haiduytran
Thành viên tích cực
Để việc khởi kiện thu hồi nợ của TCTD theo đúng quy định của pháp luật, việc áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp do TCTD khởi kiện được thống nhất đề nghị TAND tối cao sớm có hướng dẫn cụ thể việc xử lý đối với trường hợp người vay vốn vắng mặt tại nơi cư trú (cá nhân), bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh (pháp nhân).
Thứ hai, trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án, TCTD còn gặp khó khăn, vướng mắc do người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ kiện tạo ra nhằm kéo dài việc giải quyết vụ án của Tòa án, gây bức xúc, mệt mỏi cho TCTD.
Vụ án lập hồ sơ khống vay vốn liên quan đến một số ngân hàng ở Quảng Nam
Ví dụ; Ông A. ký hợp đồng ủy quyền cho bà B với nội dung bà B được toàn quyền chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của ông A để vay vốn ngân hàng. Trên cơ sở hợp đồng ủy quyền này bà B đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho bà C. Bà C dùng tài sản này để vay vốn tại ngân hàng S.
Do bà C không trả được nợ nên ngân hàng S đã khởi kiện bà C ra Tòa án đề nghị Tòa án buộc bà C trả nợ, trường hợp bà C không trả được nợ thì đề nghị Tòa án xử lý tài sản bảo đảm của bà C để thu hồi nợ cho ngân hàng. Ông A có đơn tố cáo bà B lừa đảo ông trong việc ký hợp đồng ủy quyền gửi cơ quan điều tra (CQĐT).
Tòa án xác minh và CQĐT trả lời đã nhận đơn tố cáo của ông A và đang xem xét. Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự để chờ kết quả của CQĐT. Về vấn đề này, hiện nay Tòa án cũng có quan điểm xử lý khác nhau cụ thể:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, nếu hết thời hạn giải quyết theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự (BLTTHS) mà CQĐT vẫn không có văn bản trả lời về việc có khởi tố vụ án, khởi tố bị can hoặc hành vi của người bị tố cáo hay không, có liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự khác hay không thì Tòa án vẫn tiến hành giải quyết vụ án theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự (BLTTDS) mà không được tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Quan điểm thứ hai cho rằng, cần phải đợi kết quả trả lời của CQĐT thì Tòa án mới có thể tiếp tục giải quyết vụ án. Vì vậy, Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Chúng tôi ủng hộ quan điểm thứ nhất với những căn cứ sau: Theo quy định tại Điều 103 BLTTHS thì trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đơn CQĐT phải có văn bản trả lời người tố cáo đối với những vụ việc đơn giản. Đối với những vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày CQĐT phải có văn bản trả lời người tố cáo. Thực tế có nhiều trường hợp CQĐT sau khi nhận đơn tố cáo nhưng không giải quyết theo đúng quy định của pháp luật dẫn đến làm cho việc giải quyết vụ án của Tòa án bị kéo dài, không biết đến bao giờ kết thúc.
Có những trường hợp người vay vốn, người thế chấp, bảo lãnh vay vốn bị khởi tố, điều tra xử lý trong một vụ án hình sự khác không liên quan đến việc người vay vốn, bên thế chấp, bên bảo lãnh vay vốn tại TCTD, nhưng Tòa án vẫn ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án để chờ kết quả giải quyết của CQĐT. Theo quan điểm của chúng tôi những trường hợp tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án nêu trên là trái với quy định tại Khoản 30 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS.
Thứ ba, một trong những khó khăn, vướng mắc của TCTD trong việc khởi kiện thu hồi nợ đó là việc Tòa án quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án để đợi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trả lời về nội dung Tòa án có văn bản hỏi. Thế nhưng, hiện việc trả lời của cơ quan Nhà nước rất chậm, nhiều trường hợp cơ quan Nhà nước nhận văn bản của Tòa án nhưng không trả lời. TCTD mặc dù có gửi văn bản đề nghị trả lời nhưng cơ quan Nhà nước cũng không trả lời dẫn đến việc giải quyết vụ án bị kéo dài, ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của TCTD.
