Anth
Adm
Chuyên viên tín dụng ngân hàng, nhân viên đòi nợ thuê hay môi giới chứng khoán, nhà đất... trước giờ vốn được mặc định là nghề của đàn ông, song ngày nay lại có không ít phụ nữ "dấn thân" vào. Và nếu như đàn ông làm nghề này than vất vả một, thì phụ nữ khổ sở gấp mười.
Hồi Hằng thi tuyển vào vị trí nhân viên tín dụng một ngân hàng thương mại, bạn bè ai cũng can ngăn, bảo con gái làm nghề này vất vả. Song Hằng bỏ ngoài tai, cho rằng với mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp, khách hàng cô có được từ công việc cũ, cộng với kiến thức tài chính ngân hàng từ một khóa học ngắn hạn, cô sẽ đảm đương công việc mới một cách dễ dàng. Ngày đầu tiên đi làm ở vị trí mới, Hằng được trưởng phòng giao cho một tập tài liệu dày cộm bao gồm các quy định của ngân hàng, phòng ban và các điều luật về tín dụng, cho vay, thẩm định giá tài sản, rủi ro. Thế là Hằng ôm tập tài liệu suốt ngày, buổi trưa cũng không dám nghỉ, chỉ mong sao đọc xong nhanh nhất có thể. Có những đoạn không hiểu, Hằng định nhờ một vài anh chị trong phòng giải thích, nhưng ở cái phòng tín dụng này, hầu như ai cũng tất bật trong cái guồng quay công việc nên Hằng lại không dám hỏi. Qua thời gian thử việc hai tháng, Hằng được giao chỉ tiêu phải giải ngân 2 tỷ đồng cho các khách hàng cá nhân vay, tính tới cuối năm.
Thời điểm đó còn 3 tháng là đến Tết. “Đó đúng là thời kỳ đầy áp lực với một nhân viên mới như tôi, lúc nào con số 2 tỷ đồng cũng lởn vởn trong đầu, đè nặng suy nghĩ. Buổi tối đi ngủ tôi cũng không được thảnh thơi, vì luôn lo lắng không biết ngày mai làm cách nào để tìm đúng khách và thuyết phục họ vay hiệu quả. Tôi không thể nào quên được thời điểm cận Tết năm ngoái, khi hạn tính chỉ tiêu sắp hết mà tôi mới chỉ chạy được hơn 50% mục tiêu. Lúc đó bạn bè, người thân rộn ràng đi mua sắm, đón Tết thì tôi lại lo chạy đôn chạy đáo để tìm khách. Con số 2 tỷ đồng để giải ngân vốn cho khách hàng cá nhân chỉ trong một vài tháng là quá lớn với người chưa có kinh nghiệm như tôi. Nhưng đã là nhân viên tín dụng thì luôn bị áp chỉ tiêu, từ chỉ tiêu tháng đến quý, đến năm. Những người làm lâu rồi, chỉ tiêu giải ngân vốn cho vay của họ trong một năm có thể lên tới vài chục tỷ đồng với khách hàng cá nhân và hàng trăm tỷ đồng với khách hàng doanh nghiệp”, Hằng tâm sự. Từ hồi về làm tín dụng cho ngân hàng, hầu như trưa nào Hằng cũng la cà quán xá, lúc thì hẹn khách café, ăn uống, khi thì phải mang hồ sơ, giấy tờ qua tận nhà cho họ, hay đi xác minh, thẩm định tài sản thế chấp. Lúc đã ký hợp đồng thành công rồi thì Hằng vẫn phải theo dõi việc trả nợ và trả lãi hàng tháng của khách hàng, đôn đốc, thúc giục họ nếu chậm.
