các NHTMVN là khoảng trên 50%, như vậy nguy cơ rủi ro thanh khoản cho toàn hệ thống là rất lớn.

"Nói thì nói vậy thôi chứ theo tôi các NH ở Mỹ phá sản là chuyện thường chứ ở Việt Nam, NHTM phá sản dường như chưa có tiền lệ và về cơ bản sẽ không xảy ra vì đã có "ông lớn" NHNN lo cả rồi, các NHTM dễ gì sụp :-)".

Quay trở lại với tình hình hoạt động của các NHTM VN thì trong 5 năm trở lại đây, tăng trưởng huy động và cho vay của các ngân hàng trong các năm qua là khá nóng với mức tăng trưởng bình quân 30 – 40%. Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR%) bình quân 5 năm qua luôn ở mức cao, trên 90%. Đặc biệt trong 2 năm trở lại đây thì LDR của hệ thống ngân hàng là 95 – 100%.

- ROAA (Return on Average Asset_LNST trên Tổng tài sản bình quân)/ROAE (Return on Average Equity_LNST trên VCSH bình quân):

Tỷ lệ ROAA được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng (LNST) chia cho tổng TS Có bình quân của từng thời kỳ. Tỷ lệ ROAE được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng chia cho vốn cổ phần bình quân của từng thời kỳ. Vốn cổ phần (vốn CSH) của các ngân hàng thường chiếm khoảng từ 5 – 10% tổng TS của ngân hàng. So với chỉ tiêu ROAA thì ROAE của các ngân hàng lớn hơn rất nhiều.

Hai chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của tài sản và nguồn vốn chủ của NH. Với ROAA; 1 đồng LNST được tạo ra từ mấy đồng TS. Với ROAE; 1 đồng LNST được ra từ mấy đồng VCSH.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng TS (ROAA) của các NHTM có xu hướng tăng từ 0,5 – 0,7% trong năm 2006 lên khoảng gần 1% trong năm 2010. Trong 3 năm trở lại đây, ROAA của ngành ngân hàng có xu hướng khá ổn định, quanh mức 1%. Cụ thể, năm 2008, ROAA của toàn ngành bình quân đạt khoảng 1,1%, năm 2009 là 1,2% và năm 2010 là 0,9%. Nhìn chung, tốc độ tăng tổng TS và lợi nhuận của các ngân hàng khá tương đồng nhau. Năm 2010 có khoảng 20/43 ngân hàng có ROAA trên 1% so với con số 28 ngân hàng năm 2009 và 21 ngân hàng năm 2008. Hầu hết những ngân hàng có ROAA cao là những ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ trong khi các NHQD có hệ số ROAA khá thấp so với bình quân ngành. Cụ thể, ROAA năm 2010 của MB đạt khoảng 1,6% . Quy mô tổng TS của ngân hàng này đạt khoảng 109,6 ngàn tỷ đồng (5 tỷ USD) trong năm 2010, tốc độ tăng trưởng tổng TS và LNST bình quân trong 2 năm gân đây lần lượt là 57,2% và 58,6%. ROAA năm 2010 của KLB là 1,5%. Tổng TS ngân hàng này năm 2010 chỉ ở khoảng 12,6 ngàn tỷ đồng (khoảng hơn 600 triệu USD) trong khi LNST năm 2010 của ngân hàng này ở khoảng 195 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng tổng TS và LNST bình quân trong 2 năm gần đây lần lượt đạt 111,7% và 129,6%. Đối với các NHQD thì ROAA năm 2010 của VCB, BIDV, AGRB và CTG lần lượt là 1,4%, 1,0%, 0,5% và 0,9%. Bình quân tăng trưởng tổng TS và LNST của BIDV trong 2 năm trở lại đây lần lượt đạt 21,9% và 37,3% trong khi ở AGRB là 14,5% và 17,8%.

So với các ngân hàng trong khu vực thì ROA vẫn còn thấp so với một số nước châu Á mới nổi (Indonesia trung bình khoảng 2%; Malaysia trung bình khoảng 1,5%; Philippines khoảng 1,5% và Singapore khoảng 1,4%).