Để việc khởi kiện thu hồi nợ của TCTD theo đúng quy định của pháp luật, việc áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp do TCTD khởi kiện được thống nhất đề nghị TAND tối cao sớm có hướng dẫn cụ thể việc xử lý đối với trường hợp người vay vốn vắng mặt tại nơi cư trú (cá nhân), bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh (pháp nhân). Cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành văn bản pháp luật quy định rõ chế tài xử lý đối với cơ quan có thẩm quyền chậm trễ hoặc không thực hiện việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của Tòa án.
Thứ hai, trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án, TCTD còn gặp khó khăn, vướng mắc do người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ kiện tạo ra nhằm kéo dài việc giải quyết vụ án của Tòa án, gây bức xúc, mệt mỏi cho TCTD.
Vụ án lập hồ sơ khống vay vốn liên quan đến một số ngân hàng ở Quảng Nam
Do bà C không trả được nợ nên ngân hàng S đã khởi kiện bà C ra Tòa án đề nghị Tòa án buộc bà C trả nợ, trường hợp bà C không trả được nợ thì đề nghị Tòa án xử lý tài sản bảo đảm của bà C để thu hồi nợ cho ngân hàng. Ông A có đơn tố cáo bà B lừa đảo ông trong việc ký hợp đồng ủy quyền gửi cơ quan điều tra (CQĐT).
Tòa án xác minh và CQĐT trả lời đã nhận đơn tố cáo của ông A và đang xem xét. Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự để chờ kết quả của CQĐT. Về vấn đề này, hiện nay Tòa án cũng có quan điểm xử lý khác nhau cụ thể:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, nếu hết thời hạn giải quyết theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự (BLTTHS) mà CQĐT vẫn không có văn bản trả lời về việc có khởi tố vụ án, khởi tố bị can hoặc hành vi của người bị tố cáo hay không, có liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự khác hay không thì Tòa án vẫn tiến hành giải quyết vụ án theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự (BLTTDS) mà không được tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Quan điểm thứ hai cho rằng, cần phải đợi kết quả trả lời của CQĐT thì Tòa án mới có thể tiếp tục giải quyết vụ án. Vì vậy, Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Chúng tôi ủng hộ quan điểm thứ nhất với những căn cứ sau: Theo quy định tại Điều 103 BLTTHS thì trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đơn CQĐT phải có văn bản trả lời người tố cáo đối với những vụ việc đơn giản. Đối với những vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày CQĐT phải có văn bản trả lời người tố cáo. Thực tế có nhiều trường hợp CQĐT sau khi nhận đơn tố cáo nhưng không giải quyết theo đúng quy định của pháp luật dẫn đến làm cho việc giải quyết vụ án của Tòa án bị kéo dài, không biết đến bao giờ kết thúc.
Có những trường hợp người vay vốn, người thế chấp, bảo lãnh vay vốn bị khởi tố, điều tra xử lý trong một vụ án hình sự khác không liên quan đến việc người vay vốn, bên thế chấp, bên bảo lãnh vay vốn tại TCTD, nhưng Tòa án vẫn ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án để chờ kết quả giải quyết của CQĐT. Theo quan điểm của chúng tôi những trường hợp tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án nêu trên là trái với quy định tại Khoản 30 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS.
Thứ ba, một trong những khó khăn, vướng mắc của TCTD trong việc khởi kiện thu hồi nợ đó là việc Tòa án quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án để đợi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trả lời về nội dung Tòa án có văn bản hỏi. Thế nhưng, hiện việc trả lời của cơ quan Nhà nước rất chậm, nhiều trường hợp cơ quan Nhà nước nhận văn bản của Tòa án nhưng không trả lời. TCTD mặc dù có gửi văn bản đề nghị trả lời nhưng cơ quan Nhà nước cũng không trả lời dẫn đến việc giải quyết vụ án bị kéo dài, ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của TCTD.
Để việc khởi kiện thu hồi nợ của TCTD theo đúng quy định của pháp luật, việc áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp do TCTD khởi kiện được thống nhất đề nghị TAND tối cao sớm có hướng dẫn cụ thể việc xử lý đối với trường hợp người vay vốn vắng mặt tại nơi cư trú (cá nhân), bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh (pháp nhân). Cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành văn bản pháp luật quy định rõ chế tài xử lý đối với cơ quan có thẩm quyền chậm trễ hoặc không thực hiện việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của Tòa án.
Ths. Luật Nguyễn Hoàng Hưng (Văn phòng Luật sư An Phát Phạm)