Những vướng mắc trong khởi kiện thu hồi nợ của TCTD

ngocdung317

Verified Banker
Thực tiễn xử lý nợ cho thấy TCTD phải sử dụng nhiều giải pháp để xử lý nợ, nhưng nếu không đem lại hiệu quả thì khởi kiện ra Tòa án để thu hồi nợ sẽ là giải pháp cuối cùng. Tuy nhiên, việc khởi kiện thu hồi nợ của TCTD trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

Thu hồi nợ là một trong những hoạt động thường xuyên của TCTD đối với khách hàng vay vốn đến hạn trả nợ (gốc và lãi) và những khách hàng do TCTD quyết định chấm dứt Hợp đồng tín dụng và thu hồi nợ trước hạn do vi phạm nghĩa vụ trả nợ, sử dụng vốn không đúng mục đích…


Thực tiễn xử lý nợ cho thấy TCTD phải sử dụng nhiều giải pháp để xử lý nợ, nhưng nếu không đem lại hiệu quả thì khởi kiện ra Tòa án để thu hồi nợ sẽ là giải pháp cuối cùng. Tuy nhiên, việc khởi kiện thu hồi nợ của TCTD trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.


Bài viết này phân tích những quy định của pháp luật, việc áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc khởi kiện, những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của TCTD.


Các TCTD đang gặp nhiều vướng mắc trong việc thu hồi nợ do thủ tục nhiêu khê. (Ảnh: PV)

Thứ nhất, về việc xác định địa chỉ của người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.


Tại tiết 8.5 điểm 8 mục I Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao hướng dẫn: Trường hợp trong đơn khởi kiện không ghi đầy đủ cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện; tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, thì Toà án yêu cầu người khởi kiện ghi đầy đủ và đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.


Nếu người khởi kiện không thực hiện, thì Toà án căn cứ vào khoản 2 Điều 169 của Bộ luật tố tụng Dân sự (BLTTDS) trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ mà không được thụ lý vụ án. Việc Toà án thụ lý vụ án để sau đó ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án với lý do “chưa tìm được địa chỉ của bị đơn” là không đúng quy định của BLTTDS. Toà án cũng không được tự mình tiến hành thông báo tìm người bị kiện, vì đây là nghĩa vụ của đương sự.


Tại Công văn số 109/KHXX ngày 30/6/2006, TAND Tối cao cũng hướng dẫn tương tự như Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao.


Theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS thì các tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều 29 BLTTDS thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.


Như vậy, có thể nói hầu hết các tranh chấp Hợp đồng tín dụng trước kia thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nay theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS đều do TAND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết.


Mặc dù Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao và Công văn số 109/KHXX ngày 30/6/2006 của TAND Tối cao chỉ quy định đơn khởi kiện phải ghi đầy đủ địa chỉ của người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nhưng thực tế các Tòa án cấp huyện, quận đều yêu cầu TCTD phải cung cấp xác nhận địa chỉ của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nếu TCTD không cung cấp được xác nhận địa chỉ nêu trên thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện không thụ lý vụ án.


Chúng tôi cho rằng yêu cầu (có xác nhận của chính quyền địa phương) của Tòa án là không có căn cứ bởi lẽ: Đơn khởi kiện của TCTD đã ghi đúng và đầy đủ tên, địa chỉ của người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án (kèm theo tài liệu chứng minh tên, địa chỉ của họ) theo quy định của BLTTDS.


Mặt khác, BLTTDS, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao không quy định người khởi kiện trong trường hợp này phải xuất trình thêm văn bản xác nhận của chính quyền địa phương về tên, địa chỉ của người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.


Việc Toà án tự đặt ra yêu cầu trên và buộc người khởi kiện phải thực hiện đã gây nhiều khó khăn cho họ trong việc khởi kiện. Trên thực tế TCTD có văn bản gửi UBND xã, phường, thị trấn hoặc công an xã, phường, thị trấn nơi người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cư trú và đề nghị các cơ quan này xác nhận địa chỉ của những đối tượng này, nhưng các cơ quan này đã từ chối với lý do TCTD không có quyền yêu cầu xác nhận địa chỉ mà chỉ cơ quan công an mới có thẩm quyền.

Còn nữa
Ths. Luật Nguyễn Hoàng Hưng (Văn phòng Luật sư An Phát Phạm)



Theo quan điểm của ThS. Luật Nguyễn Hoàng Hưng - Văn phòng Luật sư An Phát Phạm, khi TCTD đã yêu cầu tìm kiếm cá nhân vay vốn, bảo lãnh vay vốn vắng mặt tại nơi cư trú và Tòa án đã thụ lý giải quyết, đã ra thông báo tìm kiếm nhưng không thấy họ thì TCTD được nộp đơn khởi kiện người vắng mặt tại nơi cư trú để thu hồi nợ.
Hiện nay nhiều DN sau khi vay vốn của các TCTD không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh với mục đích trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. TCTD không biết DN có hoạt động kinh doanh hay không. Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin khẳng định DN có trụ sở, người đại diện theo pháp luật… như trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc có cung cấp thông tin về việc DN bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh, nhưng chưa khẳng định DN đã bị giải thể hoặc bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Tuy nhiên, Tòa án có quan điểm khác nhau về việc thụ lý giải quyết đối với trường hợp DN vay vốn bỏ địa chỉ kinh doanh, không liên lạc được với người đại diện theo pháp luật của DN.

