Nhờ trả lời câu hỏi liên quan đến TTQT trong Ngân hàng?

pinkgirl10291

Thành viên tích cực
Trả lời giúp mình mấy câu hỏi này với các sư huynh, sư tỉ:

  1. Bạn hãy cho biết khi nào doanh nghiệp xuất khẩu sẽ sử dụng hối phiếu để đòi tiền người mua hàng? Khi nào hối phiếu sẽ có giá trị? Người thụ hưởng hối phiếu (đã có giá trị) sẽ có thể sử dụng hối phiếu chậm trả chưa đến hạn thanh toán như thế nào? Khi chuyển nhượng lại hối phiếu cho người khác, người thụ hưởng hiện tại trên hối phiếu sẽ thực hiện nghiệp vụ gì đối với hối phiếu?


  1. C/O do phòng thương mại và công nghiệp nước xuất khẩu cấp có phải là chứng từ bắt buộc phải có hay không? Trường hợp nào sẽ buộc phải có chứng từ này? Có phải có C/O chỉ có thể được phát hành bởi phòng thương mại và công nghiệp nước xuất khẩu? Nếu có nhiều đối tượng khác cũng cấp được C/O thì người nhập khẩu phải yêu cầu như thế nào để có được đúng loại C/O như mong muốn?


  1. Anh( chị) hãy cho biết vì sao người thụ hưởng L/C (thường là nhà xuất khẩu) phải kiểm tra lại L/C trước khi chấp nhận thực hiện theo L/C? Do khách quan mà khi giao hàng nhà xuất khẩu đã giao hàng trể hạn 01 ngày so với L/C qui định thì phải xử lý việc này thế nào (giả định người mở L/C sẽ có thiện chí hợp tác)?
 
1/ Bạn hãy cho biết khi nào doanh nghiệp xuất khẩu sẽ sử dụng hối phiếu để đòi tiền người mua hàng? Khi nào hối phiếu sẽ có giá trị? Người thụ hưởng hối phiếu (đã có giá trị) sẽ có thể sử dụng hối phiếu chậm trả chưa đến hạn thanh toán như thế nào? Khi chuyển nhượng lại hối phiếu cho người khác, người thụ hưởng hiện tại trên hối phiếu sẽ thực hiện nghiệp vụ gì đối với hối phiếu?
--> châu Âu cần HP hơn châu Á vì nói thực hiện đúng chức năng công cụ chuyển nhượng. Nếu là LC thì tùy LC có quy định hay ko. Draft trả ngay ký là có gtrị, trả chậm cần chấp nhận mới chuyển nhượng được --> ký hậu HP khi chuyển nhượng.
Câu Số 1 không nhớ rõ lắm. hihi
2/ C/O do phòng thương mại và công nghiệp nước xuất khẩu cấp có phải là chứng từ bắt buộc phải có hay không? --> ko bắt bưộc, cái này quan trọng cho hàng miễn giảm thuế.
Trường hợp nào sẽ buộc phải có chứng từ này? --> đã trả lời bên trên, bắt buộc khi LC quy định thôi.
Có phải có C/O chỉ có thể được phát hành bởi phòng thương mại và công nghiệp nước xuất khẩu? Nếu có nhiều đối tượng khác cũng cấp được C/O thì người nhập khẩu phải yêu cầu như thế nào để có được đúng loại C/O như mong muốn? --> C/O có thể do Beneficiary lập (LC), Seller, Manufacturer; quy định đối tượng cấp C/O rõ trong hơp đồng và LC nếu là thanh toán LC
3/ Anh( chị) hãy cho biết vì sao người thụ hưởng L/C (thường là nhà xuất khẩu) phải kiểm tra lại L/C trước khi chấp nhận thực hiện theo L/C? --> rủi ro, khả năng thực hiện. Điều này giống như ký hợp đồng vậy thôi.
Do khách quan mà khi giao hàng nhà xuất khẩu đã giao hàng trể hạn 01 ngày so với L/C qui định thì phải xử lý việc này thế nào (giả định người mở L/C sẽ có thiện chí hợp tác)? --> Ngân hàng đi bất hợp lệ (BHL) late shipment, trừ phí BHL đúng quy định; về phía Applicant cứ chấp nhận bỏ wa BHL và thanh toán thôi.
 
Dear MAIV088: bạn có thể giải thích rõ quy định ở đâu giấy chứng nhận xuất xứ có thể do Beneficiary, Seller, Manufacturer lập không? vì thường chỉ có Quality and Quantity certificate có thể do Manufacturer lập. Còn cơ quan cấp CO tùy từng nước khác nhau nhưng theo mình biết thì chỉ có Phòng thương mại và công nghiệp hoặc ủy quyền của cơ quan này (eg: Phòng quản lý XNK; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất...) hoặc do hải quan cấp (eg: CO form AK).
 
Thật ra quy định ai cấp C/O cũng là do 2 bên mua bán yêu cầu với nhau thôi. Còn về "ở đâu giấy chứng nhận xuất xứ có thể do Beneficiary, Seller, Manufacturer" thì bạn có thể tham khảo ISBP 681, para. 182
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,533
Thành viên mới nhất
dongthunggo
Back
Bên trên