Nhìn chung, mặc dù tỷ suất ROA của các ngân hàng Việt Nam trong mấy năm gần đây có xu hướng khá ổn định nhưng vẫn đang ở mức khá thấp so với các ngân hàng của các nước trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng tổng TS có xu hướng chậm hơn so với tăng trưởng LNST, tuy nhiên hoạt động của các ngân hàng chủ yếu phụ thuộc vào tín dụng, do đó khó tạo được sự đột phá về lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH bình quân (ROAE) của các ngân hàng có xu hướng giảm, từ 14% trong năm 2006 xuống còn khoảng 10% trong năm 2010. Điều này một phần là do yêu cầu tăng vốn điều lệ của các NH lên 3 ngàn tỷ khiến tốc độ tăng lợi nhuận không theo kịp tốc độ tăng của vốn VCSH. Nhìn chung, ROE của các ngân hàng có quy mô vừa và lớn cao hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ. Cụ thể, ROE bình quân trong 3 năm gần đây của TCB là 22,1%. ROE năm 2010 của ngân hàng này là 22,1% so với 23,2% năm 2009 và 21% năm 2008. ROE bình quân 3 năm gần đây của ACB là 23,6%. ROE qua 3 năm lần lượt là 28,5%, 21,8% và 20,5%. Tăng trưởng LNST của ngân hàng này bình quân 3 năm qua đạt khoảng 2,8% trong khi tăng trưởng VCSH lên tới 21,3%. Ngoài ra có một số ngân hàng có ROE cao so với bình quân ngành gồm; VCB, MB, CTG, MSB, BIDV.

Nghiên cứu của IMF năm 2009 cho thấy, ROE trung bình của các NHTM trên thế giới trong giai đoạn 2003 – 2008 hầu hết dưới 20%/năm, trừ các ngân hàng ở Indonesia. Nghiên cứu này không bao gồm các ngân hàng thương mại (NHTM) của Việt Nam. Như vậy, với ROE bình quân năm 2008 đạt khoảng gần 9% và năm 2010 cũng chỉ khoảng gần 10% cho thấy, hiệu suất sử dụng vốn chủ của các ngân hàng Việt Nam có thấp hơn so với mặt bằng chung của thế giới.

Note:


+ ROE_TTM: tính ROE trượt theo 4 quý liền kề gần nhất, ROE_f: tính ROE kỳ vọng.
+ Tổng tài TS bình quân: (Tổng TS cuối kỳ + Tổng TS đàu kỳ)/2.
+ROA >1%; ROE; 15% - 20%.

- Tỷ lệ nợ xấu (NPL):

Nợ xấu liên quan tới chất lượng các khoản nợ của NH. Theo quy định nếu các khoản nợ xấu tăng cao thì NH đó phải tiến hành trích lập các khoản dự phòng tương ứng % với các khoản nợ xấu đó. Như vậy sẽ góp phần làm giảm lợi nhuận của các NH (mặc dù về bản chất khoản trích lập này vẫn không chạy ra khỏi tùi của NH). Theo thống đốc Nguyễn Văn Giàu tính đến cuối năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng khoảng 2.5%.

- Thu nhập từ lãi biên %(NIM_Net interest margin) = (Thu nhập cho vay và đầu tư CK - Chi trả lãi tiền gửi và nợ khác)/ tổng tài sản có sinh lời bình quân((cuối kỳ + đầu kỳ)/2).

Tài sản có sinh lời là những tài sản mang lại lợi nhuận cho NH như cho vay KH, các khoản đầu tư, cho vay liên NH, tiền gửi tại NHNN. Đơn giản hóa phần tử số chính là khoản; thu nhập lãi thuần trong bảng CĐKT.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên được tính bằng cách chia phần thu nhập từ lãi cho thu nhập tài sản bình quân. Theo như đánh giá của S&P thì tỷ lệ NIM dưới 3% được xem là thấp trong khi NIM lớn hơn 5% thì được xem là quá cao. NIM có xu hướng cao ở các ngân hàng bán lẻ quy mô nhỏ, các ngân hàng thẻ tín dụng và các tổ chức cho vay hơn là NIM của các ngân hàng bán buôn, các ngân hàng đa quốc gia hay các tổ chức cho vay cầm cố. Tỷ lệ NIM tăng cho thấy dấu hiệu của quản trị tốt tài sản Nợ - Có trong khi NIM có xu hướng thấp và bị thu hẹp thì cho thấy lợi nhuận ngân hàng đang bị co hẹp lại.

