cocghe266
Administrator
"Để thực hiện thành công quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam, có nhiều ẩn số liên quan cần làm rõ", các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đề cập.
Tại Hội thảo "Nền kinh tế trước thử thách tái cơ cấu" tổ chức tại Hà Nội ngày 19/9, TS. Nguyễn Đức Thành, giám đốc trung tâm VEPR, chủ biên cuốn sách "Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2012", khẳng định: "Quá trình tái cơ cấu kinh tế đòi hỏi những chi phí kinh tế - xã hội không hề nhỏ, đụng chạm đến quyền lợi của nhiều nhóm lợi ích khác nhau, và do đó, đặt cả Chính phủ lẫn toàn bộ nền kinh tế trước những thử thách to lớn."
[TABLE="width: 200, align: center"]
[TR]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="align: center"]Quá trình tái cơ cấu có một số thuận lợi nhất định để triển khai, nhưng sẽ phải trả phí không hề nhỏ. Ảnh: Danh Anh[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Một trong ba chương trình tái cơ cấu theo tinh thần của Hội nghị Trung ương 3 (2011) là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại. Theo VEPR, để thực hiện nhiệm vụ này thì có nhiều "ẩn số" cần làm rõ.
Điều đầu tiên là chưa rõ mô hình kinh doanh ngân hàng sau tái cơ cấu. Các chỉ tiêu định lượng về số lượng, quy mô, loại hình ngân hàng chưa được định hình trong đề án tái cơ cấu. Hiện cũng chưa rõ từ việc dự tính các tổn thất có thể phát sinh tới việc xác định các nguồn lực tài chính để tái cơ cấu.
Trong quá trình sáp nhập các ngân hàng lớn với các ngân hàng nhỏ, các ngân hàng lớn sẽ phải chịu những tổn thất nhất định về tài chính.
Bên cạnh đó, nguồn tiền ở đâu để ngân hàng nhà nước cấp thanh khoản hay hỗ trợ các ngân hàng yếu kém trong điều kiện chính cơ quan quản lý tài chính của chính phủ là Bộ Tài chính cũng không xác định được qũy dành cho tái cơ cấu là bao nhiêu.
Vai trò của công ty mua bán nợ (DATC) cũng chưa được làm rõ. Theo VEPR, để làm tốt vai trò của mình trên thị trường mua bán nợ, DATC phải có có nguồn tài chính, hoặc được phát hành trái phiếu do chính phủ bảo lãnh và có một cơ chế mua bán nợ rõ ràng, trên cơ sở chất lượng của các khoản nợ xấu.
Một "ẩn số" nữa là cơ chế phối hợp giữa cơ quan đầu mối và cơ quan phối hợp trong quá trình thực hiện tái cơ cấu.
Mô hình Ngân hàng trung ương là đơn vị thực hiện tái cơ cấu cũng thường thấy ở một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở VN, nên thành lập một cơ quan/ ủy ban quốc gia về thực hiện tái cơ cấu, trong đó ngân hàng nhà nước là đơn vị đầu mối trực tiếp, có sự tham gia của các bên liên quan như Bộ tài chính, Bảo hiểm tiền gửi, công ty mua bán tài sản AMC và cơ quan giám sát tài chính quốc gia.
Khi đó, những khó khăn hạn chế liên quan đến nguồn lực tài chính cho tái cơ cấu, cơ chế giám sát trong quá trình tái cơ cấu, xử lý và bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, xử lý tài sản đảm bảo và nợ xấu, đặc biệt là mối liên hệ giữa tái cơ cấu hệ thống ngân hàng với tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu thị trường chứng khoán, trong bối cảnh tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế, sẽ được giải quyết.
Trong một đề án tổng thể chung, nhưng giữa tái cơ cấu hệ thống ngân hàng với tái cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước có mối liên hệ như thế nào, điều này vẫn chưa được làm rõ.
Một "ẩn số" quan trọng khác được ông Nguyễn Hồng Sơn và nhóm nghiên cứu trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội đưa ra là cách thức, phương pháp đánh giá hiệu quả của quá trình tái cơ cấu. Có ba đối tượng sẽ phải chia sẻ thiệt hại trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là nhà nước, ngân hàng và người dân.
Một yếu tố để đánh giá hiệu quả là niềm tin của công chúng với hệ thống ngân hàng trong hiện trạng và tương lai, sau tái cơ cấu. Yếu tố này cũng chưa được nêu lên và cũng chưa có tài liệu nào chính thức đề cập tới, cho dù đây là yếu tố quan trọng góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng.
