Những câu hỏi phỏng vấn xương thường gặp và các bẫy của NTD

  • Bắt đầu Bắt đầu tunx89
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

tunx89

Moderator
Việc tham dự phỏng vấn tuyển dụng làm bạn âu lo đến toát cả mồ hôi? Đừng ngại ngùng khi thú nhận điều này vì thật ra đó là tâm lý chung của đa số ứng viên. Tuy nhiên, có một điều đáng mừng là cho đến nay chưa có ứng viên nào “gục ngã” vì quá hồi hộp trong lúc phỏng vấn! Vì thế, bạn hãy bình tĩnh và tham khảo một số bí quyết sau để tự trấn tĩnh trước và trong buổi phỏng vấn.

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị thật chu đáo cho buổi phỏng vấn. Chuẩn bị kỹ sẽ giúp bạn thêm tự tin và bớt lo âu. Theo các chuyên gia, bạn nên dành ít nhất 3 giờ để chuẩn bị cho mỗi cuộc phỏng vấn. Việc đầu tiên bạn cần làm là suy nghĩ cách trả lời những câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất và tập trình bày rõ ràng.

Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn xương thường gặp

1. Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
Đây thật sự là cơ hội để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng (NTD). Bạn cần trình bày ngắn gọn và cô đọng về điểm mạnh, năng lực của bạn và những gì bạn có thể đóng góp cho công ty. Tuy nhiên, bạn không nên trả lời câu hỏi này một cách chung chung, chẳng hạn: “Tôi làm việc rất chăm chỉ và nhiệt tình.” Hãy tạo sự khác biệt cho bản thân bằng cách giới thiệu những phẩm chất chỉ bạn mới có và bắt đầu câu trả lời với “Tôi chính là người phù hợp nhất cho vị trí này vì ….”

2. Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi?
Đây là một trong những câu hỏi mà NTD hay dùng để kiểm tra xem bạn có chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn hay chưa. Bạn đừng bao giờ dự một buổi phỏng vấn mà không biết tí gì về công ty, đường hướng phát triển và hoạt động kinh doanh của nó nhé! Nếu bạn đã tìm hiểu, nghiên cứu về công ty, câu hỏi này sẽ cho bạn cơ hội để thể hiện tinh thần chủ động cũng như chứng tỏ kinh nghiệm và năng lực của bạn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của công ty.

3. Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
Hãy thành thật khi đề cập đến điểm yếu của bạn, nhưng đừng quên chứng tỏ bạn có thể biến nó thành điểm mạnh. Ví dụ: nếu trước đây bạn từng làm việc với hiệu quả chưa cao thì hãy trình bày những việc bạn đã làm để cải thiện điều này. NTD sẽ nhận ra bạn là người dám thừa nhận những điểm yếu của mình và luôn tìm cách để hoàn thiện bản thân.

4. Tại sao bạn lại rời bỏ công việc cũ?
Ngay cả khi bạn rời bỏ công việc cũ với tâm trạng không vui, bạn cũng không nên trả lời câu hỏi này với thái độ tiêu cực. Hãy khéo léo né tránh đề cập đến những điều bạn không hài lòng về công việc cũ. Còn nếu bạn thật sự muốn đề cập, hãy cố gắng trình bày chúng cùng với một số điểm tích cực để cân bằng. Việc than phiền không dứt về công ty cũ sẽ khiến NTD không đánh giá cao thái độ làm việc của bạn.

5. Hãy mô tả một tình huống khó khăn bạn từng gặp phải và cách bạn đã xử trí
Đôi lúc, bạn sẽ không biết trả lời câu hỏi này như thế nào, đặc biệt là khi bạn mới ra trường và chưa có kinh nghiệm. Khi hỏi câu này, NTD muốn biết bạn có khả năng tư duy để tìm ra giải pháp cho tất cả vấn đề bạn gặp phải hay không. Ngay cả khi vấn đề của bạn là không có đủ thời gian để học tập, nghiên cứu, bạn cũng cần cho NTD thấy cách bạn đã điều chỉnh thứ tự ưu tiên trong lịch làm việc của mình để giải quyết nó. Việc này chứng tỏ bạn là người có tinh thần trách nhiệm và có thể tự mình tìm ra giải pháp cho vấn đề gặp phải.

6. Bạn tự hào nhất về thành tích nào của mình?
Khi trả lời câu hỏi này, bạn nên chọn một thành tích liên quan đến nghề nghiệp và phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển để giới thiệu. Hãy ngẫm nghĩ về những phẩm chất công ty đang tìm kiếm ở ứng viên và tìm ra một ví dụ phù hợp nhất để chứng tỏ bạn chính là người công ty đang cần.