Theo như tính toán NIM 9 tháng đầu năm 2010 của CTG khoảng 3%, VCB khoảng 2.47% và ACB khoảng 1.68%. Con số này năm 2009 tương ứng lần lượt là 3.78%, 3.1% và 2.09%. NIM giảm cho thấy cuộc đua huy động vốn của các NH hồi đầu năm 2010 trong khi phải cho vay ra với lãi suất không "quá sốc" đối với các DN khiến tỷ lệ thu nhập từ lãi của các NH có phần giảm sút.

- Thu nhập ngoài lãi cận biên %(NNIM_Net non - interest margin) = (thu ngoài lãi - chi ngoài lãi)/Tổng TS có sinh lời bình quân.
Thu nhập ngoài lãi (phần tử số) bao gồm thu nhập từ dịch vụ và thu nhập từ đầu tư, kinh doanh trong bảng CĐKT của NH.

Nhận thấy tỷ lệ NNIM 9 tháng đầu năm 2010 của các NH có sự giảm sút đáng kể. Điều này cho thấy lợi nhuận thu được từ các hoạt động ngoài tín dụng của các NH đang bị ảnh hưởng. Cụ thể năm 2009, NNIM của ACB là 1.59% nhưng sang 9 tháng tỷ lệ này giảm xuống còn 0.51%. Tức là cứ 100 đồng TS mang ra kinh doanh thì chỉ thu đươc 0.51 đồng thay vì 1.59 đồng như của năm trước.

- Tỷ lệ thu nhập từ lãi/thu nhập ngoài lãi (NII/NOI) = Thu nhập lãi thuần/(thu nhập từ dịch vụ + thu nhập từ đầu tư kinh doanh).

Tỷ lệ này càng cao càng cho thấy tỷ lệ phụ thuộc của NH vào hoạt động cho vay càng lớn như vậy khả năng cạnh tranh sẽ bị ảnh hưởng.

- Tỷ lệ chi phí trên thu nhập CIR %.

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập là 1 chỉ số tài chính quan trong, đặc biệt trong việc đánh giá hoạt động ngân hàng. Nó cho thấy được mối tương quan giữa chi phí với thu nhập của ngân hàng đó. Công thức tính bao gồm: Chi phí hoạt động (Chi phí quan lý và chi phí cố định như lương, chi mua TSCĐ; không bao gồm các khoản nợ xấu, nợ khó đòi) chia cho thu nhập. Tỷ lệ này cho nhà đầu tư 1 cái nhìn rõ hơn về hiệu quả hoạt động của tổ chức; tỷ lệ càng nhỏ thì ngân hàng đó càng hoạt động hiệu quả.

- Tỷ lệ an toàn vốn – Tier 1 capital

Vốn cấp 1, hay còn gọi là vốn nòng cốt (core capital) hoặc vốn cơ bản, là loại vốn tự có của một tổ chức tín dụng. Đây là thước đo quan trọng đánh giá sức mạnh, tiềm lực tài chính của một ngân hàng. Vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ, các quỹ dự trữ của tổ chức đó và phần lợi nhuận giữ lại . Tỷ lệ đòn bẩy trên vốn cấp 1 tức là khả năng được sở hữu bao nhiêu TS trên số đơn vị vốn cấp 1. Ví dụ, với 5 đồng vốn cấp 1 và 100 đồng tài sản thì tỷ lệ đòn bẩy trên vốn cấp 1 của ngân hàng đó là 5:100 = 5%.