Phiên toà xét xử vụ án bán tài sản thế chấp tại VietinBank Quảng trị. (Ảnh: PV)

Quan điểm thứ nhất cho rằng Tòa án không thụ lý giải quyết đối với trường hợp này bởi lẽ: Người khởi kiện không cung cấp được địa chỉ hiện tại của người bị kiện (DN) nên Tòa án không thụ lý. Vì nếu có thụ lý thì cũng không triệu tập hoặc tống đạt được văn bản tố tụng cho người đại diện theo pháp luật của DN. Trường hợp
Tòa án đã thụ lý thì phải trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
Quan điểm thứ hai cho rằng Tòa án phải thụ lý giải quyết đối với trường hợp này bởi lẽ: Cơ quan đăng ký kinh doanh khẳng định DN chưa bị xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh do phải giải thể theo quy định tại các Điều 157 và 158 Luật Doanh nghiệp năm 2005 hoặc bị Tòa án tuyên bố phá sản theo quy định tại Điều 89 Luật phá sản năm 2004 thì Tòa án phải xác định DN đó vẫn đang tồn tại ở địa chỉ cuối cùng trong hồ sơ đăng ký kinh doanh (bị đơn là tổ chức DN chứ không phải cá nhân chủ DN, trừ DN tư nhân).
Đối với việc tống đạt văn bản tố tụng thì Điều 154 và Điều 155 Bộ Luật tố tụng Dân sự (BLTTDS) đã quy định điều kiện để Tòa án tiến hành niêm yết hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng cụ thể như sau:
Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng chỉ được thực hiện khi không rõ tung tích của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo hoặc không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp (Khoản 1 Điều 154 BLTTDS).
Việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng chỉ được thực hiện khi pháp luật có quy định hoặc có căn cứ xác định là việc niêm yết công khai không bảo đảm cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo nhận được thông tin về văn bản cần được cấp, tống đạt hoặc thông báo (Khoản 1 Điều 155 BLTTDS).
Nếu theo quan điểm thứ nhất thì quy định của BLTTDS về việc niêm yết công khai văn bản tố tụng và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng không có ý nghĩa trong thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại hoặc lao động.
Từ những phân tích nêu trên chúng tôi cho rằng Tòa án thụ lý giải quyết và tiến hành các thủ tục tống đạt để xét xử vắng mặt theo quy định của BLTTDS cho dù không tìm thấy người đại diện theo pháp luật của DN. Việc Tòa án thụ lý giải quyết vắng mặt bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án nêu trên không chỉ phù hợp với quy định của pháp luật mà còn giúp các TCTD nhanh chóng thu hồi được nợ, chấm dứt tình trạng khách hàng vay vốn TCTD sau đó bỏ địa chỉ kinh doanh để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.
Trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân bỏ nơi cư trú mà không xác định được địa chỉ thì Tòa án không thụ lý vụ án. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP và Công văn số 109/KHXX ngày 30/6/2006 của TAND Tối cao thì TCTD phải tiến hành tìm thông tin về người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng...).
Tuy nhiên, sau khi đã thực hiện việc tìm địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú) mà vẫn không tìm thấy thì TCTD có được khởi kiện họ ra Tòa án để Tòa án thụ lý xét xử vắng mặt những người này hay không vẫn chưa có câu trả lời từ Tòa án các cấp. Đây cũng là một trong những vướng mắc của TCTD khi khởi kiện đối với cá nhân vay vốn đã bỏ nơi cư trú, hiện không xác định được họ ở đâu.
Theo quan điểm của chúng tôi khi TCTD đã yêu cầu tìm kiếm cá nhân vay vốn, bảo lãnh vay vốn vắng mặt tại nơi cư trú và Tòa án đã thụ lý giải quyết, đã ra thông báo tìm kiếm nhưng không thấy họ thì TCTD được nộp đơn khởi kiện người vắng mặt tại nơi cư trú để thu hồi nợ. Trường hợp này Tòa án vẫn thụ lý giải quyết và tiến hành niêm yết văn bản tố tụng để xét xử vắng mặt bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt trong vụ án để thu hồi nợ cho TCTD.
Còn nữa
ThS. Luật Nguyễn Hoàng Hưng (Văn phòng Luật sư An Phát Phạm)

Để việc khởi kiện thu hồi nợ của TCTD theo đúng quy định của pháp luật, việc áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp do TCTD khởi kiện được thống nhất đề nghị TAND tối cao sớm có hướng dẫn cụ thể việc xử lý đối với trường hợp người vay vốn vắng mặt tại nơi cư trú (cá nhân), bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh (pháp nhân).


