Nhờ các bạn có kinh nghiệm giúp đỡ tình huống éo le này ....!!!! :(

vohoangchuong2006

Verified Banker
Dear các bạn,

Mình nhận 1 khách là là Cty TNHH MTV, mới nghe tin ông chủ đồng thời là ông giám đốc mới mất vì tai nạn hôm qua.

Hix, hiện tại KH đang có dư nợ tại ngân hàng. Giờ ông đó mất đi, đang lo ko biết ai sẽ trả nợ, rồi chữ ký trên những giấy tờ sắp tới như ủy nhiệm chi, ủy quyền .... ai sẽ ký.

Công ty này là Công ty 1 thành viên nên Ông chủ toàn quyền,

Anh chị nào có kinh nghiệm giải quyết tình huống này chỉ mình với...! =((

Thanks mọi người
 
Bạn phải nói rõ cái này tài sản là của giám đốc hay bên thứ ba chứ. Nhìn chung là cứ đòi vợ ông chủ. Nếu vợ không trả thì khởi kiện.:).Mà khởi kiện là tình huống bất đắc dĩ thôi. Đến nhà họ thăm viếng rồi lựa lời nói khéo với họ, ngân hàng nắm tài sản rồi thì cũng đâu có lo lắng gì mấy đâu (trừ khi ts có vấn đề).^:)^
 
Sống chết có số, người ta tận số rồi, tha cho người ta đi. Chết còn ko được yên nữa :(

:( Có ai làm gì đâu mà. Vấn đề ở chỗ sẽ liên lục mình, mà xử lý 3 cái này thì ôi thôi mất tg vô cùng tận :(

- - - Updated - - -

Bạn phải nói rõ cái này tài sản là của giám đốc hay bên thứ ba chứ. Nhìn chung là cứ đòi vợ ông chủ. Nếu vợ không trả thì khởi kiện.:).Mà khởi kiện là tình huống bất đắc dĩ thôi. Đến nhà họ thăm viếng rồi lựa lời nói khéo với họ, ngân hàng nắm tài sản rồi thì cũng đâu có lo lắng gì mấy đâu (trừ khi ts có vấn đề).^:)^

Tài sản của bên thứ 3 nhưng hiện tại đã đi nước ngoài, sang năm sau mới về. Hix, xui tận mạng luôn. GĐ đã ko còn, chủ TS thì đi nước ngoài dài hạn. Cái quan trọng ko phải là nắm TS hay ko, mà là mất tg, công sức để lo ba cái việc này. Nếu có xảy ra kiện tụng còn chết dở nữa. :(
 
Đừng nói đến việc thu nợ hay không, trước hết hãy đến chia buồn với gia quyến nhà người ta đã, rồi mọi chuyện tính tiếp; người ta vừa mất, mồ còn chưa xanh cỏ đã tìm cách xem thu nợ nần ra sao rồi, đúng là...chán chả buồn nói :(
 
- Đã ko biết thì thôi, chứ nếu biết thì chuyện đến viếng chia buồn với gia đình họ là đương nhiên. Ngày trước, Giám đốc điều hành của KH mình (doanh nghiệp nhỏ thôi) tự tử. Lúc đó tình hình sản xuất khó khăn, nợ trả bắt đầu ko đều, nhưng sếp mình vẫn đi viếng chia buồn đàng hoàng. Cái này mình nghĩ Chương biết cách cư xử :)

- Trường hợp của mình vẫn may hơn Chương, là còn có bác Tổng giám đốc (TGĐ) 80 tuổi. Bác TGĐ này thuê bác kia điều hành công ty, và cứ ở mút chỉ bên Mỹ, thi thoảng mới sang VN. Sau khi bác kia tự tử, bác này mò về thì tình hình công ty loạn hết cả lên rồi, đơn hàng thì ko có, chỉ gia công cầm cự. Tuy nhiên, bác già này khá đàng hoàng, ko có tiền trả hàng tháng, thì lấy tiền cá nhân (hay đâu đó chả biết) ứng ra để thanh toán cho bên mình trước. Nói trả tiền đủ như vậy, nhưng mình cũng chả được ngồi yên ~X(

- Chắc Chương phải nhờ bên Pháp lý tư vấn thôi, vì chắc họ có nhiều "mưu" và "linh hoạt" lắm :-??

