jerythy
Moderator
(HRC) - Bạn bước ra khỏi nơi phỏng vấn với một tâm trạng chắc chắn về một buổi phỏng vấn thành công. Nhưng rất lâu sau đó bạn không nhận được tín hiệu từ công ty tuyển dụng. Vậy hãy thử check lại xem bạn có mắc phải những lỗi sau đay không nhé
1. Luôn tỏ ra mình làm việc không phải vì sinh kế mà muốn nâng cao hiểu biết
“Có thực mới vực được đạo”, chẳng ai đi làm việc mà không mong được trả lương xứng đáng. Thái độ này của bạn sẽ gây cảm giác sáo rỗng thiếu trung thực và gây ức chế cho nhà tuyển dụng.
2. Nói rằng có thể nhận lương thấp
Thái độ này thể hiện rằng bạn thiếu sự tự tin vào bản thân hoặc không biết cách tự đánh giá mình, nó sẽ khiến nhà tuyển dụng lo ngại và thiếu tin tưởng vào năng lực của bạn.
3. Tiết lộ những thông tin cơ mật của công ty cũ, nói xấu sếp cũ
Không ai muốn thuê một người “ăn cháo đá bát”. Thay vì đồng cảm với những uất ức của bạn họ sẽ nhận định ngay rằng bạn là người không đáng tin cậy. Nếu là họ bạn sẽ làm gì?
4. Liên tục trả lời “vâng” và “không ạ”
Những câu trả lời quanh quẩn kiểu này sẽ tố cáo bạn là một người thiếu linh hoạt và thụ động. Nhà tuyển dụng sẽ không đề cao một ứng viên
5. Nói dối
Khẳng định bản thân là điều tất cả các ứng viên hướng tới. chính nhà tuyển dụng cũng hy vọng bạn sẽ biết cách thực hiên điều đó thật tuyệt vời. Nhưng nếu vì thế mà bạn nói dối thì không hay chút nào vì sớm muộn gì sự thật vẫn là chính nó!
6. Đến trễ
Đây là biểu hiện của một thái độ thiếu tôn trọng với nhà tuyển dụng và công việc bạn đang hướng tới. Đến ngay cả buổi phỏng vấn quyết định của mình bạn còn đến trễ thì điều gì sẽ đảm bảo bạn sẽ là một nhân viên có trách nhiệm sau này?
7. Quá dễ dàng thỏa hiệp
Thông thường thì khi đi phỏng vấn, bạn không đặt mình ở vị trí ngang hàng với nhà tuyển dụng mà thường tự cho mình là thấp kém hơn. Vì vậy bạn thường dễ bị họ điều khiển. Hãy nhớ rõ mình là ai và trong cuộc chiến này cả hai bên đều có lợi chứ không riêng gì bạn cả.
8. Không am hiểu về sếp và công ty tuyển dụng
Nó thể hiện rằng bạn hời hợt và thiếu quan tâm đến công ty đó. Vậy hà cớ gì bạn muốn người ta tin rằng bạn sẽ là một nhân viên nhiệt tình, sẽ cống hiêns hết mình cho công ty họ?
9. Luôn chỉ trả lời
Công việc trong mỗi buổi phỏng vấn không chỉ có trả lời và trả lời. Mỗi câu hỏi bạn đặt ra là mỗi giây phút bạn tự cho phép mình tỏa sáng. Vì thế hãy khéo léo trả lời sao cho đó chính là bước đệm để bạn có thể đặt câu hỏi tiếp ngay sau đó.
10. Nói dông dài, huyên thuyên
Cung cấp quá nhiều thông tin cho nhà tuyển dụng so với những gì họ cần chính là bạn đã tự loại mình ra khỏi cuộc chơi. Câu trả lời của bạn chỉ nên kéo dài trong vòng từ 60 - 90 giây. Hãy tập trung vào ý chính. Đừng cố lấp thời gian trống bằng những câu trả lời hay câu chuyện vu vơ.