Thứ hai, trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án, TCTD còn gặp khó khăn, vướng mắc do người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ kiện tạo ra nhằm kéo dài việc giải quyết vụ án của Tòa án, gây bức xúc, mệt mỏi cho TCTD.
50bc316fbc407_medium.png

Vụ án lập hồ sơ khống vay vốn liên quan đến một số ngân hàng ở Quảng Nam

Ví dụ; Ông A. ký hợp đồng ủy quyền cho bà B với nội dung bà B được toàn quyền chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của ông A để vay vốn ngân hàng. Trên cơ sở hợp đồng ủy quyền này bà B đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho bà C. Bà C dùng tài sản này để vay vốn tại ngân hàng S.

Do bà C không trả được nợ nên ngân hàng S đã khởi kiện bà C ra Tòa án đề nghị Tòa án buộc bà C trả nợ, trường hợp bà C không trả được nợ thì đề nghị Tòa án xử lý tài sản bảo đảm của bà C để thu hồi nợ cho ngân hàng. Ông A có đơn tố cáo bà B lừa đảo ông trong việc ký hợp đồng ủy quyền gửi cơ quan điều tra (CQĐT).

Tòa án xác minh và CQĐT trả lời đã nhận đơn tố cáo của ông A và đang xem xét. Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự để chờ kết quả của CQĐT. Về vấn đề này, hiện nay Tòa án cũng có quan điểm xử lý khác nhau cụ thể:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, nếu hết thời hạn giải quyết theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự (BLTTHS) mà CQĐT vẫn không có văn bản trả lời về việc có khởi tố vụ án, khởi tố bị can hoặc hành vi của người bị tố cáo hay không, có liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự khác hay không thì Tòa án vẫn tiến hành giải quyết vụ án theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự (BLTTDS) mà không được tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.

Quan điểm thứ hai cho rằng, cần phải đợi kết quả trả lời của CQĐT thì Tòa án mới có thể tiếp tục giải quyết vụ án. Vì vậy, Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.

Chúng tôi ủng hộ quan điểm thứ nhất với những căn cứ sau: Theo quy định tại Điều 103 BLTTHS thì trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đơn CQĐT phải có văn bản trả lời người tố cáo đối với những vụ việc đơn giản. Đối với những vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày CQĐT phải có văn bản trả lời người tố cáo. Thực tế có nhiều trường hợp CQĐT sau khi nhận đơn tố cáo nhưng không giải quyết theo đúng quy định của pháp luật dẫn đến làm cho việc giải quyết vụ án của Tòa án bị kéo dài, không biết đến bao giờ kết thúc.

Có những trường hợp người vay vốn, người thế chấp, bảo lãnh vay vốn bị khởi tố, điều tra xử lý trong một vụ án hình sự khác không liên quan đến việc người vay vốn, bên thế chấp, bên bảo lãnh vay vốn tại TCTD, nhưng Tòa án vẫn ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án để chờ kết quả giải quyết của CQĐT. Theo quan điểm của chúng tôi những trường hợp tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án nêu trên là trái với quy định tại Khoản 30 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS.

Thứ ba, một trong những khó khăn, vướng mắc của TCTD trong việc khởi kiện thu hồi nợ đó là việc Tòa án quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án để đợi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trả lời về nội dung Tòa án có văn bản hỏi. Thế nhưng, hiện việc trả lời của cơ quan Nhà nước rất chậm, nhiều trường hợp cơ quan Nhà nước nhận văn bản của Tòa án nhưng không trả lời. TCTD mặc dù có gửi văn bản đề nghị trả lời nhưng cơ quan Nhà nước cũng không trả lời dẫn đến việc giải quyết vụ án bị kéo dài, ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của TCTD.

Để việc khởi kiện thu hồi nợ của TCTD theo đúng quy định của pháp luật, việc áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp do TCTD khởi kiện được thống nhất đề nghị TAND tối cao sớm có hướng dẫn cụ thể việc xử lý đối với trường hợp người vay vốn vắng mặt tại nơi cư trú (cá nhân), bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh (pháp nhân). Cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành văn bản pháp luật quy định rõ chế tài xử lý đối với cơ quan có thẩm quyền chậm trễ hoặc không thực hiện việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của Tòa án.

Ths. Luật Nguyễn Hoàng Hưng
(Văn phòng Luật sư An Phát Phạm)






 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,482
Thành viên mới nhất
kubetcasinonet
Back
Bên trên