cocghe266
Administrator
Doanh nghiệp làm ăn bết bát, không có một đồng lãi nào hàng quý liền, trong khi đó, lãi mẹ đẻ lãi con…
Tình cảnh này không chỉ khiến doanh nghiệp lao đao mà còn gia tăng những khoản nợ xấu tại các ngân hàng.
Theo dõi báo cáo tài chính chưa soát xét 6 tháng đầu năm của 620/702 doanh nghiệp niêm yết đã công bố cho thấy, có 97 doanh nghiệp lỗ, tổng số lỗ lên tới 2,478 tỷ đồng. Các doanh nghiệp lỗ này có nợ vay phải trả lãi 28,528 tỷ đồng, tương đương với vốn chủ sở hữu 28,863 tỷ đồng.
Dưới đây là những doanh nghiệp niêm yết có mức lỗ cao, nợ thuộc dạng “đỉnh” cùng những ngân hàng đang “dính” vào các con nợ này.
VCG. Đến tận tháng 8/2012 thì Tổng CTCP XNK & Xây dựng Việt Nam (HNX: VCG) mới chịu công bố báo cáo tài chính công ty mẹ quý 2. Theo đó, với mức lỗ 6 tháng lên tới 757 tỷ đồng, nợ vay của doanh nghiệp này cũng chẳng “thua chị kém em” khi ngất ngưởng mức 5,048 tỷ đồng, xấp xỉ với vốn chủ sở hữu 5,243 tỷ đồng.
Phần lớn trong đó là khoản vay dài hạn với 3,936 tỷ đồng, còn ngắn hạn là 1,112 tỷ đồng. Những khoản vay này chủ yếu từ ngân hàng BNP của Pháp (1,920 tỷ đồng) và CTG (1,171 tỷ đồng). Được biết, BNP đã tham gia trợ vốn một số dự án lớn của VCG như dự án xi măng Cẩm Phả, dự án thủy điện Cửa Đạt; các khoản vay bằng USD và Euro này được đảm bảo bằng bảo lãnh của Chính phủ.
VCG có hai ngân hàng là cổ đông chiến lược, bao gồm BIDV và Techcombank. Tại ngày 25/03/2012, BIDV đang nắm giữ 2,000,000 cp VCG (0.67% vốn) và Techcombank nắm giữ 1,611,603 cp (0.54%).
VCG cũng là một doanh nghiệp khá nhiều tai tiếng khi nhiều lần lợi nhuận sau kiểm toán giảm mạnh so với công bố trước đó, chuyện công bố lỗ khủng hay lãi lớn cũng trở nên rất quen thuộc với nhà đầu tư.
PVX. Sau khi công bố báo cáo tài chính 6 tháng, Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (HNX: PVX) là doanh nghiệp được nhắc đến khá nhiều khi công ty mẹ bất ngờ lỗ tới 293 tỷ đồng bởi từ trước tới nay các chỉ số của doanh nghiệp này khá… sạch.
Theo giải trình của PVX, nguyên nhân lỗ chủ yếu do một số dự án đang thi công chưa đến mốc thanh toán, một số dự án chậm so với tiến độ, đồng thời một số dự án đang tạm hoãn tiến độ theo Nghị quyết 11 của Chính phủ. Trong báo cáo của đơn vị này, chi phí hoạt động tài chính 6 tháng tăng đột biến 4.2 lần, chủ yếu là dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (128 tỷ đồng).
Soi kỹ hơn báo cáo tài chính của công ty mẹ PVX có thể thấy, nợ ngắn hạn tính tới thời điểm 30/06 cũng ngất ngưởng tới tận 4,174 tỷ đồng (vượt vốn chủ sở hữu 204 tỷ đồng) trong đó vay ngắn hạn chiếm 1,560 tỷ đồng.