- Nếu người nhà tốt giống bác TGĐ mà mình vùa nói ở trên, thì đầu Chương bớt hói hơn 1 chút, nhưng vẫn nơm nớp :D

- Ai là người thừa kế cty, thì người đó sẽ giải quyết khoản nợ với NH. Quy trình chia tài sản ( ko có di chúc sẵn) chắc lâu. Nếu cty làm ăn tốt, thì ngta còn nhận thừa kế và tiếp tục duy trì cty + trả nợ. Chứ cty mà xấu, thấy ko có tương lai, thì có khi được nhận thừa kế, nhưng ngta chả thèm nhận, rước thêm cục nợ to đùng vào thân :D.

- Nếu ko đòi được nợ, chắc chắn phải chuyển qua Pháp lý, kiện tung tùm lum, cái này thì là chúa mất thời gian ( trường hợp cty mình là thế, còn NH thì ko biết làm suôn sẻ hơn ko?!?!). Nếu Bên bảo lãnh mà đi nước ngoài, đến lúc có kiện tụng, ko biết Tòa án có thể triệu tập Bên bảo lãnh về ko nhỉ?!?!, hoặc là Bên bảo lãnh sẽ ủy quyền cho ai đó giải quyết (mình ko rành về Luật nên ko rõ):-??

- Hoặc giờ phải có 1 cty khác tự nguyện mua lại nợ của cty này (bên mình đã có trường hợp này). Tuy nhiên, muốn mua nợ thì cũng phải đợi có TGĐ mới chứ nhỉ?!?!, cũng lại mất thời gian.

- Tóm lại là vào huyên thuyên, chia sẻ với Chương thế thôi /:); chứ tình hình này chắc tóc Chương khó lòng nhú lên được :(
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Theo em thì cách mình có thể dùng đc là gọi lên phòng pháp chế của Ngân hàng xin tư vấn ạ ;)) (Tất nhiên ko phải về vấn đề tình cảm) ;))
 
Xem tình hình gia đình cty đó như thế nào đã rồi hãy tính đến pháp chế ^^, qua vụ này là kinh nghiệm bác đầy mình
 
Thanks mọi người,

Mình post cái vụ này cũng lâu rồi mà dạo này cv nhiều quá nên ít ghé lại ub. Mình cập nhật thêm tin tức nhé.

Vụ này đã được giải quyết ổn thỏa như sau: Ký lùi ngày tất cả mọi thủ tục pháp lý thay đổi Chủ sở hữu và đại diện pháp luật của Công ty. Ngày thay đổi trước khi vị GĐ này mất đi. Sẽ có bạn thắc mắc tại sao Sở kế hoạch và đầu tư cho phép làm thay đổi lùi ngày thì câu trả lời là mối quan hệ và tiền nong là xong :)

Sau đó làm thủ tục công chứng lại hồ sơ là ok.

Và kinh nghiệm rút ra từ Cty này là: Cty kiểu gì gì thì cũng phải có cho bằng được cái giấy ủy quyền của người đại diện Công ty cho người khác (có thể là Phó GĐ hay Kế toán ...) để ký các chứng từ giao dịch. Nếu mà ko có GUQ nhé, lỡ người đại diện mất đi, khỏi ai được phép ký tá cho NH. Lúc đó lại chạy đôn chạy đáo như mình.
 
Theo như mình biêt trong luật có quy định về việc chuyển nhóm nợ có trường hợp trên.
Vì khi kí hợp đồng và người đại diện là ông Giám đốc công ty. Như vậy trong trường hợp trên bạn cần xin ý kiến Ban lãnh đạo về việc trích lập dự phòng rủi ro 100% cho dư nợ (vì ảnh hưởng đến thu nhập NH). Phòng trường hợp CTY không trả được nợ.
Theo như thực tế do công ty có trách nhiệm trả nợ nên người đại diện tiếp theo sẽ kí kết lại phụ lục hợp đồng tín dụng với Cơ quan bạn (cái này cũng cần nói khéo).
 
.

Vụ này đã được giải quyết ổn thỏa như sau: Ký lùi ngày tất cả mọi thủ tục pháp lý thay đổi Chủ sở hữu và đại diện pháp luật của Công ty. Ngày thay đổi trước khi vị GĐ này mất đi. Sẽ có bạn thắc mắc tại sao Sở kế hoạch và đầu tư cho phép làm thay đổi lùi ngày thì câu trả lời là mối quan hệ và tiền nong là xong :)

Sau đó làm thủ tục công chứng lại hồ sơ là ok.
Chưa hiểu lắm, ký lùi ngày nhưng ai ký vậy ban ?
 
Back
Bên trên