Theo Hằng, thời gian làm việc của nhân viên tín dụng tuy linh động nhưng công việc bù đầu. Tại ngân hàng của cô, nhân viên tín dụng không chỉ làm các công việc liên quan đến cho vay mà còn phải “đụng tay” tới các sản phẩm tiết kiệm, thẻ. “Những việc như thế này đàn ông làm còn than vất vả, huống hồ gì phụ nữ. Hơn nữa hiện nay cái nhìn của nhiều người về nhân viên tín dụng vẫn chưa xác đáng, họ vẫn cho rằng nhân viên tín dụng là một loại “cò” môi giới, nên đôi khi không coi trọng họ hoặc có những đề nghị khiếm nhã với những phụ nữ làm nghề này”, Hằng chia sẻ. Chị Tâm, trước đây là nhân viên giao dịch của Techcombank, sau đó xin chuyển qua làm mảng tín dụng, cũng tâm sự, làm nhân viên tín dụng tuy thu nhập cao hơn nhưng lúc nào áp lực cũng đè nặng. Hơn nữa, rủi ro với nghề này cũng rất cao nếu khâu xác minh, thẩm định tài sản đảm bảo không chuẩn, dẫn đến khách hàng mất khả năng trả nợ.
Theo ông Đàm Thế Thái, Giám đốc khối khách hàng cá nhân Ngân hàng An Bình, với những nhân viên tín dụng là nữ, sức bật ban đầu của họ đôi khi mạnh hơn, và họ có nhiều lợi thế trong việc tìm và thuyết phục khách. Tuy nhiên, về lâu dài, việc giữ mối quan hệ với khách hàng, thẩm tra và thu hồi nợ, khả năng chịu áp lực bền bỉ thì phụ nữ lại thua đàn ông, nhất là khi họ đã có gia đình. Nghề môi giới chứng khoán cũng là một nghề thường được gắn với đàn ông, song ngày càng có nhiều phụ nữ “dấn thân” vào lĩnh vực này. Theo ông Đỗ Chí Thưởng, Trưởng phòng môi giới Công ty chứng khoán VNS, ở các công ty chứng khoán hiện nay, nhân viên môi giới (broker) là nữ không hiếm. Còn ở VNS chi nhánh Hà Nội, broker nữ có khoảng 10 người, chiếm 35% tổng số broker của chi nhánh. Nghề môi giới chứng khoán cũng là một nghề sale (bán hàng), mà đặc thù nghề này thì thường hợp với nữ hơn nam. Tuy nhiên đây lại là sale về tài chính nên “đoạn trường gian nan” hơn. Phụ nữ thì hạn chế hơn và gặp nhiều định kiến hay vấn đề “nhạy cảm” hơn trong các khoản ngoại giao với khách hàng, như ăn uống, đi lại. Ở đa số công ty chứng khoán, nữ broker không được ưu tiên hơn nam trong định mức công việc. Chẳng hạn tại VNS thì chỉ tiêu cho mỗi nhân viên môi giới là một tháng tổng giá trị giao dịch của khách hàng của họ phải đạt ít nhất 20 tỷ đồng.
Theo bà Nguyễn Thị Trà Giang, Phụ trách phòng môi giới, Công ty chứng khoán Hoàng Gia, trước đây cũng từng là một broker, nghề môi giới chứng khoán là nghề bắt buộc phải học, không thể hiểu như dạng "cò" xe, “cò” nhà đất... Broker còn phải có thêm khả năng phân tích và óc phán đoán cực nhạy, chỉ cần chậm vài giây hay ngừng lại để tìm hiểu rõ vấn đề thì đã thua bạc tỷ rồi. Chính vì vậy, nghề broker chỉ thích hợp với những ai thích cảm già́c mạnh, chịu được áp lực cao trong công việc và đặc biệt là khả năng đưa ra những quyết định nhanh nhất. Công việc luôn bận bịu, căng thẳng, đôi lúc các broker vừa ăn vừa theo dõi chỉ số tăng giảm của thị trường chứng khoán trên bảng điện tử. Ở nước ngoài, với giới nữ, nghề môi giới chứng khoán chỉ thích hợp trong việc tư vấn môi giới, còn không thể giao dịch trên sàn được vì công việc cực nhọc, đi lại nhiều (trung bình đi bộ mỗi ngày trên sàn 19 km). Một nữ môi giới chứng khoán