Theo tiêu chuẩn PCA của Mỹ (The promt corrective action standards) thì ngân hàng được cho là có tổ chức nguồn vốn tốt (well capitalized) nếu đảm bảo được tỷ lệ vốn cấp 1 trên tổng TS phân theo cấp độ rủi ro (Tier 1 Risk-Based Capital Ratio) ≥6% và tỷ lệ đòn bẩy trên vốn cấp 1 (Tier 1 Leverage Ratio) ≥5% .

Để có cách nhìn cụ thể hơn về các loại vốn nòng cốt và tiêu chuẩn quốc tế bạn có thể tìm tài liệu về tiêu chuẩn Basel 2, 3 về mà nghiên cứu. Hiện các NH âu - Mỹ và một số nước phát triển ở châu Á đã áp dụng tiêu chuẩn Basel 2 và đang trên lộ trình đáp ứng tiêu chuẩn Basel 3. Đối với Vn mình cũng không rõ lắm nhưng theo mình được biết, hầu hết các NHTM VN chưa đáp ứng tiêu chuẩn Basel 2. Ngay cả tiêu chuẩn kế toán cũng áp dụng tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS) mà chưa theo chuẩn quốc tế (IAS).

Ngoài ra khi phân tích hoạt động NHTM ở VN bạn cần lưu ý đến cơ cấu các khoản huy động và cho vay. Nếu phân theo kỳ hạn thì hầu hết các khoản huy động của NHTM VN đều là kỳ hạn ngắn, dưới 1 năm. Nghiên cứu gần đây thì cho thấy trong 9 tháng đầu năm 2011 thì hầu hết các khoản huy động của các NH đều có kỳ hạn dưới....1 tháng, chiếm tới 90% trở lên (haiz!!!) trong khi các khoản cho vay tài trợ đa phần là trung và dài hạn.
Do đó rủi ro thanh khoản là cực kỳ lớn. Về cơ cấu cho vay theo mục đích sử dụng thì đa phần là cho vay phi sản xuất (CK, BĐS, tiêu dùng...) đa phần các khoản cho vay đều chảy vào các KV có tính đầu cơ cao nên khi CS tiền tệ thắt chắt thì những KV này bị ảnh hưởng nặng nề nhất nên giờ nhiều bác NH vẫn đang sống giở chết giở vì những khoản đã trót cho vay này giờ không thu hồi lại được đành phải chơi trò đảo nợ để che dấu các khoản nợ xấu đi. Tuy nhiên, vấn đề này trước sau gì cũng sẽ lộ ra thôi.

Đó là một số vấn đề khi phân tích tình hình hoạt động của các NHTM mình muốn chia sẽ. Mong là giúp ích được cho các bạn. Nếu có gì góp ý, bổ sung các bạn cứ góp ý nhiệt tình nha :-)

 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bài viết của bạn rất hay và mình có một số ý muốn bổ sung thêm là: Thứ nhất, tỷ số LDR(Loans to Deposit) phải hiểu cho đúng là Tổng Dư Nợ/Tiền gửi của KH chứ không phải Tổng Dư Nợ/Nguồn vốn huy động bởi lẽ Deposit( Tiếng Việt dịch ra là Tiền gửi). Thứ hai, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn hiện tại qui định là 30% và có khuynh hướng NHNN sẽ giảm tỷ lệ này nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống NH!
 
Bài viết của bạn rất hay và mình có một số ý muốn bổ sung thêm là: Thứ nhất, tỷ số LDR(Loans to Deposit) phải hiểu cho đúng là Tổng Dư Nợ/Tiền gửi của KH chứ không phải Tổng Dư Nợ/Nguồn vốn huy động bởi lẽ Deposit( Tiếng Việt dịch ra là Tiền gửi). Thứ hai, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn hiện tại qui định là 30% và có khuynh hướng NHNN sẽ giảm tỷ lệ này nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống NH!
Bạn cho mình hỏi một chút về tỷ số LDR, ý của bạn là được tính bằng (Tổng dư nợ)/Tiền gửi của khách hàng. Tổng dư nợ ở đây được hiểu là dư nợ cả trên thị trường liên ngân hàng và cho vay khách hàng, doanh nghiệp đúng ko? Trong tổng dư nợ này có bao gồm các khoản trích lập dự phòng hay không?
 
