Những sai lầm nên tránh khi phỏng vấn

virgo lavender

Verified Banker
Có những sai lầm tưởng chừng rất nhỏ nhưng gây hậu quả rất lớn, đặc biệt trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Những sai lầm ấy có thể tránh được ngay từ đầu, chỉ cần bạn chú ý cẩn thận và nhạy bén.

1. Đánh giá thấp vai trò người sơ tuyển

Theo chuyên gia tuyển dụng Stockley (Úc), rất nhiều người tìm việc đánh giá rất thấp vai trò của người sơ tuyển, họ cho rằng việc gặp gỡ với những người này không phải là một cuộc phỏng vấn “thật”. Trên thực tế, chỉ một danh sách rất ngắn trong số hàng chục, trăm người tìm việc được gửi đến tay nhà tuyển dụng. Công việc sát hạch tưởng chừng đơn giản này thực chất rất nặng nhọc và sự coi thường, bất cẩn của người dự sơ tuyển có thể bị người sơ tuyển gạt tên khỏi danh sách.

2. Sự hiện diện

Người dự tuyển trong trang phục lịch sự, phù hợp và phong cách tự tin khiến cho sự hiện diện của bạn có ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Tiếc thay, vấn đề này dù được nhắc đến rất nhiều và hầu như đã trở thành một chuyên mục tư vấn tuyển dụng, người dự tuyển vẫn phạm sai lầm. Họ hoặc tự tin thái quá gây phản cảm, hoặc đã ăn mặc xuềnh xoàng, hoặc quá diêm dúa.

3. Nhắm vào kỹ năng

Người sơ tuyển không muốn nghe “tôi sẽ làm việc đó, tôi có thể làm việc đó” nhưng lại không được nghe bạn chỉ ra bạn có kỹ năng nào để có thể làm được việc đó. Các nhà tuyển dụng khuyên bạn nên “duyệt” lại nhiều lần những kỹ năng của bạn và điều kiện bạn cần để phát huy những kỹ năng đó trước khi dự sơ tuyển.

4. Hồ sơ xin việc

Một bộ hồ sơ xin việc viết tay vẫn được những người sơ tuyển lẫn nhà tuyển dụng ưu tiên đọc trước. Quan trọng nhất trong bộ hồ sơ này là phần tự giới thiệu bản thân về quá trình học tập, về những kinh nghiệm và kỹ năng có được của người xin việc. Những nơi bạn đã làm, công việc bạn đã làm, cách thức bạn trình bày bộc lộ những thế mạnh kỹ năng của bạn.

5. Trung thực với câu trả lời của bạn

Đừng bao giờ nói láo hoặc thổi phồng kinh nghiệm, kỹ năng hay đức tính tốt của bạn vì một lúc nào đó bạn bị bắt quả tang vì những điều tốt đẹp bạn đã nêu.

6. Đúng giờ

Bạn có thể trễ hẹn với người yêu nhưng không được trễ giờ dự tuyển. Đúng giờ, đối với nhà tuyển dụng, chính là điểm đỏ về tính kỷ luật cá nhân đầu tiên dành cho bạn. Bạn nên có mặt sớm hơn giờ dự tuyển 30 phút.

7. Trả lời điện thoại


Nhiều nhà tuyển dụng chọn cách sơ tuyển qua điện thoại thay vì gặp mặt trực tiếp. Khả năng diễn đạt của bạn, giọng điệu, cách xưng hô qua điện thoại rất quan trọng, vì thế bạn nên chuẩn bị cho cả tình huống này khi nộp hồ sơ xin việc. Đa phần các bạn trẻ thường được hẹn gặp vào một giờ nào đó qua điện thoại nhưng hầu như không có mặt đúng lúc và trả lời lắp bắp không rõ ràng qua điện thoại khiến người tuyển dụng cảm thấy thất vọng.

Các công ty rất thích tuyển nhân viên có đủ năng lực và đáng yêu. Thái độ cử chỉ chân thành và nhiệt tình, tắt máy ĐTDĐ ngay khi đến dự phỏng vấn, không tự động dùng máy điện thoại ở phòng lễ tân gọi đi... thường giúp bạn tạo ấn tượng tốt.