tại Công ty chứng khoán Kim Long tâm sự, từ hồi bước vào nghề này, cô hầu như chỉ ngủ 4 tiếng mỗi ngày, cuối tuần thì bận túi bụi và không hề có thời gian dành cho riêng mình. Ban ngày thì dán mắt vào bảng điện tử, nhận và chuyển lệnh giao dịch cho các khách hàng của mình, kiểm tra bất cứ thông tin gì liên quan tới cổ phiếu mà khách hàng yêu cầu, phân tích thị trường và đoán nhanh các biến động để kịp thông báo cho khách, đôi khi còn phải chạy đi chuyển khoản, “bơm” tiền cho họ. “Khi tư vấn cho nhà đầu tư đổ vốn vào một cổ phiếu nào, thậm chí tôi còn phải dẫn họ vào Nam, về tận doanh nghiệp, nhà máy để xem tình hình làm ăn của công ty có tốt không. Ngoài ra, các cuộc hội thảo, tiệc tùng liên miên. Buổi tối thì tôi phải thức khuya cập nhật tin tức, lên diễn đàn rao tin, xem biến động chứng khoán, vàng, USD thế giới… để sáng hôm sau kịp có thông tin cho nhà đầu tư. Cứ thế này thì tôi ế chồng mất, mới 26 tuổi mà mọi người bảo trông như bà cụ non”, nữ broker sinh năm 1984 than phiền. Dân môi giới chứng khoán còn cho biết, hầu hết công ty chứng khoán lớn đều có phòng đặc biệt để chăm sóc khách VIP, và thường ưu tiên những nữ broker xinh đẹp phục vụ ở đó. Và nhiều trường hợp nhân viên nữ bị khách VIP “sàm sỡ” nhưng vẫn phải bỏ qua là thường tình. Có cô phản ứng lại VIP bằng một cái tát, và hôm sau đã bị sếp cho nghỉ việc.
Trước giờ hầu như nghe nói đến nhân viên đòi nợ thuê, ai cũng mường tượng đó là một gã trai cao to, khuôn mặt hình sự và không biết sợ là gì. Tuy nhiên, ít ai nghĩ rằng, có một công ty hoạt động về dịch vụ đòi nợ thuê và họ có cả nhân viên nữ. Công ty TNHH dịch vụ thu nợ Dân An (Hà Nội) mỗi lần đi đòi nợ thuê cho khách là có một đội ngũ nhân viên mang cặp táp, mặc vest, comple rất lịch lãm, đi xe con đến tận nhà “con nợ” để đòi tiền. Theo Giám đốc Nguyễn Thanh Sơn, thực tế nhân viên nữ của công ty có rất ít, song họ là những người rất được việc. Hầu hết nhân viên nữ ở đây là những người học luật ra, và những hợp đồng đòi nợ họ được giao là thuộc loại hình “đòi nợ cân não”. Nghĩa là họ làm việc như một luật sư kinh tế, tìm ra những kẻ hở, chứng cứ vi phạm pháp luật của "con nợ" để "uy hiếp" họ phải trả nợ. Ông Sơn nêu ví dụ về chuyện đòi nợ số tiền đặt cọc 50 cây vàng để mua nhà của một chủ nợ. Số là vị khách này đặt tiền mua một căn nhà trên phố Bà Triệu với giá cả nghìn cây vàng, nhưng đã gần 1 năm rưỡi rồi mà chủ nhà không chịu chuyển quyền sở hữu, để bên mua thanh toán nốt số tiền còn lại và lấy nhà.
Chán nản, bên mua có ý định lấy lại tiền đặt cọc, nhưng bên bán không đưa với lý do hiện không có tiền và đã đặt cọc thì không được lấy lại. Bên mua đành phải tìm đến công ty thu hồi nợ. “Nhờ sự thông minh và óc phân tích sắc bén của một nhân viên nữ mà sau 4 lần hẹn gặp bên bán và 1 tuần điều tra, chúng tôi đã tìm ra số tiền đặt cọc trên được gia đình người bán tham lam gửi vào 2 tài khoản tiết kiệm tại Ngân hàng Công thương.
Sau khi nhân viên thu nợ nhẹ nhàng phân tích rằng nếu nhận tiền đặt cọc mà không bán thì số tiền phải trả có thể tăng lên gấp đôi, nhà có thể bị niêm phong nếu bên bán đâm đơn kiện ra tòa, “con nợ” mặt biến sắc và đành phải trả tiền”, ông Sơn kể. Đông Nhiên.