Chủ nợ chính của các khoản vay trên là Oceanbank (1,193 tỷ đồng), PVX vay với mục đích bổ sung nguồn vốn lưu động và hỗ trợ các đơn vị trong quá trình tái cơ cấu Tổng công ty với lãi suất từ 4.9% đến 21%/năm. Còn lại là các khoản vay từ HSBC (105 tỷ đồng), VPBank (100 tỷ đồng), SHB (111 tỷ đồng), PVF (20 tỷ đồng), MBB (30 tỷ đồng). Tuy nhiên, khoản chi phí lãi vay của PVX thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh chỉ dừng lại ở con số 70 tỷ đồng.
Theo bản cáo bạch phát hành thêm năm 2010, Oceanbank cũng là một trong các cổ đông lớn của PVX. Vào thời điểm đó, Oceanbank nắm giữ 5.49% vốn của PVX, tương ứng với 8,230,000 cp.
LAF. Không bất ngờ như PVX, LAF bắt đầu hoạt động sa sút từ quý 4/2011 khi liên tục thua lỗ nặng. 6 tháng đầu năm 2012, con số lỗ của LAF là 124.6 tỷ đồng.
Tình trạng vay nợ nhiều của LAF cũng bắt đầu từ quý 2/2011 khi công ty tăng mạnh khoản vay ngắn hạn từ gần 7 tỷ đồng hồi đầu năm lên 427 tỷ đồng. Hiện tại, LAF đang vay ngắn hạn 465 tỷ đồng và không có vay dài hạn.
Tuy báo cáo tài chính bán niên 2012 của LAF không chi tiết các đơn vị chủ nợ nhưng qua tham khảo báo cáo tài chính kiểm toán 2011, có thể thấy, tại thời điểm đó LAF đang vay nợ VDB, CTG, PGBank và ANZ.
VOS cũng là doanh nghiệp ghi nhận khoản lỗ đậm trong 6 tháng đầu năm với 102 tỷ đồng.
Với vốn chủ sở hữu 1,337 tỷ đồng, dù vay ngắn hạn chỉ ở mức 135 tỷ đồng, nhưng vay dài hạn của CTCP Vận Tải Biển Việt Nam (HOSE: VOS) lại khủng tới 3,058 tỷ đồng. VOS chủ yếu sử dụng những khoản nợ này để mua và đóng tàu phục vụ hoạt động từ năm 2007.
Nhưng cũng bất cập thay, trong những năm gần đây, doanh nghiệp này liên tục phải “rao” bán hàng loạt tàu… để cải thiện hoạt động kinh doanh.
Thuyết minh BCTC hợp nhất 6 tháng của VOS không hé lộ danh tính những ngân hàng đang nắm khoản nợ lớn này nhưng có thể thấy, khoản nợ dài hạn này không chênh lệch là bao so với cuối năm 2011 là 3,176 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối 2011, VOS vay VDB (614 tỷ đồng), Techcombank (335 tỷ đồng), CTG (130 tỷ đồng) và BVH (219 tỷ đồng). Trong đó chủ nợ lớn nhất là MSB, với tổng các khoản vay lên đến 1,876 tỷ đồng.
Được biết, VOS là cổ đông sáng lập của Ngân hàng MSB.
VST. Không chỉ riêng VOS, có thể nói, vài năm trở lại đây ngành vận tải biển gặp “vận đen” khi hàng loạt doanh nghiệp báo lỗ triền miên, giá cổ phiếu rớt thảm hại dưới cả mệnh giá.
Với mức lỗ 38 tỷ đồng trong 6 tháng qua, công ty mẹ CTCP Vận tải & Thuê tàu Biển Việt Nam (HOSE: VST) hiện còn phải gánh thêm 2,103 tỷ đồng nợ vay (482 tỷ đồng ngắn hạn và 1,621 tỷ đồng dài hạn) trong khi vốn chủ sở hữu chỉ vào tầm 600 tỷ đồng.
Điểm mặt sơ những nhà băng đang là chủ nợ lớn của VST gồm MSB (577 tỷ đồng), ACB (422 tỷ đồng), VDB (355 tỷ đồng), VCB (214 tỷ đồng)…
THV. Theo báo cáo tài chính công ty mẹ, tính đến 30/06, vay và nợ của THV ở mức gần 700 tỷ đồng. Công ty mẹ lỗ 84 tỷ đồng 6 tháng đầu năm, trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm 103 tỷ đồng.