Bạn cho mình hỏi một chút về tỷ số LDR, ý của bạn là được tính bằng (Tổng dư nợ)/Tiền gửi của khách hàng. Tổng dư nợ ở đây được hiểu là dư nợ cả trên thị trường liên ngân hàng và cho vay khách hàng, doanh nghiệp đúng ko? Trong tổng dư nợ này có bao gồm các khoản trích lập dự phòng hay không?

Tổng dư nợ bao gồm, lấy trên bảng CĐKT, phần thứ hai trong mục dư nợ cho vay. Cụ thể, trên bảng CĐKT có:
....
....
Dư nợ cho vay khách hàng: 1000
- Dư nợ cho vay 1100
- Dự phòng rủi ro 100
=> Lấy cái 1100, vì nó thể hiện số tiền mình đang cho khách hàng vay từ nguồn vốn huy động (tiền gửi khách hàng, liên ngân hàng....)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Tổng dư nợ bao gồm, lấy trên bảng CĐKT, phần thứ hai trong mục dư nợ cho vay. Cụ thể, trên bảng CĐKT có:
....
....
Dư nợ cho vay khách hàng: 1000
- Dư nợ cho vay 1100
- Dự phòng rủi ro 100
=> Lấy cái 1100, vì nó thể hiện số tiền mình đang cho khách hàng vay từ nguồn vốn huy động (tiền gửi khách hàng, liên ngân hàng....)
bạn này nói đúng nó bởi vì phải tính dư Nợ chưa trích lập dự phòng(Total gross loans) bởi nó là con số mà KH đang vay NH!
 
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên được tính bằng cách chia phần thu nhập từ lãi cho thu nhập tài sản bình quân. Theo như đánh giá của S&P thì tỷ lệ NIM dưới 3% được xem là thấp trong khi NIM lớn hơn 5% thì được xem là quá cao. NIM có xu hướng cao ở các ngân hàng bán lẻ quy mô nhỏ, các ngân hàng thẻ tín dụng và các tổ chức cho vay hơn là NIM của các ngân hàng bán buôn, các ngân hàng đa quốc gia hay các tổ chức cho vay cầm cố. Tỷ lệ NIM tăng cho thấy dấu hiệu của quản trị tốt tài sản Nợ - Có trong khi NIM có xu hướng thấp và bị thu hẹp thì cho thấy lợi nhuận ngân hàng đang bị co hẹp lại.
Bạn cho mình hỏi nguồn của thông tin này từ đâu vậy?
 
Bạn cho mình hỏi một chút về tỷ số LDR, ý của bạn là được tính bằng (Tổng dư nợ)/Tiền gửi của khách hàng. Tổng dư nợ ở đây được hiểu là dư nợ cả trên thị trường liên ngân hàng và cho vay khách hàng, doanh nghiệp đúng ko? Trong tổng dư nợ này có bao gồm các khoản trích lập dự phòng hay không?

Viethungkieu đọc một số thông tư sau nhé:)
Tại TT này, NHNN đã bỏ quy định giới hạn LDR: 22/2011/TT-NHNN ngày 31/8/2011.
Cách tính LDR: TT số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng
Tổng dư nợ khi sử dụng để phân tích các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng là số dư trước dự phòng nhé. Đó mới thể hiện khoản thực chất mà ngân hàng bỏ ra để cấp tín dụng:)
 
Vậy mọi người cho mình hỏi về chỉ số Chênh lệch lãi suất bình quân đấy CT = (thu từ lãi/tổng TS sinh lời) - (tổng chi phí trả lãi/tổng nguồn vốn phải trả lãi)
nguồn vốn phải trả lãi là mình tính bao gồm những gì vậy?
 
Agribank Tuyển Dụng 2024

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,586
Số bình luận
528,101
Tổng số thành viên
352,689
Thành viên mới nhất
aviciimerch
Back
Bên trên