(Theo: Bạn cần việc)

---------- Post added 07-07-2011 at 11:24 PM ----------

10 lỗi cần tránh trong cuộc phỏng vấn xin việc

Những nỗ lực không biết miệt mỏi gửi đi vô số các bản sơ yếu lý lịch cuối cùng đã được đền đáp và bạn được nhà tuyển dụng gọi điện hẹn gặp cho một cuộc phỏng vấn trực tiếp. Xin chúc mừng! Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình tìm kiếm công việc của bạn.

Thế nhưng cuộc phỏng vấn đó làm bạn hồi hộp, lo lắng đến nỗi có thể sẽ phạm phải một số lỗi sơ đẳng nhất, dẫn đến việc bạn để tuột mất một “cơ hội trong mơ”. Vậy bạn hãy tìm hiểu xem đó là những lỗi gì để tránh xa chúng cho cuộc phỏng vấn sau nhé.

Dưới đây là 10 sai lầm thường gặp nhất trong các cuộc phỏng vấn xin việc:


1. Đón nhận cuộc phỏng vấn một cách thiếu nghiêm túc:
Đừng mắc sai lầm khi cho rằng cuộc phỏng vấn chỉ là thủ tục không mấy quan trọng. Thậm chí cả khi tất cả các bước đi trước đó đều đã diễn ra tốt đẹp, bạn cũng không được phép ung dung và bắt đầu nghĩ đến việc sẽ chi tiêu khoản lương tháng đầu tiên vào việc gì. Lỗi lớn nhất mà bạn có thể mắc phải là cho rằng mọi thứ đã quá tốt đẹp cho đến tận lúc này và công việc chắc chắn ở trong tay rồi.


2. Trang phục không thích hợp:

Vẻ bên ngoài của bạn trong lần đầu tiên gặp gỡ với nhà tuyển dụng có thể tạo ra một ấn tượng nào đó trong con mắt nhà tuyển dụng về bạn. Thậm chí cả khi bạn biết rằng công ty cho phép các nhân viên được mặc quần jeans, thì bạn cũng đừng cố tình huỷ hoại hình ảnh bản thân với những trang phục cẩu thả như vậy trong buổi phỏng vấn. Sẽ thật sai lầm nếu bạn nhất quyết lựa chọn những trang phục bắt mắt nhằm thể hiện sự sành điệu và hợp thời trang của mình. Lựa chọn tốt hơn cả là một bộ vest, hay có thể là áo sơ-mi và quần âu.


3. Không chứng tỏ được bạn là sự lựa chọn tốt nhất:

Việc tìm hiểu kỹ lưỡng về vị trí công việc mà bạn đang nộp đơn cũng rất quan trọng, bởi vì qua đó bạn có thể miêu tả kinh nghiệm, khả năng và các điểm mạnh của bạn phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Nhiều nhà tuyển dụng muốn biết rằng tại sao họ nên tuyển dụng bạn. Hãy giải thích cho họ.


4. Quá khiêm tốn và nhún nhường:

Bỏ qua việc khắc họa bản thân trong cuộc phỏng vấn là một trong những sai sót không đáng có nhất mà bạn có thể mắc phải. Đây không phải là thời gian dành cho sự khiêm tốn và nhún nhường. Cuộc phỏng vấn chính là thời điểm để bạn toả sáng, vì vậy, bạn đừng ngại nói về những thành tích của bản thân ở công ty trước đây.


5. Nói quá nhiều:
Hãy cẩn thận khi nói chuyện với nhà tuyển dụng. Cuộc phỏng vấn nên là một cuộc đối thoại hai chiều, nhưng nhiều ứng viên được phỏng vấn xem ra cố gắng che giấu sự hồi hộp bằng việc nói quá nhiều. Tốt hơn cả là bạn nên bình tĩnh ngồi xuống và lắng nghe nhà tuyển dụng, sau đó đặt ra những câu hỏi thích hợp nhất.