Nhìn lại BCTC hợp nhất quý 1/2012, THV lỗ 89 tỷ đồng, nâng lỗ luỹ kế lên hơn 300 tỷ đồng. Công ty vay hơn 1,500 tỷ đồng (vay ngắn hạn 1,462 tỷ đồng) trong khi vốn chủ sở hữu chỉ có 274 tỷ đồng.
Trả lời phỏng vấn trên Vnexpress ngày 30/07, THV cho biết hiện công ty đang nợ quá hạn 10 ngân hàng với số tiền trên 1,226 tỷ đồng, ngoài ra nợ quá hạn do phát hành trái phiếu cũng lên tới 100 tỷ đồng. Cụ thể, THV còn nợ VDB (219 tỷ đồng), VCB (192 tỷ đồng), Agribank (168.5 tỷ đồng), MSB (155 tỷ đồng), HBB (137 tỷ đồng), BIDV (97 tỷ đồng), ABBank (94 tỷ đồng), SHB (78 tỷ đồng), Techcombank (66.5 tỷ đồng), VIBank (19 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, THV hiện cũng vay dài hạn 3 ngân hàng Agribank, VCB và VDB với số tiền là trên 125 tỷ đồng.
Được biết, ngày 25/07, đại diện 5 ngân hàng gồm VCB, Agribank, VDB, HBB và MSB đã đồng ý gia hạn các khoản nợ, tuy nhiên, đây mới chỉ là đề xuất từ phía chi nhánh các ngân hàng chứ không phải quyết định chính thức và vẫn còn phải trình lên ngân hàng mẹ để xem xét thông qua.
PSG. Danh sách mà CTCP Đầu tư & Xây lắp Dầu khí Sài Gòn (HNX: PSG) đang vay ngắn hạn gồm CTG (146 tỷ đồng), Oceanbank (99.9 tỷ đồng), BVH (33.6 tỷ đồng), BIDV (21 tỷ đồng), HDBank (14.5 tỷ đồng). Ngoài ra còn các khoản nợ dài hạn như PVF (29 tỷ đồng), VIBank (17.5 tỷ đồng) và Oceanbank (6.4 tỷ đồng).
Như vậy, tổng cộng PSG đang vay gần 370 tỷ đồng, khoản vay này cũng vượt vốn chủ sở hữu hơn 200 tỷ đồng.
Trong khi đó hoạt động kinh doanh 6 tháng qua thua lỗ tới 64 tỷ đồng, luỹ kế PSG lỗ khoảng 150 tỷ đồng. Theo PSG, nguyên nhân thua lỗ trong năm nay là do các dự án đang thi công dở dang, việc huy động vốn từ các chủ đầu tư khó khăn nên nguồn tiền thu về không nhiều, công ty không có nguồn để trả nợ các tổ chức tín dụng dẫn đến dư nợ tín dụng lớn và chi phí lãi vay gấp 3 lần cùng kỳ (41 tỷ đồng).
Đến cuối kỳ, PSG chỉ còn vỏn vẹn 1.2 tỷ đồng tiền mặt, trong khi con số này hồi đầu năm là 11.2 tỷ đồng.
SGT của ông Đặng Thành Tâm cũng có khoản tiền mặt công ty mẹ trôi tuột từ 53.5 tỷ đồng hồi đầu năm xuống còn 3.3 tỷ đồng đến 30/06. Vay ngắn hạn dù chiếm 435 tỷ đồng nhưng chủ yếu từ các công ty và cá nhân; vay dài hạn tại 3 ngân hàng, 135 tỷ đồng từ Westernbank, 35 tỷ đồng từ CTG và 98.5 tỷ đồng từ NVB.
Dù hồi tháng 4, tại ĐHĐCĐ, Chủ tịch Đặng Thành Tâm đã hứa sẽ vực dậy công ty với những dự án triển vọng và cơ cấu lại tài sản, nhưng con đường phía trước vẫn còn nhiều chông gai khi 6 tháng qua SGT vẫn tiếp tục chìm trong thua lỗ.
