NHNN sẽ hạn chế các TCTD lợi dụng ủy thác để vi phạm giới hạn tăng trưởng tín dụng, huy động vốn, lãi suất, cho vay kinh doanh chứng khoán...
Hôm nay (9/10), Ngân hàng nhà nước (NHNN) công bố dự thảo Thông tư quy định hoạt động ủy thác, nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo NHNN, hiện cơ quan này đã ban hành Thông tư 04/2012 quy định về nghiệp vụ nhận ủy thác và ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 04) và Thông tư 05/2006 hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cho thuê tài chính và dịch vụ ủy thác cho thuê tài chính (Thông tư 05).
Tuy nhiên, NHNN đánh giá những quy định tại Thông tư 04 và Thông tư 05 còn chung chung và chưa đầy đủ. Do vậy, cơ quan này xây dựng Thông tư mới nhằm đưa ra một quy định chung và đầy đủ về hoạt động ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, để thực hiện hoạt động ủy thác, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phải tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện tại dự thảo Thông tư nhằm đảm bảo hoạt động ủy thác được thực hiện an toàn, hiệu quả và kiểm soát rủi ro.
Do đặc thù nghiệp vụ ủy thác vừa mang tính chất của công cụ huy động vốn và công cụ cho vay nên Thông tư có mục tiêu quản lý chặt chẽ hoạt động nhận uỷ thác và uỷ thác của tổ chức tín dụng, hạn chế và kiểm soát vi phạm các quy định của pháp luật về giới hạn tăng trưởng tín dụng, huy động vốn, lãi suất, quy định về hoạt động trên thị trường liên ngân hàng, cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán cũng như các giới hạn đảm bảo an toàn khác.
Cụ thể, để hạn chế tình trạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài làm trái tính chất của hoạt động ủy thác, dự thảo Thông tư quy định việc ủy thác, nhận ủy thác phải được thực hiện thông qua hợp đồng ủy thác để tránh hiện tượng lợi dụng vốn ủy thác để sử dụng ngoài phạm vi hoạt động ủy thác.
Việc ủy thác, nhận ủy thác để thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng chỉ được thực hiện khi bên ủy thác, bên nhận ủy thác đều được phép thực hiện hoạt động đó.
Dự thảo Thông tư cũng quy định các khoản ủy thác là tài sản của bên ủy thác. Nguyên tắc này đảm bảo tính chất rủi ro của hoạt động ủy thác do bên ủy thác chịu, do vậy bên ủy thác phải đảm bảo tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ an toàn nhằm hạn chế việc lợi dụng hoạt động ủy thác để tránh các giới hạn an toàn.
Bên nhận ủy thác không được thực hiện ủy thác lại cho bên thứ ba, nhằm đảm bảo loại bỏ hoạt động trung gian trong ủy thác, nhận ủy thác, phù hợp với bản chất của hoạt động ủy thác.
Bên nhận uỷ thác không được sử dụng vốn uỷ thác trái với mục đích, nội dung của hoạt động uỷ thác được quy định tại hợp đồng uỷ thác, nhằm hạn chế việc lạm dụng vốn ủy thác, sử dụng sai mục đích ủy thác và tránh hiện tượng bên ủy thác, bên nhận ủy thác cấu kết làm trái các quy định. Đồng thời, bên nhận ủy thác không được hạch toán vốn ủy thác vào tài sản mà phải hạch toán ngoại bảng để theo dõi.
Việc chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác của ngân hàng mẹ phải tuân thủ quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài, tránh việc lợi dụng vay nước ngoài mà NHNN không kiểm soát được.
Bên ủy thác phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với vốn ủy thác, bên nhận ủy thác không phải thực hiện. Nguyên tắc này để đảm bảo quản lý, trích lập dự phòng đầy đủ đối với rủi ro tín dụng - rủi ro chính mà bên nhận ủy thác phải chịu.
Hôm nay (9/10), Ngân hàng nhà nước (NHNN) công bố dự thảo Thông tư quy định hoạt động ủy thác, nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo NHNN, hiện cơ quan này đã ban hành Thông tư 04/2012 quy định về nghiệp vụ nhận ủy thác và ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 04) và Thông tư 05/2006 hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cho thuê tài chính và dịch vụ ủy thác cho thuê tài chính (Thông tư 05).
Tuy nhiên, NHNN đánh giá những quy định tại Thông tư 04 và Thông tư 05 còn chung chung và chưa đầy đủ. Do vậy, cơ quan này xây dựng Thông tư mới nhằm đưa ra một quy định chung và đầy đủ về hoạt động ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, để thực hiện hoạt động ủy thác, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phải tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện tại dự thảo Thông tư nhằm đảm bảo hoạt động ủy thác được thực hiện an toàn, hiệu quả và kiểm soát rủi ro.
Do đặc thù nghiệp vụ ủy thác vừa mang tính chất của công cụ huy động vốn và công cụ cho vay nên Thông tư có mục tiêu quản lý chặt chẽ hoạt động nhận uỷ thác và uỷ thác của tổ chức tín dụng, hạn chế và kiểm soát vi phạm các quy định của pháp luật về giới hạn tăng trưởng tín dụng, huy động vốn, lãi suất, quy định về hoạt động trên thị trường liên ngân hàng, cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán cũng như các giới hạn đảm bảo an toàn khác.
Cụ thể, để hạn chế tình trạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài làm trái tính chất của hoạt động ủy thác, dự thảo Thông tư quy định việc ủy thác, nhận ủy thác phải được thực hiện thông qua hợp đồng ủy thác để tránh hiện tượng lợi dụng vốn ủy thác để sử dụng ngoài phạm vi hoạt động ủy thác.
Việc ủy thác, nhận ủy thác để thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng chỉ được thực hiện khi bên ủy thác, bên nhận ủy thác đều được phép thực hiện hoạt động đó.
Dự thảo Thông tư cũng quy định các khoản ủy thác là tài sản của bên ủy thác. Nguyên tắc này đảm bảo tính chất rủi ro của hoạt động ủy thác do bên ủy thác chịu, do vậy bên ủy thác phải đảm bảo tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ an toàn nhằm hạn chế việc lợi dụng hoạt động ủy thác để tránh các giới hạn an toàn.
Bên nhận ủy thác không được thực hiện ủy thác lại cho bên thứ ba, nhằm đảm bảo loại bỏ hoạt động trung gian trong ủy thác, nhận ủy thác, phù hợp với bản chất của hoạt động ủy thác.
Bên nhận uỷ thác không được sử dụng vốn uỷ thác trái với mục đích, nội dung của hoạt động uỷ thác được quy định tại hợp đồng uỷ thác, nhằm hạn chế việc lạm dụng vốn ủy thác, sử dụng sai mục đích ủy thác và tránh hiện tượng bên ủy thác, bên nhận ủy thác cấu kết làm trái các quy định. Đồng thời, bên nhận ủy thác không được hạch toán vốn ủy thác vào tài sản mà phải hạch toán ngoại bảng để theo dõi.
Việc chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác của ngân hàng mẹ phải tuân thủ quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài, tránh việc lợi dụng vay nước ngoài mà NHNN không kiểm soát được.
Bên ủy thác phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với vốn ủy thác, bên nhận ủy thác không phải thực hiện. Nguyên tắc này để đảm bảo quản lý, trích lập dự phòng đầy đủ đối với rủi ro tín dụng - rủi ro chính mà bên nhận ủy thác phải chịu.
Theo Gafin/SBV