Hồi Hằng thi tuyển vào vị trí nhân viên tín dụng một ngân hàng thương mại, bạn bè ai cũng can ngăn, bảo con gái làm nghề này vất vả. Song Hằng bỏ ngoài tai, cho rằng với mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp, khách hàng cô có được từ công việc cũ, cộng với kiến thức tài chính ngân hàng từ một khóa học ngắn hạn, cô sẽ đảm đương công việc mới một cách dễ dàng. Ngày đầu tiên đi làm ở vị trí mới, Hằng được trưởng phòng giao cho một tập tài liệu dày cộm bao gồm các quy định của ngân hàng, phòng ban và các điều luật về tín dụng, cho vay, thẩm định giá tài sản, rủi ro. Thế là Hằng ôm tập tài liệu suốt ngày, buổi trưa cũng không dám nghỉ, chỉ mong sao đọc xong nhanh nhất có thể. Có những đoạn không hiểu, Hằng định nhờ một vài anh chị trong phòng giải thích, nhưng ở cái phòng tín dụng này, hầu như ai cũng tất bật trong cái guồng quay công việc nên Hằng lại không dám hỏi. Qua thời gian thử việc hai tháng, Hằng được giao chỉ tiêu phải giải ngân 2 tỷ đồng cho các khách hàng cá nhân vay, tính tới cuối năm.
Thời điểm đó còn 3 tháng là đến Tết. “Đó đúng là thời kỳ đầy áp lực với một nhân viên mới như tôi, lúc nào con số 2 tỷ đồng cũng lởn vởn trong đầu, đè nặng suy nghĩ. Buổi tối đi ngủ tôi cũng không được thảnh thơi, vì luôn lo lắng không biết ngày mai làm cách nào để tìm đúng khách và thuyết phục họ vay hiệu quả. Tôi không thể nào quên được thời điểm cận Tết năm ngoái, khi hạn tính chỉ tiêu sắp hết mà tôi mới chỉ chạy được hơn 50% mục tiêu. Lúc đó bạn bè, người thân rộn ràng đi mua sắm, đón Tết thì tôi lại lo chạy đôn chạy đáo để tìm khách. Con số 2 tỷ đồng để giải ngân vốn cho khách hàng cá nhân chỉ trong một vài tháng là quá lớn với người chưa có kinh nghiệm như tôi. Nhưng đã là nhân viên tín dụng thì luôn bị áp chỉ tiêu, từ chỉ tiêu tháng đến quý, đến năm. Những người làm lâu rồi, chỉ tiêu giải ngân vốn cho vay của họ trong một năm có thể lên tới vài chục tỷ đồng với khách hàng cá nhân và hàng trăm tỷ đồng với khách hàng doanh nghiệp”, Hằng tâm sự. Từ hồi về làm tín dụng cho ngân hàng, hầu như trưa nào Hằng cũng la cà quán xá, lúc thì hẹn khách café, ăn uống, khi thì phải mang hồ sơ, giấy tờ qua tận nhà cho họ, hay đi xác minh, thẩm định tài sản thế chấp. Lúc đã ký hợp đồng thành công rồi thì Hằng vẫn phải theo dõi việc trả nợ và trả lãi hàng tháng của khách hàng, đôn đốc, thúc giục họ nếu chậm.
Theo Hằng, thời gian làm việc của nhân viên tín dụng tuy linh động nhưng công việc bù đầu. Tại ngân hàng của cô, nhân viên tín dụng không chỉ làm các công việc liên quan đến cho vay mà còn phải “đụng tay” tới các sản phẩm tiết kiệm, thẻ. “Những việc như thế này đàn ông làm còn than vất vả, huống hồ gì phụ nữ. Hơn nữa hiện nay cái nhìn của nhiều người về nhân viên tín dụng vẫn chưa xác đáng, họ vẫn cho rằng nhân viên tín dụng là một loại “cò” môi giới, nên đôi khi không coi trọng họ hoặc có những đề nghị khiếm nhã với những phụ nữ làm nghề này”, Hằng chia sẻ. Chị Tâm, trước đây là nhân viên giao dịch của Techcombank, sau đó xin chuyển qua làm mảng tín dụng, cũng tâm sự, làm nhân viên tín dụng tuy thu nhập cao hơn nhưng lúc nào áp lực cũng đè nặng. Hơn nữa, rủi ro với nghề này cũng rất cao nếu khâu xác minh, thẩm định tài sản đảm bảo không chuẩn, dẫn đến khách hàng mất khả năng trả nợ.