Tình cảnh này không chỉ khiến doanh nghiệp lao đao mà còn gia tăng những khoản nợ xấu tại các ngân hàng.
Theo dõi báo cáo tài chính chưa soát xét 6 tháng đầu năm của 620/702 doanh nghiệp niêm yết đã công bố cho thấy, có 97 doanh nghiệp lỗ, tổng số lỗ lên tới 2,478 tỷ đồng. Các doanh nghiệp lỗ này có nợ vay phải trả lãi 28,528 tỷ đồng, tương đương với vốn chủ sở hữu 28,863 tỷ đồng.
Dưới đây là những doanh nghiệp niêm yết có mức lỗ cao, nợ thuộc dạng “đỉnh” cùng những ngân hàng đang “dính” vào các con nợ này.
VCG. Đến tận tháng 8/2012 thì Tổng CTCP XNK & Xây dựng Việt Nam (HNX: VCG) mới chịu công bố báo cáo tài chính công ty mẹ quý 2. Theo đó, với mức lỗ 6 tháng lên tới 757 tỷ đồng, nợ vay của doanh nghiệp này cũng chẳng “thua chị kém em” khi ngất ngưởng mức 5,048 tỷ đồng, xấp xỉ với vốn chủ sở hữu 5,243 tỷ đồng.
Phần lớn trong đó là khoản vay dài hạn với 3,936 tỷ đồng, còn ngắn hạn là 1,112 tỷ đồng. Những khoản vay này chủ yếu từ ngân hàng BNP của Pháp (1,920 tỷ đồng) và CTG (1,171 tỷ đồng). Được biết, BNP đã tham gia trợ vốn một số dự án lớn của VCG như dự án xi măng Cẩm Phả, dự án thủy điện Cửa Đạt; các khoản vay bằng USD và Euro này được đảm bảo bằng bảo lãnh của Chính phủ.
VCG có hai ngân hàng là cổ đông chiến lược, bao gồm BIDV và Techcombank. Tại ngày 25/03/2012, BIDV đang nắm giữ 2,000,000 cp VCG (0.67% vốn) và Techcombank nắm giữ 1,611,603 cp (0.54%).
VCG cũng là một doanh nghiệp khá nhiều tai tiếng khi nhiều lần lợi nhuận sau kiểm toán giảm mạnh so với công bố trước đó, chuyện công bố lỗ khủng hay lãi lớn cũng trở nên rất quen thuộc với nhà đầu tư.
PVX. Sau khi công bố báo cáo tài chính 6 tháng, Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (HNX: PVX) là doanh nghiệp được nhắc đến khá nhiều khi công ty mẹ bất ngờ lỗ tới 293 tỷ đồng bởi từ trước tới nay các chỉ số của doanh nghiệp này khá… sạch.
Theo giải trình của PVX, nguyên nhân lỗ chủ yếu do một số dự án đang thi công chưa đến mốc thanh toán, một số dự án chậm so với tiến độ, đồng thời một số dự án đang tạm hoãn tiến độ theo Nghị quyết 11 của Chính phủ. Trong báo cáo của đơn vị này, chi phí hoạt động tài chính 6 tháng tăng đột biến 4.2 lần, chủ yếu là dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (128 tỷ đồng).
Soi kỹ hơn báo cáo tài chính của công ty mẹ PVX có thể thấy, nợ ngắn hạn tính tới thời điểm 30/06 cũng ngất ngưởng tới tận 4,174 tỷ đồng (vượt vốn chủ sở hữu 204 tỷ đồng) trong đó vay ngắn hạn chiếm 1,560 tỷ đồng.
Chủ nợ chính của các khoản vay trên là Oceanbank (1,193 tỷ đồng), PVX vay với mục đích bổ sung nguồn vốn lưu động và hỗ trợ các đơn vị trong quá trình tái cơ cấu Tổng công ty với lãi suất từ 4.9% đến 21%/năm. Còn lại là các khoản vay từ HSBC (105 tỷ đồng), VPBank (100 tỷ đồng), SHB (111 tỷ đồng), PVF (20 tỷ đồng), MBB (30 tỷ đồng). Tuy nhiên, khoản chi phí lãi vay của PVX thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh chỉ dừng lại ở con số 70 tỷ đồng.
