nhankythu
Thành viên tích cực
Công sở là môi trường làm việc chuyên nghiệp nên bạn phải cẩn trọng với lời ăn tiếng nói của mình. Đôi khi dù chỉ có ý đùa vui nhưng những câu nói của bạn có thể khiến sếp và đồng nghiệp có cái nhìn thiếu thiện cảm về bạn.
Dưới đây là 7 câu nói “tối kỵ” bạn nên tránh tại nơi làm việc:
“Đó không phải là công việc của tôi”
Câu này sẽ được hiểu rằng: “Tôi sẽ không giúp đỡ anh/ chị vì nhiệm vụ đó không thuộc trách nhiệm của tôi”. Có thể đồng nghiệp tiếp cận bạn vì muốn bạn hòa đồng hơn với nhóm hoặc thực sự cần bạn giúp. Dù tình huống là gì, bạn nên tận dụng cơ hội này để chứng tỏ sự nhiệt tình, thân thiện của mình. Giúp đỡ đồng nghiệp lúc này và sau này bạn có thể nhận lại sự giúp đỡ của họ.
“Sao người như vậy lại được thăng chức?”
Dù bạn không hài lòng khi sếp mới của mình là người thiếu năng lực nhưng hãy giữ điều đó trong lòng. Tuyên truyền ý kiến tiêu cực về những người khác làm bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp và nhỏ nhen. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nêu ý kiến của mình một cách khéo léo trong các buổi đánh giá hiệu quả làm việc hay khi được lãnh đạo cấp cao hỏi tới.
“Lương của tôi quá thấp”
Có thể bạn kiếm được ít tiền hơn đồng nghiệp hay thậm chí là thấp nhất trong văn phòng nhưng đi ca thán việc đó với tất cả mọi người bạn gặp sẽ không giúp ích gì cho bạn. Nếu bạn thực sự cảm thấy mình xứng đáng được tăng lương, hãy nói chuyện với sếp. Và khi nói chuyện với anh/ cô ấy, bạn không nên nhấn mạnh rằng lương hiện tại quá thấp. Hãy nêu dẫn chứng cụ thể rằng bạn đáng được nhiều hơn.
“Tôi không có thời gian để thực hiện công việc đó”
Câu này sẽ được hiểu rằng bạn không muốn làm nhiệm vụ đó. Nếu thực sự bận rộn, hãy chia sẻ thẳng thắn với sếp về cách ưu tiên hóa công việc của bạn để đảm bảo rằng bạn hoàn thành những công việc quan trọng nhất trước. Làm như vậy chứng tỏ bạn sẵn lòng với công việc và muốn hoàn thành từng nhiệm vụ một cách tốt nhất trong thời gian nhất định.
“Đó không phải là lỗi của tôi”
Khi gặp sai sót trong công việc, thay vì phản ứng một một cách cá nhân như thể mọi người đều đổ lỗi cho bạn, bạn nên bình tĩnh, tìm mọi cách khả thi để giải quyết vấn đề, đồng thời rút ra bài học cho bản thân. Phong cách làm việc chuyên nghiệp này sẽ khiến mọi người nể bạn hơn.
“Tôi sẽ chú tâm tới vấn đề đó”
Trong công việc, mọi người, đặc biệt là sếp không quan tâm tới việc hứa hẹn cố gắng, làm hết sức mình… Họ quan tâm tới kết quả, liệu bạn làm được việc đó hay không. Nếu bạn không thể, hãy thẳng thắn trình bày bạn cần những trợ giúp gì để hoàn thành công việc.
“Đừng nói chuyện này với ai”
Thậm thụt rỉ tai đồng nghiệp về những thông tin bạn cho là “hot” và dặn họ không nên nói với ai, bạn có dấu hiệu của một một người hay “buôn chuyện” chốn công sở. Muốn người khác không “buôn chuyện” về mình, trước tiên hãy hạn chế “buôn chuyện” về họ. Thậm chí, nếu bạn có ưu tiên biết những “tin mật” của công ty như ai sẽ được tăng lương hay ai bị sa thải, đừng tiết lộ cho người khác.
“Tôi không biết làm việc đó như thế nào”
Câu này có thể được hiểu theo 2 cách: một là, “Tôi không biết” (điều này khiến bạn trở thành người thiếu năng lực trong công việc), hai là “Tôi không muốn làm việc đó” (điều này khiến bạn trở thành một nhân viên lười biếng). Phản ứng được đánh giá cao hơn khi được giao/ nhờ một việc bạn chưa từng làm là “Tôi chưa từng làm việc này trước khi. Liệu anh/ chị có thể hướng dẫn tôi được không?” Điều này chứng tỏ bạn sẵn sàng học hỏi cũng như trợ giúp người khác.