7. Bạn đề nghị mức lương ra sao?
Đây là một trong những câu hỏi khó nhất, đặc biệt là đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Việc đầu tiên cần làm trước khi dự phỏng vấn là nghiên cứu mức lương phổ biến trong ngành nghề của bạn để ước lượng con số mình nên đề nghị. Hãy trình bày rõ ràng với NTD rằng bạn sẽ chỉ bàn thảo chi tiết về lương bổng khi đã nhận được lời đề nghị tuyển dụng. Nếu NTD thúc ép bạn đưa ra một câu trả lời cụ thể, bạn hãy đưa ra một mức lương kiểu “khoảng” hơn là một con số chính xác.

8. Hãy kể cho tôi nghe đôi điều về bạn
Khi hỏi câu này, NTD không hề muốn nghe bạn kể “tràng giang đại hải” về quê hương của bạn hay những việc bạn đã làm vào cuối tuần. Vì thế, bạn hãy mô tả ngắn gọn về bản thân, kinh nghiệm làm việc và mục tiêu nghề nghiệp của bạn rồi kết thúc bằng việc khẳng định sự khát khao được làm việc cho công ty. Nếu bạn đã chuẩn bị kỹ câu trả lời thì câu hỏi này chính là cơ hội tốt để bạn nhấn mạnh thêm năng lực của mình.

Kế tiếp, bạn nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi về công ty và công việc của bạn. Việc này sẽ tạo ấn tượng tốt cho NTD vì họ nghĩ bạn thật sự quan tâm đến vị trí này.

Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, nếu bạn không biết rõ đường đi đến địa điểm phỏng vấn thì trước khi gặp NTD vài ngày, bạn nên đi trước để dò đường. Việc này còn giúp bạn ước lượng được khoảng thời gian cần thiết để đến địa điểm phỏng vấn đúng giờ.

Có nhiều tình huống mà nhà tuyển dụng gọi là “bẫy” để “xoay” ứng viên. Nếu chẳng may gặp những chiếc “bẫy” này, bạn cần biết cách phản ứng nhanh nhẹn, tế nhị, khéo léo và thông minh.


Dưới đây là một số kiểu “bẫy” của nhà tuyển dụng:

Đặt câu hỏi phỏng vấn không rõ ràng
Khi trả lời bất cứ câu hỏi nào, bạn cần nghĩ đến hai điều. Thứ nhất là trả lời điều người phỏng vấn đã nêu. Thứ hai là trả lời sao cho ngắn gọn và ấn tượng. Tuy nhiên, với những câu hỏi lan man, không cụ thể, có khi vô thưởng vô phạt, không hề liên quan đến nghề nghiệp, bạn cần biết trả lời khéo léo để không làm phật lòng nhà tuyển dụng.

Cách hay nhất là bạn đưa ra một nhận xét dí dỏm, thông minh, sau đó “lái” nhà tuyển dụng vào vấn đề cụ thể: “Ồ, tôi vừa nhận được một câu hỏi trắc nghiệm IQ hay nhất từ trước đến giờ. Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi xin nói một chút về...” Sau đó, hãy an tâm vì nhà tuyển dụng sẽ không còn nhớ câu họ vừa hỏi để tiếp tục “vặn vẹo” bạn nữa đâu.


Giữ im lặng “đáng sợ”

Đây là một kiểu “bẫy” phổ biến tại các cuộc phỏng vấn. Và có không ít ứng viên bị “sập”.

Đó là trường hợp bạn đã trả lời đầy đủ và đang đợi câu hỏi khác. Thế nhưng, chẳng biết vô tình hay hữu ý, người phỏng vấn vẫn chăm chú quan sát bạn, chừng như đang muốn nghe bạn nói tiếp, trong khi bạn chẳng còn gì để nói.

Một số ứng viên, trong sự im lặng và cái nhìn xoáy sâu của nhà tuyển dụng đã bị mất bình tĩnh, cuống quýt, lắp bắp. Phản xạ này thường bị đánh điểm rất thấp. Tệ hơn nữa là trong sự mất bình tĩnh đó, ứng viên tiết lộ những thông tin không có lợi cho mình với nhà tuyển dụng. Vì vậy, tốt nhất bạn đáp trả lại cái nhìn của nhà tuyển dụng với ánh mắt thân thiện và bình tĩnh. Nếu họ im lặng quá lâu, hãy chủ động là người đưa ra câu hỏi.

Khơi mào để bạn nói ra các bí mật cá nhân

Người phỏng vấn chuyên nghiệp rất có kinh nghiệm trong việc tạo ra bầu không khí thân thiện, cởi mở trong lúc nói chuyện với ứng viên. Và bạn hãy cẩn thận với loại “bẫy” này!