Theo ông Đàm Thế Thái, Giám đốc khối khách hàng cá nhân Ngân hàng An Bình, với những nhân viên tín dụng là nữ, sức bật ban đầu của họ đôi khi mạnh hơn, và họ có nhiều lợi thế trong việc tìm và thuyết phục khách. Tuy nhiên, về lâu dài, việc giữ mối quan hệ với khách hàng, thẩm tra và thu hồi nợ, khả năng chịu áp lực bền bỉ thì phụ nữ lại thua đàn ông, nhất là khi họ đã có gia đình. Nghề môi giới chứng khoán cũng là một nghề thường được gắn với đàn ông, song ngày càng có nhiều phụ nữ “dấn thân” vào lĩnh vực này. Theo ông Đỗ Chí Thưởng, Trưởng phòng môi giới Công ty chứng khoán VNS, ở các công ty chứng khoán hiện nay, nhân viên môi giới (broker) là nữ không hiếm. Còn ở VNS chi nhánh Hà Nội, broker nữ có khoảng 10 người, chiếm 35% tổng số broker của chi nhánh. Nghề môi giới chứng khoán cũng là một nghề sale (bán hàng), mà đặc thù nghề này thì thường hợp với nữ hơn nam. Tuy nhiên đây lại là sale về tài chính nên “đoạn trường gian nan” hơn. Phụ nữ thì hạn chế hơn và gặp nhiều định kiến hay vấn đề “nhạy cảm” hơn trong các khoản ngoại giao với khách hàng, như ăn uống, đi lại. Ở đa số công ty chứng khoán, nữ broker không được ưu tiên hơn nam trong định mức công việc. Chẳng hạn tại VNS thì chỉ tiêu cho mỗi nhân viên môi giới là một tháng tổng giá trị giao dịch của khách hàng của họ phải đạt ít nhất 20 tỷ đồng.
Theo bà Nguyễn Thị Trà Giang, Phụ trách phòng môi giới, Công ty chứng khoán Hoàng Gia, trước đây cũng từng là một broker, nghề môi giới chứng khoán là nghề bắt buộc phải học, không thể hiểu như dạng "cò" xe, “cò” nhà đất... Broker còn phải có thêm khả năng phân tích và óc phán đoán cực nhạy, chỉ cần chậm vài giây hay ngừng lại để tìm hiểu rõ vấn đề thì đã thua bạc tỷ rồi. Chính vì vậy, nghề broker chỉ thích hợp với những ai thích cảm già́c mạnh, chịu được áp lực cao trong công việc và đặc biệt là khả năng đưa ra những quyết định nhanh nhất. Công việc luôn bận bịu, căng thẳng, đôi lúc các broker vừa ăn vừa theo dõi chỉ số tăng giảm của thị trường chứng khoán trên bảng điện tử. Ở nước ngoài, với giới nữ, nghề môi giới chứng khoán chỉ thích hợp trong việc tư vấn môi giới, còn không thể giao dịch trên sàn được vì công việc cực nhọc, đi lại nhiều (trung bình đi bộ mỗi ngày trên sàn 19 km). Một nữ môi giới chứng khoán tại Công ty chứng khoán Kim Long tâm sự, từ hồi bước vào nghề này, cô hầu như chỉ ngủ 4 tiếng mỗi ngày, cuối tuần thì bận túi bụi và không hề có thời gian dành cho riêng mình. Ban ngày thì dán mắt vào bảng điện tử, nhận và chuyển lệnh giao dịch cho các khách hàng của mình, kiểm tra bất cứ thông tin gì liên quan tới cổ phiếu mà khách hàng yêu cầu, phân tích thị trường và đoán nhanh các biến động để kịp thông báo cho khách, đôi khi còn phải chạy đi chuyển