Vũ Vũ
Theo Jobacle
Dưới đây là 7 câu nói “tối kỵ” bạn nên tránh tại nơi làm việc:
“Đó không phải là công việc của tôi”
Câu này sẽ được hiểu rằng: “Tôi sẽ không giúp đỡ anh/ chị vì nhiệm vụ đó không thuộc trách nhiệm của tôi”. Có thể đồng nghiệp tiếp cận bạn vì muốn bạn hòa đồng hơn với nhóm hoặc thực sự cần bạn giúp. Dù tình huống là gì, bạn nên tận dụng cơ hội này để chứng tỏ sự nhiệt tình, thân thiện của mình. Giúp đỡ đồng nghiệp lúc này và sau này bạn có thể nhận lại sự giúp đỡ của họ.
“Sao người như vậy lại được thăng chức?”
Dù bạn không hài lòng khi sếp mới của mình là người thiếu năng lực nhưng hãy giữ điều đó trong lòng. Tuyên truyền ý kiến tiêu cực về những người khác làm bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp và nhỏ nhen. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nêu ý kiến của mình một cách khéo léo trong các buổi đánh giá hiệu quả làm việc hay khi được lãnh đạo cấp cao hỏi tới.
“Lương của tôi quá thấp”
Có thể bạn kiếm được ít tiền hơn đồng nghiệp hay thậm chí là thấp nhất trong văn phòng nhưng đi ca thán việc đó với tất cả mọi người bạn gặp sẽ không giúp ích gì cho bạn. Nếu bạn thực sự cảm thấy mình xứng đáng được tăng lương, hãy nói chuyện với sếp. Và khi nói chuyện với anh/ cô ấy, bạn không nên nhấn mạnh rằng lương hiện tại quá thấp. Hãy nêu dẫn chứng cụ thể rằng bạn đáng được nhiều hơn.
“Tôi không có thời gian để thực hiện công việc đó”
Câu này sẽ được hiểu rằng bạn không muốn làm nhiệm vụ đó. Nếu thực sự bận rộn, hãy chia sẻ thẳng thắn với sếp về cách ưu tiên hóa công việc của bạn để đảm bảo rằng bạn hoàn thành những công việc quan trọng nhất trước. Làm như vậy chứng tỏ bạn sẵn lòng với công việc và muốn hoàn thành từng nhiệm vụ một cách tốt nhất trong thời gian nhất định.
“Đó không phải là lỗi của tôi”
Khi gặp sai sót trong công việc, thay vì phản ứng một một cách cá nhân như thể mọi người đều đổ lỗi cho bạn, bạn nên bình tĩnh, tìm mọi cách khả thi để giải quyết vấn đề, đồng thời rút ra bài học cho bản thân. Phong cách làm việc chuyên nghiệp này sẽ khiến mọi người nể bạn hơn.
“Tôi sẽ chú tâm tới vấn đề đó”
Trong công việc, mọi người, đặc biệt là sếp không quan tâm tới việc hứa hẹn cố gắng, làm hết sức mình… Họ quan tâm tới kết quả, liệu bạn làm được việc đó hay không. Nếu bạn không thể, hãy thẳng thắn trình bày bạn cần những trợ giúp gì để hoàn thành công việc.
“Đừng nói chuyện này với ai”
Thậm thụt rỉ tai đồng nghiệp về những thông tin bạn cho là “hot” và dặn họ không nên nói với ai, bạn có dấu hiệu của một một người hay “buôn chuyện” chốn công sở. Muốn người khác không “buôn chuyện” về mình, trước tiên hãy hạn chế “buôn chuyện” về họ. Thậm chí, nếu bạn có ưu tiên biết những “tin mật” của công ty như ai sẽ được tăng lương hay ai bị sa thải, đừng tiết lộ cho người khác.
“Tôi không biết làm việc đó như thế nào”
Câu này có thể được hiểu theo 2 cách: một là, “Tôi không biết” (điều này khiến bạn trở thành người thiếu năng lực trong công việc), hai là “Tôi không muốn làm việc đó” (điều này khiến bạn trở thành một nhân viên lười biếng). Phản ứng được đánh giá cao hơn khi được giao/ nhờ một việc bạn chưa từng làm là “Tôi chưa từng làm việc này trước khi. Liệu anh/ chị có thể hướng dẫn tôi được không?” Điều này chứng tỏ bạn sẵn sàng học hỏi cũng như trợ giúp người khác.
Vũ Vũ
Theo Jobacle