Nợ xấu là một trong những vấn đề được dư luận và cả nền kinh tế quan tâm nhất hiện nay. Trên các phương tiện thông tin truyền thông, chủ đề về nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng xuất hiện dày đặc. Và cả trong các phát biểu của các quan chức và tại Quốc hội, nợ xấu cũng thường xuyên được nhắc đến trong suốt một thời gian dài.
Để có cái nhìn toàn cảnh về vấn đề nợ xấu và cô đọng lại những diễn biến trong thời gian qua, mời các nhà đầu tư cùng độc giả đón đọc chuỗi bài viết phản ánh hiện trạng, nguyên nhân của nợ xấu hiện nay; những khó khăn trong việc xử lý vấn đề này và những đề xuất về mô hình quản lý nợ xấu đối với Việt Nam.
Phần 1: Nợ xấu Việt Nam: Những con số đầy ma thuật
Nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng đang trở thành một vấn đề hết sức cấp thiết cần giải quyết. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu trở nên hết sức khó khăn bởi ngay cả số liệu về nợ xấu cho đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Đã có nhiều con số rất khác nhau về tình trạng nợ xấu được công bố trong thời gian qua!
Theo số liệu của NHNN, nợ xấu cuối năm 2010 là 2.16%, cuối năm 2011 là 3.10%, và đến tháng 30/06/2012 là 4.47%. Tuy nhiên, những con số này lại bị không ít chuyên gia và các tổ chức nghi ngờ là còn quá nhỏ so với thực tế. Trước sức ép đó, vào 13/07/2012, NHNN chính thức công bố con số nợ xấu vào thời điểm 31/03/2012 theo tính toán của NHNN lên tới 8.6%, tương đương 202 nghìn tỷ đồng.
[TABLE="width: 381, align: center"]
[TR]
[TD="align: center"]Nợ xấu - con số ma thuật[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Gần đây, NHNN cho biết các ngân hàng đã tái cấu trúc được 36 nghìn tỷ đồng. Và tỷ lệ nợ xấu theo khảo sát của NHNN vào cuối tháng 9 vẫn còn vào khoảng 8-10%. Trước đó, UBGSTCQG tính toán nợ xấu tính đến ngày 31/12/2011 là 11.48%, tương đương 320 nghìn tỷ đồng. Con số này gần sát với con số mà các tổ chức độc lập trong và ngoài nước ước tính vào thời điểm đó. Còn vào thời điểm hiện nay nhiều chuyên gia ước tính con số nợ xấu thực tế của Việt Nam có thể lên đến 15% nếu tính theo tiêu chuẩn quốc tế.
Sở dĩ có rất nhiều con số khác nhau về nợ xấu vì mỗi tổ chức có một tiêu chí đánh giá và phân loại nợ xấu khác nhau dù phân loại nợ xấu của Việt Nam quy định khá chi tiết tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và được sửa đổi theo Thông tư 15/2010/TT-NHNN.
Ngoài ra, nguyên nhân khiến nợ xấu của Việt Nam có nhiều con số số khác nhau còn do các ngân hàng báo cáo nợ xấu chưa đúng với thực tế. Ngân hàng và khách hàng có “một nghìn lẻ một” cách để lách luật. Cách thường được sử dụng là khi đến hạn trả nợ khách hàng thường “vay nóng” tiền trên thị trường chợ đen để trả nợ sau đó làm một hồ sơ vay nợ mới lấy tiền trả lại. Trong khi đó, đáng lẽ khách hàng có thể đã mất khả năng trả nợ và nợ này phải xếp vào nợ xấu. Bản thân ngân hàng cũng có thể “né” nợ xấu bằng cách đàm phán với doanh nghiệp để gia hạn, cơ cấu lại các khoản nợ.
Cho đến nay nghịch lý này vẫn “ngang nhiên” tồn tại. Chẳng hạn vào ngày 29/11/2012, Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cho biết tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố đến cuối tháng 9/2012 là 6.26%, tăng 1.96 điểm phần trăm so cuối năm 2011. Tuy nhiên, báo cáo tài chính của tất cả các ngân hàng đến ngày cuối tháng 9 đều có một tỷ lệ nợ xấu rất thấp. Chẳng hạn, theo số liệu từ báo cáo tài chính của Ngân hàng Á Châu (ACB) thì nợ xấu của ngân hàng này vào ngày 30/09 là 2.124 tỷ đồng, tương đương 2.08%; hay hai ngân hàng có con số nhỉnh hơn là VCB và Techcombank nhưng tỷ lệ nợ cũng chỉ lần lượt là 3.17% và 3.09%.
Ngay cả đối với ngân hàng được xếp vào nhóm yếu kém và buộc phải tái cấu trúc như Navibank (NVB) thì báo cáo tài chính quý 3/2012 cũng chỉ thể hiện nợ xấu ở mức 494 tỷ đồng, tương đương 3.97%, thấp hơn nhiều so với còn số 10% trung bình của toàn hệ thống theo số liệu của Ngân hàng nhà nước.
Có lẽ ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất chính là Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) với số nợ xấu lên đến 6,220 tỷ đồng, tương đương 13.21%. Ngoài ra, SHB con có đến 7.069 tỷ đồng nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 2). Nợ xấu của SHB tăng vọt sau khi sáp nhập với ngân hàng gần như mất hết vốn là Habubank (HBB).
Những con số quá chênh lệch trên của các ngân hàng cũng cho thấy là việc phân loại nợ của ngân hàng chủ yếu còn “tùy hứng”! Điều này một lần nữa khiến chúng ta không thể không đặt dấu hỏi về sự trung thực trong báo cáo về tình hình nợ xấu của ngân hàng.