Theo bản cáo bạch phát hành thêm năm 2010, Oceanbank cũng là một trong các cổ đông lớn của PVX. Vào thời điểm đó, Oceanbank nắm giữ 5.49% vốn của PVX, tương ứng với 8,230,000 cp.
LAF. Không bất ngờ như PVX, LAF bắt đầu hoạt động sa sút từ quý 4/2011 khi liên tục thua lỗ nặng. 6 tháng đầu năm 2012, con số lỗ của LAF là 124.6 tỷ đồng.
Tình trạng vay nợ nhiều của LAF cũng bắt đầu từ quý 2/2011 khi công ty tăng mạnh khoản vay ngắn hạn từ gần 7 tỷ đồng hồi đầu năm lên 427 tỷ đồng. Hiện tại, LAF đang vay ngắn hạn 465 tỷ đồng và không có vay dài hạn.
Tuy báo cáo tài chính bán niên 2012 của LAF không chi tiết các đơn vị chủ nợ nhưng qua tham khảo báo cáo tài chính kiểm toán 2011, có thể thấy, tại thời điểm đó LAF đang vay nợ VDB, CTG, PGBank và ANZ.
VOS cũng là doanh nghiệp ghi nhận khoản lỗ đậm trong 6 tháng đầu năm với 102 tỷ đồng.
Với vốn chủ sở hữu 1,337 tỷ đồng, dù vay ngắn hạn chỉ ở mức 135 tỷ đồng, nhưng vay dài hạn của CTCP Vận Tải Biển Việt Nam (HOSE: VOS) lại khủng tới 3,058 tỷ đồng. VOS chủ yếu sử dụng những khoản nợ này để mua và đóng tàu phục vụ hoạt động từ năm 2007.
Nhưng cũng bất cập thay, trong những năm gần đây, doanh nghiệp này liên tục phải “rao” bán hàng loạt tàu… để cải thiện hoạt động kinh doanh.
Thuyết minh BCTC hợp nhất 6 tháng của VOS không hé lộ danh tính những ngân hàng đang nắm khoản nợ lớn này nhưng có thể thấy, khoản nợ dài hạn này không chênh lệch là bao so với cuối năm 2011 là 3,176 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối 2011, VOS vay VDB (614 tỷ đồng), Techcombank (335 tỷ đồng), CTG (130 tỷ đồng) và BVH (219 tỷ đồng). Trong đó chủ nợ lớn nhất là MSB, với tổng các khoản vay lên đến 1,876 tỷ đồng.
Được biết, VOS là cổ đông sáng lập của Ngân hàng MSB.
VST. Không chỉ riêng VOS, có thể nói, vài năm trở lại đây ngành vận tải biển gặp “vận đen” khi hàng loạt doanh nghiệp báo lỗ triền miên, giá cổ phiếu rớt thảm hại dưới cả mệnh giá.
Với mức lỗ 38 tỷ đồng trong 6 tháng qua, công ty mẹ CTCP Vận tải & Thuê tàu Biển Việt Nam (HOSE: VST) hiện còn phải gánh thêm 2,103 tỷ đồng nợ vay (482 tỷ đồng ngắn hạn và 1,621 tỷ đồng dài hạn) trong khi vốn chủ sở hữu chỉ vào tầm 600 tỷ đồng.
Điểm mặt sơ những nhà băng đang là chủ nợ lớn của VST gồm MSB (577 tỷ đồng), ACB (422 tỷ đồng), VDB (355 tỷ đồng), VCB (214 tỷ đồng)…
THV. Theo báo cáo tài chính công ty mẹ, tính đến 30/06, vay và nợ của THV ở mức gần 700 tỷ đồng. Công ty mẹ lỗ 84 tỷ đồng 6 tháng đầu năm, trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm 103 tỷ đồng.