6. Tập trung quá nhiều vào tiền bạc:
Đừng đề cập quá sớm đến vấn đề tiền bạc trong cuộc phỏng vấn xin việc. Việc này có thể khiến bạn “mất điểm” trong mắt phía nhà tuyển dụng. Các chủ đề về lương bổng chắc chắc sẽ được bàn tới, theo sự dẫn dắt của người phỏng vấn. Nhà tuyển dụng thường bàn bạc về chủ đề này vào cuối buổi phỏng vấn.


7. Nói chuyện không nên nói:


Cho dù bạn ghét “ông sếp” cũ đến mấy hay cảm thấy bạn được đối xử không công bằng tại công ty cũ, thì bạn cũng không nên đưa những thông tin vô bổ đó vào một cuộc phỏng vấn xin việc này. Hãy cân nhắc từng lời nói khi đề cập đến điều này. Nếu bạn bị sa thải, hãy giải thích rằng bạn mong muốn có một công việc thích hợp hơn tại một môi trường mới.


8. Đưa ra những câu hỏi không thích hợp:

Bản sơ yếu lý lịch của bạn có thể đã gây được ấn tượng khá tốt, nhưng nhà tuyển dụng cũng đánh giá rất cao một ứng viên đưa ra được một vài câu hỏi thông minh trong thời gian diễn ra phỏng vấn. Hãy chuẩn bị trước ít nhất ba hoặc bốn câu để hỏi nhà tuyển dụng. Qua đó nhà tuyển dụng sẽ trao đổi với bạn một số thông tin khác, và xem ra việc không có sẵn các câu hỏi để hỏi có thể cho thấy bạn thiếu sự chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.


9. Thiếu nhiệt tình:

Đây là cơ hội đầu tiên, và trong một số trường hợp còn là cơ hội duy nhất, để bạn biểu lộ mọi tính cách và khả năng của bản thân. Đừng phàn nàn rằng bạn đang bực bội, khó chịu hay mệt mỏi. Hãy tỏ ra lịch thiệp và vui vẻ. Hãy thể hiện sự nhiệt tình cho cả công việc sắp tới lẫn cuộc phỏng vấn này. Và bạn đừng quên cảm ơn nhà tuyển dụng vào cuối cuộc phỏng vấn.


10. Quên những công việc sau phỏng vấn:

Hãy gửi một lá thứ cảm ơn viết tay hay một email tới nhà tuyển dụng để tỏ lòng biết ơn họ đã dành thời gian và quan tâm tới bạn trong buổi phỏng vấn. Và để không phải ngày nào cũng gọi điện đến công ty, bạn hãy gọi điện thoại kiểm tra kết quả sau buổi phỏng vấn khoảng một tuần.


Có thể nói, phỏng vấn là giai đoạn cuối cùng trên con đường tìm việc của bạn. Nó giống như một kỳ thi vấn đáp nhưng sẽ khó khăn hơn rất nhiều, bởi ngoài kiến thức chuyên môn bạn còn cần thể hiện nhiều phẩm chất khác phù hợp với công việc và văn hoá của nhà tuyển dụng. Bạn nên chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn cũng tương tự như một kỳ thi vậy. Viết ra các ý tưởng là một cách hay để tìm câu trả lời cho những câu hỏi khó, cũng như việc ghi chép lại các ý tưởng sẽ cho phép bạn xem xét vấn đề một cách sâu sắc và khách quan hơn trong buổi phỏng vấn. Hãy trả lời những câu hỏi một cách chậm rãi và đầy đủ. Chúng sẽ từng bước tạo nên một “lộ trình” nghề nghiệp – giúp bạn có được những thuận lợi hơn trong buổi phỏng vấn.



Theo: BWportal

---------- Post added 07-07-2011 at 11:30 PM ----------

Những gì không nên nói trong khi phỏng vấn ?

Trong các cuộc phỏng vấn, bạn chỉ có vài phút để thể hiện khả năng, sự tự tin và bản lĩnh của mình với người phỏng vấn.

Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá những gì bạn nói mà còn xem bạn diễn đạt điều đó như thế nào? Bạn nói có lưu loát không? Bạn có lịch sự và chuyên nghiệp không? Câu trả lời của bạn có rõ ràng và ngắn gọn không?