Sự mập mờ trong số liệu nợ xấu sẽ là một lực cản rất lớn đối với quá trình xử lý nợ.
Đón đọc phần 2: Nguyên nhân của tình trạng nợ xấu cao
Để có cái nhìn toàn cảnh về vấn đề nợ xấu và cô đọng lại những diễn biến trong thời gian qua, mời các nhà đầu tư cùng độc giả đón đọc chuỗi bài viết phản ánh hiện trạng, nguyên nhân của nợ xấu hiện nay; những khó khăn trong việc xử lý vấn đề này và những đề xuất về mô hình quản lý nợ xấu đối với Việt Nam.
Phần 1: Nợ xấu Việt Nam: Những con số đầy ma thuật
Nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng đang trở thành một vấn đề hết sức cấp thiết cần giải quyết. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu trở nên hết sức khó khăn bởi ngay cả số liệu về nợ xấu cho đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Đã có nhiều con số rất khác nhau về tình trạng nợ xấu được công bố trong thời gian qua!
Theo số liệu của NHNN, nợ xấu cuối năm 2010 là 2.16%, cuối năm 2011 là 3.10%, và đến tháng 30/06/2012 là 4.47%. Tuy nhiên, những con số này lại bị không ít chuyên gia và các tổ chức nghi ngờ là còn quá nhỏ so với thực tế. Trước sức ép đó, vào 13/07/2012, NHNN chính thức công bố con số nợ xấu vào thời điểm 31/03/2012 theo tính toán của NHNN lên tới 8.6%, tương đương 202 nghìn tỷ đồng.
[TABLE="width: 381, align: center"]
[TR]
[TD="align: center"]Nợ xấu - con số ma thuật[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Gần đây, NHNN cho biết các ngân hàng đã tái cấu trúc được 36 nghìn tỷ đồng. Và tỷ lệ nợ xấu theo khảo sát của NHNN vào cuối tháng 9 vẫn còn vào khoảng 8-10%. Trước đó, UBGSTCQG tính toán nợ xấu tính đến ngày 31/12/2011 là 11.48%, tương đương 320 nghìn tỷ đồng. Con số này gần sát với con số mà các tổ chức độc lập trong và ngoài nước ước tính vào thời điểm đó. Còn vào thời điểm hiện nay nhiều chuyên gia ước tính con số nợ xấu thực tế của Việt Nam có thể lên đến 15% nếu tính theo tiêu chuẩn quốc tế.
Sở dĩ có rất nhiều con số khác nhau về nợ xấu vì mỗi tổ chức có một tiêu chí đánh giá và phân loại nợ xấu khác nhau dù phân loại nợ xấu của Việt Nam quy định khá chi tiết tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và được sửa đổi theo Thông tư 15/2010/TT-NHNN.
Ngoài ra, nguyên nhân khiến nợ xấu của Việt Nam có nhiều con số số khác nhau còn do các ngân hàng báo cáo nợ xấu chưa đúng với thực tế. Ngân hàng và khách hàng có “một nghìn lẻ một” cách để lách luật. Cách thường được sử dụng là khi đến hạn trả nợ khách hàng thường “vay nóng” tiền trên thị trường chợ đen để trả nợ sau đó làm một hồ sơ vay nợ mới lấy tiền trả lại. Trong khi đó, đáng lẽ khách hàng có thể đã mất khả năng trả nợ và nợ này phải xếp vào nợ xấu. Bản thân ngân hàng cũng có thể “né” nợ xấu bằng cách đàm phán với doanh nghiệp để gia hạn, cơ cấu lại các khoản nợ.
Cho đến nay nghịch lý này vẫn “ngang nhiên” tồn tại. Chẳng hạn vào ngày 29/11/2012, Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cho biết tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố đến cuối tháng 9/2012 là 6.26%, tăng 1.96 điểm phần trăm so cuối năm 2011. Tuy nhiên, báo cáo tài chính của tất cả các ngân hàng đến ngày cuối tháng 9 đều có một tỷ lệ nợ xấu rất thấp. Chẳng hạn, theo số liệu từ báo cáo tài chính của Ngân hàng Á Châu (ACB) thì nợ xấu của ngân hàng này vào ngày 30/09 là 2.124 tỷ đồng, tương đương 2.08%; hay hai ngân hàng có con số nhỉnh hơn là VCB và Techcombank nhưng tỷ lệ nợ cũng chỉ lần lượt là 3.17% và 3.09%.
Ngay cả đối với ngân hàng được xếp vào nhóm yếu kém và buộc phải tái cấu trúc như Navibank (NVB) thì báo cáo tài chính quý 3/2012 cũng chỉ thể hiện nợ xấu ở mức 494 tỷ đồng, tương đương 3.97%, thấp hơn nhiều so với còn số 10% trung bình của toàn hệ thống theo số liệu của Ngân hàng nhà nước.
Có lẽ ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất chính là Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) với số nợ xấu lên đến 6,220 tỷ đồng, tương đương 13.21%. Ngoài ra, SHB con có đến 7.069 tỷ đồng nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 2). Nợ xấu của SHB tăng vọt sau khi sáp nhập với ngân hàng gần như mất hết vốn là Habubank (HBB).
Những con số quá chênh lệch trên của các ngân hàng cũng cho thấy là việc phân loại nợ của ngân hàng chủ yếu còn “tùy hứng”! Điều này một lần nữa khiến chúng ta không thể không đặt dấu hỏi về sự trung thực trong báo cáo về tình hình nợ xấu của ngân hàng.
Sự mập mờ trong số liệu nợ xấu sẽ là một lực cản rất lớn đối với quá trình xử lý nợ.
Đón đọc phần 2: Nguyên nhân của tình trạng nợ xấu cao
Huỳnh Bá (Vietstock)
FFN
FFN