Đó là trường hợp xảy ra cách đây không lâu: một ứng viên sáng giá của Trường Công nghệ sinh học Matxcơva được giới thiệu cho một khách hàng lớn, một Công ty Sản xuất và Dịch vụ Vận tải Hải quan. Ông chủ công ty, sau khi kiểm tra năng lực làm việc và trình độ của ứng viên, đã rất hài lòng và muốn mời ứng viên này làm việc cho mình.

Tuy nhiên, trong cuộc nói chuyện vui vẻ, thân mật với ông chủ doanh nghiệp, ứng viên này đã vô ý bộc lộ ý định sẽ “đi du học lấy bằng thạc sĩ ở Anh quốc trong một ngày không xa, bây giờ đi làm chỉ là để có tiền trang trải mọi chi phí sinh hoạt tại Matxcơva.” Đương nhiên, ứng viên này đã không bao giờ được mời làm việc.

Do đó, trong các cuộc phỏng vấn, điều quan trọng là bạn phải biết kiểm soát bản thân, đừng nói những câu thừa thãi hay biểu lộ tâm trạng vui vẻ, hưng phấn thái quá. Hãy tỏ ra bình tĩnh trước mọi tình huống, kể cả khi người phỏng vấn muốn “khiêu khích” bạn nhằm tìm kiếm các thông tin “mật” mà bạn “sống để bụng chết mang theo”!

Làm ra vẻ thích nghe bạn nói

Đây là một kiểu “bẫy” mà các ứng viên mắc bệnh nói nhiều sẽ bị “lừa”. Sau khi đưa ra một câu hỏi, người phỏng vấn tỏ vẻ chăm chú nghe bạn nói, thỉnh thoảng đệm vào một câu “À, ra thế”, “thú vị nhỉ” và ghi chép cái gì đó.

Thế là bạn sẽ huyên thuyên dài dòng và không biết điểm dừng ở đâu. Người phỏng vấn ngay lập tức đánh giá bạn là người “lơ tơ mơ” và không biết cách hoạch định công việc cụ thể hay lên kế hoạch làm việc chuẩn mực.

Tốt nhất, bạn nên trả lời các câu hỏi một cách ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc trong vòng vài phút. Nếu người phỏng vấn muốn bạn trình bày chi tiết hơn thì bạn có thể nói dài hơn một chút, nhưng tuyệt đối không được lan man, vòng vo.

Cố tình khiêu khích ứng viên

Có trường hợp ứng viên đang trả lời rất hào hứng về một công việc trước đây, đột nhiên nhà tuyển dụng ngắt lời họ “Xin lỗi, tôi có cảm giác rằng, anh chị là người hay uống rượu. Vậy anh (chị) có thường uống rượu trong giờ làm việc không?”

Hãy bình tĩnh vì đây là cái bẫy to đùng của nhà tuyển dụng! Họ đang kiểm tra khả năng kiềm chế và tự chủ của bạn đó. Vì vậy, đừng nổi khùng hoặc tự ái với câu hỏi đó. Nếu bạn là người không uống rượu hãy trình bày quan điểm của mình. Còn nếu bạn là người biết uống rượu, bạn có thể nói rằng bạn chỉ uống rượu ở những nơi nào và khi nào.

Nếu nhà tuyển dụng chưa tìm ra “cái bẫy” khác thì bạn phải thật khéo léo thoát ra khỏi tình huống bằng một câu hỏi tế nhị như: “Hình như ông (bà) đang quan tâm đến công việc trước kia của tôi, và có lẽ tôi đang bỏ dở câu chuyện của mình, tôi có thể tiếp tục được không?”

Thực tế cho thấy, ít người phỏng vấn nào muốn quay lại tranh cãi vấn đề này. Và như vậy, bạn vừa sa vào “bẫy” nhưng đã thông minh thoát ra rồi đấy!

Hơn nữa, để gây được sự chú ý đến NTD, mời các bạn đọc bài Để được nhà tuyển dụng chú ý và nhớ đến
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Mình đg mún tìm đề thi PFC(nhân viên tư vấn tài chíh cá nhân) của ngân hàng ACB thág 8/2011 vừa rồi. Có bạn nào pít nội dung đề thi đó mog chia sẻ với mình nha. Thank các bạn rất nhìu^^!
 
Mình đg mún tìm đề thi PFC(nhân viên tư vấn tài chíh cá nhân) của ngân hàng ACB thág 8/2011 vừa rồi. Có bạn nào pít nội dung đề thi đó mog chia sẻ với mình nha. Thank các bạn rất nhìu^^!
ACB thi trên máy nên khả năng khó có đề chụp lại được. Nhưng bạn có thể vào đây để đặt câu hỏi. Đặt câu hỏi ở đây là dễ bị mod xóa bài lắm :D.http://ub.com.vn/threads/539-Thi-tuyen-va-phong-van-vao-Ngan-hang-A-Chau-ACB?goto=newpost
 
Back
Bên trên