11. Quá thân thiện
Một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp sẽ luôn tạo cho bạn cảm giác thoải mái và thân thiện nhưng điều đó không có nghĩa là họ đã trở thành bạn thân của bạn. Hãy cảnh giác cao độ, giữ lối cư xử chuyên nghiệp từ đầu đến cuối.
( Sưu tầm )
1. Luôn tỏ ra mình làm việc không phải vì sinh kế mà muốn nâng cao hiểu biết
“Có thực mới vực được đạo”, chẳng ai đi làm việc mà không mong được trả lương xứng đáng. Thái độ này của bạn sẽ gây cảm giác sáo rỗng thiếu trung thực và gây ức chế cho nhà tuyển dụng.
2. Nói rằng có thể nhận lương thấp
Thái độ này thể hiện rằng bạn thiếu sự tự tin vào bản thân hoặc không biết cách tự đánh giá mình, nó sẽ khiến nhà tuyển dụng lo ngại và thiếu tin tưởng vào năng lực của bạn.
3. Tiết lộ những thông tin cơ mật của công ty cũ, nói xấu sếp cũ
Không ai muốn thuê một người “ăn cháo đá bát”. Thay vì đồng cảm với những uất ức của bạn họ sẽ nhận định ngay rằng bạn là người không đáng tin cậy. Nếu là họ bạn sẽ làm gì?
4. Liên tục trả lời “vâng” và “không ạ”
Những câu trả lời quanh quẩn kiểu này sẽ tố cáo bạn là một người thiếu linh hoạt và thụ động. Nhà tuyển dụng sẽ không đề cao một ứng viên
5. Nói dối
Khẳng định bản thân là điều tất cả các ứng viên hướng tới. chính nhà tuyển dụng cũng hy vọng bạn sẽ biết cách thực hiên điều đó thật tuyệt vời. Nhưng nếu vì thế mà bạn nói dối thì không hay chút nào vì sớm muộn gì sự thật vẫn là chính nó!
6. Đến trễ
Đây là biểu hiện của một thái độ thiếu tôn trọng với nhà tuyển dụng và công việc bạn đang hướng tới. Đến ngay cả buổi phỏng vấn quyết định của mình bạn còn đến trễ thì điều gì sẽ đảm bảo bạn sẽ là một nhân viên có trách nhiệm sau này?
7. Quá dễ dàng thỏa hiệp
Thông thường thì khi đi phỏng vấn, bạn không đặt mình ở vị trí ngang hàng với nhà tuyển dụng mà thường tự cho mình là thấp kém hơn. Vì vậy bạn thường dễ bị họ điều khiển. Hãy nhớ rõ mình là ai và trong cuộc chiến này cả hai bên đều có lợi chứ không riêng gì bạn cả.
8. Không am hiểu về sếp và công ty tuyển dụng
Nó thể hiện rằng bạn hời hợt và thiếu quan tâm đến công ty đó. Vậy hà cớ gì bạn muốn người ta tin rằng bạn sẽ là một nhân viên nhiệt tình, sẽ cống hiêns hết mình cho công ty họ?
9. Luôn chỉ trả lời
Công việc trong mỗi buổi phỏng vấn không chỉ có trả lời và trả lời. Mỗi câu hỏi bạn đặt ra là mỗi giây phút bạn tự cho phép mình tỏa sáng. Vì thế hãy khéo léo trả lời sao cho đó chính là bước đệm để bạn có thể đặt câu hỏi tiếp ngay sau đó.
10. Nói dông dài, huyên thuyên
Cung cấp quá nhiều thông tin cho nhà tuyển dụng so với những gì họ cần chính là bạn đã tự loại mình ra khỏi cuộc chơi. Câu trả lời của bạn chỉ nên kéo dài trong vòng từ 60 - 90 giây. Hãy tập trung vào ý chính. Đừng cố lấp thời gian trống bằng những câu trả lời hay câu chuyện vu vơ.
11. Quá thân thiện
Một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp sẽ luôn tạo cho bạn cảm giác thoải mái và thân thiện nhưng điều đó không có nghĩa là họ đã trở thành bạn thân của bạn. Hãy cảnh giác cao độ, giữ lối cư xử chuyên nghiệp từ đầu đến cuối.
( Sưu tầm )