khoản, “bơm” tiền cho họ. “Khi tư vấn cho nhà đầu tư đổ vốn vào một cổ phiếu nào, thậm chí tôi còn phải dẫn họ vào Nam, về tận doanh nghiệp, nhà máy để xem tình hình làm ăn của công ty có tốt không. Ngoài ra, các cuộc hội thảo, tiệc tùng liên miên. Buổi tối thì tôi phải thức khuya cập nhật tin tức, lên diễn đàn rao tin, xem biến động chứng khoán, vàng, USD thế giới… để sáng hôm sau kịp có thông tin cho nhà đầu tư. Cứ thế này thì tôi ế chồng mất, mới 26 tuổi mà mọi người bảo trông như bà cụ non”, nữ broker sinh năm 1984 than phiền. Dân môi giới chứng khoán còn cho biết, hầu hết công ty chứng khoán lớn đều có phòng đặc biệt để chăm sóc khách VIP, và thường ưu tiên những nữ broker xinh đẹp phục vụ ở đó. Và nhiều trường hợp nhân viên nữ bị khách VIP “sàm sỡ” nhưng vẫn phải bỏ qua là thường tình. Có cô phản ứng lại VIP bằng một cái tát, và hôm sau đã bị sếp cho nghỉ việc.
Trước giờ hầu như nghe nói đến nhân viên đòi nợ thuê, ai cũng mường tượng đó là một gã trai cao to, khuôn mặt hình sự và không biết sợ là gì. Tuy nhiên, ít ai nghĩ rằng, có một công ty hoạt động về dịch vụ đòi nợ thuê và họ có cả nhân viên nữ. Công ty TNHH dịch vụ thu nợ Dân An (Hà Nội) mỗi lần đi đòi nợ thuê cho khách là có một đội ngũ nhân viên mang cặp táp, mặc vest, comple rất lịch lãm, đi xe con đến tận nhà “con nợ” để đòi tiền. Theo Giám đốc Nguyễn Thanh Sơn, thực tế nhân viên nữ của công ty có rất ít, song họ là những người rất được việc. Hầu hết nhân viên nữ ở đây là những người học luật ra, và những hợp đồng đòi nợ họ được giao là thuộc loại hình “đòi nợ cân não”. Nghĩa là họ làm việc như một luật sư kinh tế, tìm ra những kẻ hở, chứng cứ vi phạm pháp luật của "con nợ" để "uy hiếp" họ phải trả nợ. Ông Sơn nêu ví dụ về chuyện đòi nợ số tiền đặt cọc 50 cây vàng để mua nhà của một chủ nợ. Số là vị khách này đặt tiền mua một căn nhà trên phố Bà Triệu với giá cả nghìn cây vàng, nhưng đã gần 1 năm rưỡi rồi mà chủ nhà không chịu chuyển quyền sở hữu, để bên mua thanh toán nốt số tiền còn lại và lấy nhà.
Chán nản, bên mua có ý định lấy lại tiền đặt cọc, nhưng bên bán không đưa với lý do hiện không có tiền và đã đặt cọc thì không được lấy lại. Bên mua đành phải tìm đến công ty thu hồi nợ. “Nhờ sự thông minh và óc phân tích sắc bén của một nhân viên nữ mà sau 4 lần hẹn gặp bên bán và 1 tuần điều tra, chúng tôi đã tìm ra số tiền đặt cọc trên được gia đình người bán tham lam gửi vào 2 tài khoản tiết kiệm tại Ngân hàng Công thương.
Sau khi nhân viên thu nợ nhẹ nhàng phân tích rằng nếu nhận tiền đặt cọc mà không bán thì số tiền phải trả có thể tăng lên gấp đôi, nhà có thể bị niêm phong nếu bên bán đâm đơn kiện ra tòa, “con nợ” mặt biến sắc và đành phải trả tiền”, ông Sơn kể. Đông Nhiên.
baomoi.com