Tại Hội thảo "Nền kinh tế trước thử thách tái cơ cấu" tổ chức tại Hà Nội ngày 19/9, TS. Nguyễn Đức Thành, giám đốc trung tâm VEPR, chủ biên cuốn sách "Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2012", khẳng định: "Quá trình tái cơ cấu kinh tế đòi hỏi những chi phí kinh tế - xã hội không hề nhỏ, đụng chạm đến quyền lợi của nhiều nhóm lợi ích khác nhau, và do đó, đặt cả Chính phủ lẫn toàn bộ nền kinh tế trước những thử thách to lớn."
[TABLE="width: 200, align: center"]
[TR]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="align: center"]Quá trình tái cơ cấu có một số thuận lợi nhất định để triển khai, nhưng sẽ phải trả phí không hề nhỏ. Ảnh: Danh Anh[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Một trong ba chương trình tái cơ cấu theo tinh thần của Hội nghị Trung ương 3 (2011) là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại. Theo VEPR, để thực hiện nhiệm vụ này thì có nhiều "ẩn số" cần làm rõ.
Điều đầu tiên là chưa rõ mô hình kinh doanh ngân hàng sau tái cơ cấu. Các chỉ tiêu định lượng về số lượng, quy mô, loại hình ngân hàng chưa được định hình trong đề án tái cơ cấu. Hiện cũng chưa rõ từ việc dự tính các tổn thất có thể phát sinh tới việc xác định các nguồn lực tài chính để tái cơ cấu.
Trong quá trình sáp nhập các ngân hàng lớn với các ngân hàng nhỏ, các ngân hàng lớn sẽ phải chịu những tổn thất nhất định về tài chính.
Bên cạnh đó, nguồn tiền ở đâu để ngân hàng nhà nước cấp thanh khoản hay hỗ trợ các ngân hàng yếu kém trong điều kiện chính cơ quan quản lý tài chính của chính phủ là Bộ Tài chính cũng không xác định được qũy dành cho tái cơ cấu là bao nhiêu.
Vai trò của công ty mua bán nợ (DATC) cũng chưa được làm rõ. Theo VEPR, để làm tốt vai trò của mình trên thị trường mua bán nợ, DATC phải có có nguồn tài chính, hoặc được phát hành trái phiếu do chính phủ bảo lãnh và có một cơ chế mua bán nợ rõ ràng, trên cơ sở chất lượng của các khoản nợ xấu.
Một "ẩn số" nữa là cơ chế phối hợp giữa cơ quan đầu mối và cơ quan phối hợp trong quá trình thực hiện tái cơ cấu.
Mô hình Ngân hàng trung ương là đơn vị thực hiện tái cơ cấu cũng thường thấy ở một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở VN, nên thành lập một cơ quan/ ủy ban quốc gia về thực hiện tái cơ cấu, trong đó ngân hàng nhà nước là đơn vị đầu mối trực tiếp, có sự tham gia của các bên liên quan như Bộ tài chính, Bảo hiểm tiền gửi, công ty mua bán tài sản AMC và cơ quan giám sát tài chính quốc gia.
Khi đó, những khó khăn hạn chế liên quan đến nguồn lực tài chính cho tái cơ cấu, cơ chế giám sát trong quá trình tái cơ cấu, xử lý và bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, xử lý tài sản đảm bảo và nợ xấu, đặc biệt là mối liên hệ giữa tái cơ cấu hệ thống ngân hàng với tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu thị trường chứng khoán, trong bối cảnh tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế, sẽ được giải quyết.
Trong một đề án tổng thể chung, nhưng giữa tái cơ cấu hệ thống ngân hàng với tái cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước có mối liên hệ như thế nào, điều này vẫn chưa được làm rõ.
Một "ẩn số" quan trọng khác được ông Nguyễn Hồng Sơn và nhóm nghiên cứu trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội đưa ra là cách thức, phương pháp đánh giá hiệu quả của quá trình tái cơ cấu. Có ba đối tượng sẽ phải chia sẻ thiệt hại trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là nhà nước, ngân hàng và người dân.
Một yếu tố để đánh giá hiệu quả là niềm tin của công chúng với hệ thống ngân hàng trong hiện trạng và tương lai, sau tái cơ cấu. Yếu tố này cũng chưa được nêu lên và cũng chưa có tài liệu nào chính thức đề cập tới, cho dù đây là yếu tố quan trọng góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng.
Danh Anh
Theo NDHMoney
Theo NDHMoney