Nếu bạn đã có những câu trả lời thật xuất sắc, thì việc còn lại là bạn phải làm sao diễn tả thành những câu nói rõ ràng và súc tích nhất.

Một số điều bạn cần nên tránh khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn:

1)Tránh dùng những từ ngữ lấp bấp như “uhm, à, …”.

Khi người phỏng vấn đặt một câu hỏi, bạn sẽ cảm thấy có một khỏang thời gian im lặng rất ngắn, sau đó bạn bắt đầu nói, và đôi khi bạn nhận ra rằng, những gì mình vừa nói là không cần thiết. Bạn bối rối và đó chính là nguyên nhân tại sao mà người ta vẫn thường nói những từ lấp bấp như “uhm, à, …”. Những từ ngữ này rất phổ biến trong ngôn ngữ nói của chúng ta.

Vậy bạn hãy dành thời gian suy nghĩ câu hỏi thật kĩ thay vì bạn trả lời một cách vội vàng, điều này sẽ giúp bạn tránh dùng các từ ngữ “đệm” không cần thiết như trên. Nó cũng giống như một thói quen vậy, vì thế bạn hãy luyện tập thật tốt nếu như bạn có một cuộc phỏng vấn vào những ngày sắp tới.

2)Đừng thể hiện sự thông minh bằng cách dùng các thuật ngữ chuyên môn.

Trong lúc phỏng vấn, đừng bao giờ sử dụng các từ ngữ hay thuật ngữ chuyên môn để thể hiện bản thân mình. Thứ nhất là bạn không nên cho rằng những người phỏng vấn bạn cũng quen với những thuật ngữ đó, và chính vì thế mà đôi khi họ sẽ tránh né bằng những câu hài hước nào đó. Vì vậy bạn hãy trả lời thật đơn giản và mạch lạc rõ ràng vì đó mới đích thực là tài năng của bạn.

3/ Không nên dùng tiếng lóng.

Không nên sử dụng tiếng lóng khi nói chuyện với người phỏng vấn, bạn chỉ dùng nó khi nào bạn là đồng nghiệp hoặc thậm chí là sếp của họ. Điều này có nghĩa là bạn phải lịch sự và có tác phong chuyên nghiệp. Và cuối cùng là tuyệt đối không bao giờ được sử dụng ngôn ngữ tục. Đơn giản là vì không một nơi nào chấp nhận những từ như thế.

4/ Đừng bao giờ trả lời trước khi bạn được hỏi.

Bạn muốn tạo một ấn tượng đẹp cho cuộc phỏng vấn của mình, bạn muốn thể hiện bản lĩnh, sự tự tin và hơn hết là muốn được tuyển dụng. Vì thế khi người phỏng vấn chưa kịp nói thì bạn đã cướp lời của họ? Điều này không đúng đâu bạn nhé!

Thứ nhất: Đây là điều khiếm nhã

Thứ hai : Có thể bạn không hiểu đúng ý mà người phỏng vấn muốn hỏi và bạn sẽ trả lời sai

Thứ ba: Bạn không có thời gian để nghĩ về câu trả lời của bạn trước khi bạn bắt đầu trình bày và có thể bạn sẽ dùng nhiều từ “uhm…”. Khi người phỏng vấn hỏi một câu hỏi, theo bản năng bạn sẽ nhanh chóng tìm câu trả lời vì lúc này bạn đang khá hồi hộp. Không nên nhé bạn, thay vì vậy, bạn hãy chờ cho cô ấy hay anh ấy nói cho xong hết đi, rồi bạn hãy hít một hơi dài và bắt đầu tập trung suy nghĩ. Sau đó hãy trả lời câu hỏi.

Hãy nhớ những điều này, bạn sẽ trở nên bình tĩnh, tự tin và lịch sự, và sau một chút suy nghĩ, bạn sẽ có được câu trả lời hay hơn những gì bạn mong đợi.


Theo: CareerBuilder
 
bài viết bổ ích thật, tiếc là bài này dịch từ nước ngoài chứ không phải là kinh nghiệm thực tế ở VN
 
Back
Bên trên