Nhìn lại BCTC hợp nhất quý 1/2012, THV lỗ 89 tỷ đồng, nâng lỗ luỹ kế lên hơn 300 tỷ đồng. Công ty vay hơn 1,500 tỷ đồng (vay ngắn hạn 1,462 tỷ đồng) trong khi vốn chủ sở hữu chỉ có 274 tỷ đồng.
Trả lời phỏng vấn trên Vnexpress ngày 30/07, THV cho biết hiện công ty đang nợ quá hạn 10 ngân hàng với số tiền trên 1,226 tỷ đồng, ngoài ra nợ quá hạn do phát hành trái phiếu cũng lên tới 100 tỷ đồng. Cụ thể, THV còn nợ VDB (219 tỷ đồng), VCB (192 tỷ đồng), Agribank (168.5 tỷ đồng), MSB (155 tỷ đồng), HBB (137 tỷ đồng), BIDV (97 tỷ đồng), ABBank (94 tỷ đồng), SHB (78 tỷ đồng), Techcombank (66.5 tỷ đồng), VIBank (19 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, THV hiện cũng vay dài hạn 3 ngân hàng Agribank, VCB và VDB với số tiền là trên 125 tỷ đồng.
Được biết, ngày 25/07, đại diện 5 ngân hàng gồm VCB, Agribank, VDB, HBB và MSB đã đồng ý gia hạn các khoản nợ, tuy nhiên, đây mới chỉ là đề xuất từ phía chi nhánh các ngân hàng chứ không phải quyết định chính thức và vẫn còn phải trình lên ngân hàng mẹ để xem xét thông qua.
PSG. Danh sách mà CTCP Đầu tư & Xây lắp Dầu khí Sài Gòn (HNX: PSG) đang vay ngắn hạn gồm CTG (146 tỷ đồng), Oceanbank (99.9 tỷ đồng), BVH (33.6 tỷ đồng), BIDV (21 tỷ đồng), HDBank (14.5 tỷ đồng). Ngoài ra còn các khoản nợ dài hạn như PVF (29 tỷ đồng), VIBank (17.5 tỷ đồng) và Oceanbank (6.4 tỷ đồng).
Như vậy, tổng cộng PSG đang vay gần 370 tỷ đồng, khoản vay này cũng vượt vốn chủ sở hữu hơn 200 tỷ đồng.
Trong khi đó hoạt động kinh doanh 6 tháng qua thua lỗ tới 64 tỷ đồng, luỹ kế PSG lỗ khoảng 150 tỷ đồng. Theo PSG, nguyên nhân thua lỗ trong năm nay là do các dự án đang thi công dở dang, việc huy động vốn từ các chủ đầu tư khó khăn nên nguồn tiền thu về không nhiều, công ty không có nguồn để trả nợ các tổ chức tín dụng dẫn đến dư nợ tín dụng lớn và chi phí lãi vay gấp 3 lần cùng kỳ (41 tỷ đồng).
Đến cuối kỳ, PSG chỉ còn vỏn vẹn 1.2 tỷ đồng tiền mặt, trong khi con số này hồi đầu năm là 11.2 tỷ đồng.
SGT của ông Đặng Thành Tâm cũng có khoản tiền mặt công ty mẹ trôi tuột từ 53.5 tỷ đồng hồi đầu năm xuống còn 3.3 tỷ đồng đến 30/06. Vay ngắn hạn dù chiếm 435 tỷ đồng nhưng chủ yếu từ các công ty và cá nhân; vay dài hạn tại 3 ngân hàng, 135 tỷ đồng từ Westernbank, 35 tỷ đồng từ CTG và 98.5 tỷ đồng từ NVB.
Dù hồi tháng 4, tại ĐHĐCĐ, Chủ tịch Đặng Thành Tâm đã hứa sẽ vực dậy công ty với những dự án triển vọng và cơ cấu lại tài sản, nhưng con đường phía trước vẫn còn nhiều chông gai khi 6 tháng qua SGT vẫn tiếp tục chìm trong thua lỗ.
Minh An
Theo Vietstock
Theo Vietstock
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: