http://ebank.vnexpress.net/gl/ebank/tin-tuc/2012/10/nhan-vien-ngan-hang-doi-mat-nguy-co-that-nghiep
Trước yêu cầu tái cơ cấu hệ thống và lợi nhuận đang sụt giảm, nhiều lãnh đạo ngân hàng tin chắc sẽ phải sàng lọc và nói lời chia tay nhiều nhân sự.
> Nhà băng chê sinh viên ngành ngân hàng
> Chật vật tìm CEO ngân hàng
Theo kết quả khảo sát về cung - cầu nhân lực ngân hàng - tài chính do Viện Nhân lực ngành ngân hàng tài chính (BTI) và Hay Group thực hiện, trong năm 2013 sẽ có khoảng 32.000 sinh viên chuyên ngành tài chính - ngân hàng ra trường nhưng chỉ có khoảng 20.000 người được các tổ chức tài chính, ngân hàng tuyển dụng. Như vậy sẽ có khoảng 12.000 sinh viên thất nghiệp hoặc làm trái ngành. Còn trong vòng 4 năm tới, số sinh viên tài chính - ngân hàng không được tuyển sẽ khoảng 13.000 người.
Trao đổi với VnExpress.net về những lo ngại lượng lớn nhân viên ngân hàng sẽ thất nghiệp do cung vượt cầu trong vài năm tới, giám đốc khối nhân sự tại một công ty cổ phần ở Hà Nội cho rằng có thể con số sinh viên không tìm được vị trí trong ngân hàng còn nhiều hơn cuộc khảo sát trên cung cấp. Nữ giám đốc nhân sự này nhận định: "Vài năm tới, sau một đợt tăng trưởng nóng về số lượng nhân viên ngân hàng thì chắc chắn sẽ có một lượng dư cung nhất định. Tuy nhiên, nhân sự cao cấp thì vẫn vô cùng hiếm hoi. Do đó, việc có phải sa thải một loạt nhân viên kém năng suất để đón về một hai nhân viên cấp trung - cao, chúng tôi cũng đồng tình".
Không riêng gì sinh viên mới ra trường, bản thân những nhân viên đang làm việc tại các nhà băng cũng đối mặt với nguy cơ "dừng cuộc chơi" trước yêu cầu tái cơ cấu ngân hàng và bài toán doanh thu sụt giảm. Ông Lưu Trung Thái - nguyên phó Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB), người đang làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Chứng khoán Quân đội (MBS) - thừa nhận, thách thức lớn nhất đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay là doanh thu, các chỉ tiêu kinh doanh giảm, nên phải điều chỉnh kế hoạch về chi phí.
"Thậm chí, kể cả trong điều kiện kết quả kinh doanh tốt, có thể chính sách nhân sự mỗi nơi khác nhau nhưng tôi tin các tổ chức, ngân hàng đều xác định tỷ lệ sàng lọc nhất định, thường tiêu chuẩn là 5-10%", ông Thái cho biết.
Ông Nguyễn Đức Vinh - Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) - cũng cho rằng, có thể một số ngân hàng sẽ tiến hành song song với quá trình chọn lọc là sắp xếp lại nhân sự phù hợp. Với tư cách là Chủ tịch Viện Nhân lực ngân hàng tài chính, ông Vinh cũng thừa nhận: "Có thể độ 'hot' của ngành ngân hàng sẽ giảm đi. Hơn nữa, ngân hàng ngày hôm nay không phải giống 10 năm trước. Nếu vẫn áp dụng, làm việc hành xử như những gì làm trong quá khứ thì không ổn".
Chia sẻ với VnExpress.net, CEO của VPBank nói một cách tếu táo nhưng khá thẳng thắn: "Kể cả thế hệ như chúng tôi cũng đã già rồi, cần phải thay đổi và phải xây dựng một đội ngũ mới, trẻ trung hơn, giỏi giang hơn".
Trong tình cảnh một công ty buộc phải cắt giảm chi phí ồ ạt và đối mặt sự sống còn, câu chuyện "bỏ ai, giữ ai" cũng khiến các lãnh đạo ngân hàng đau đầu. Theo họ, việc thực thi một chính sách cắt giảm nhân sự vấp phải rất nhiều thách thức. "Tôi nghĩ thách thức lớn nhất là việc sẽ mất đi những người xuất sắc", ông Thái tâm sự.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="class: Image"]Sắp tới, nhiều ngân hàng sẽ phải tái cơ cấu và việc thanh lọc đội ngũ nhân sự là không tránh khỏi. Ảnh minh họa: Anh Quân.[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Bà Vũ My Lan - Tổng giám đốc Công ty AON Việt Nam - lại đưa ra quan điểm rất cứng rắn và có phần trái ngược: "Nếu đã có những nhân viên xuất sắc thì không bao giờ tôi để mất họ. Tái cấu trúc không có nghĩa là cắt bỏ một bộ phận không hiệu quả mà là chỉ là sàng lọc chất lượng". Tuy nhiên, bà My Lan cũng nhấn mạnh, bà sẽ còn quan tâm đến "chất của con người" để đưa ra quyết định sa thải, sàng lọc.
Nên nói gì và làm gì với các nhân viên khi sa thải họ là điều vô cùng khó khăn đối với các vị lãnh đạo ngân hàng. Do đó, bà Huỳnh Ngọc Trúc - Giám đốc nhân sự Ngân hàng HSBC - cho rằng mỗi ngân hàng cần hoạch định một kế hoạch truyền thông rõ ràng, trong đó kể cả những cách thức về mặt tình cảm trước khi thực thi kế hoạch cắt giảm.
Nguyên nhân là người Việt Nam chưa có văn hóa về cái gọi là "tái cấu trúc" và dễ "sốc" trước những thông tin về sàng lọc nhân sự. "Khi nghe đến cụm từ 'tái cấu trúc', phản ứng thông thường của họ rất tiêu cực. Với những doanh nghiệp ở Việt Nam, trước khi định tái cấu trúc thì nên hoạch định một kế hoạch về truyền thông rõ ràng để nói chuyện với họ", bà Trúc phân tích và nhấn mạnh việc phải thanh lọc đội ngũ trong bối cảnh này là bình thường.
Để việc cắt giảm nhân sự không trở nên quá nặng nề, theo ông Lưu Trung Thái, điều quan trọng nhất các lãnh đạo phải làm được với nhân viên là sự chân thành. "Một người tổng giám đốc khi tuyên bố sa thải, cắt giảm nhân sự thì cần tạo dựng một sự công bằng. Quan trọng hơn là bằng sự chân thành để họ hiểu được đây là điều phải làm. Cuối cùng, chúng ta cũng nên cố gắng hết mình để tạo được điều kiện tốt hơn cho người ra đi", ông Lưu Trung Thái chia sẻ.
5-7 năm trước, ngân hàng trở thành một trong những ngành được trả lương cao nhất và được chính những người trong ngành gọi là "những năm vàng của ngành ngân hàng". Tuy nhiên, bà Ngọc Trúc thì thẳng thắn cho rằng với sự phát triển bùng nổ của ngành ngân hàng những năm này, các tổ chức tài chính đã bỏ ra mức lương cao hơn các ngành khác để tuyển dụng nhân sự.
"Những người ở vị trí cao, quản lý hay chuyên viên tư vấn cho khách hàng cấp cao như ở Singapore, phải cần ít nhất 5-10 năm mới được tư vấn về tài chính cho ngân hàng. Trong khi ở Việt Nam, đa số nhân sự có kinh nghiệm cho những sản phẩm cao cấp và phức tạp lại không có sẵn trên thị trường nên các tổ chức thường phải tuyển dụng những người có trung bình một đến hai năm kinh nghiệm, thậm chí ít hơn rồi từ đó đào tạo lên", bà dẫn chứng.
Do đó, Giám đốc nhân sự HSBC cho rằng việc tái cấu trúc là nên làm. Trong đó các tổ chức tài chính cần chú ý tới chất lượng con người, chứ không nên chạy theo số lượng.
Trước yêu cầu tái cơ cấu hệ thống và lợi nhuận đang sụt giảm, nhiều lãnh đạo ngân hàng tin chắc sẽ phải sàng lọc và nói lời chia tay nhiều nhân sự.
> Nhà băng chê sinh viên ngành ngân hàng
> Chật vật tìm CEO ngân hàng
Theo kết quả khảo sát về cung - cầu nhân lực ngân hàng - tài chính do Viện Nhân lực ngành ngân hàng tài chính (BTI) và Hay Group thực hiện, trong năm 2013 sẽ có khoảng 32.000 sinh viên chuyên ngành tài chính - ngân hàng ra trường nhưng chỉ có khoảng 20.000 người được các tổ chức tài chính, ngân hàng tuyển dụng. Như vậy sẽ có khoảng 12.000 sinh viên thất nghiệp hoặc làm trái ngành. Còn trong vòng 4 năm tới, số sinh viên tài chính - ngân hàng không được tuyển sẽ khoảng 13.000 người.
Trao đổi với VnExpress.net về những lo ngại lượng lớn nhân viên ngân hàng sẽ thất nghiệp do cung vượt cầu trong vài năm tới, giám đốc khối nhân sự tại một công ty cổ phần ở Hà Nội cho rằng có thể con số sinh viên không tìm được vị trí trong ngân hàng còn nhiều hơn cuộc khảo sát trên cung cấp. Nữ giám đốc nhân sự này nhận định: "Vài năm tới, sau một đợt tăng trưởng nóng về số lượng nhân viên ngân hàng thì chắc chắn sẽ có một lượng dư cung nhất định. Tuy nhiên, nhân sự cao cấp thì vẫn vô cùng hiếm hoi. Do đó, việc có phải sa thải một loạt nhân viên kém năng suất để đón về một hai nhân viên cấp trung - cao, chúng tôi cũng đồng tình".
Không riêng gì sinh viên mới ra trường, bản thân những nhân viên đang làm việc tại các nhà băng cũng đối mặt với nguy cơ "dừng cuộc chơi" trước yêu cầu tái cơ cấu ngân hàng và bài toán doanh thu sụt giảm. Ông Lưu Trung Thái - nguyên phó Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB), người đang làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Chứng khoán Quân đội (MBS) - thừa nhận, thách thức lớn nhất đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay là doanh thu, các chỉ tiêu kinh doanh giảm, nên phải điều chỉnh kế hoạch về chi phí.
"Thậm chí, kể cả trong điều kiện kết quả kinh doanh tốt, có thể chính sách nhân sự mỗi nơi khác nhau nhưng tôi tin các tổ chức, ngân hàng đều xác định tỷ lệ sàng lọc nhất định, thường tiêu chuẩn là 5-10%", ông Thái cho biết.
Ông Nguyễn Đức Vinh - Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) - cũng cho rằng, có thể một số ngân hàng sẽ tiến hành song song với quá trình chọn lọc là sắp xếp lại nhân sự phù hợp. Với tư cách là Chủ tịch Viện Nhân lực ngân hàng tài chính, ông Vinh cũng thừa nhận: "Có thể độ 'hot' của ngành ngân hàng sẽ giảm đi. Hơn nữa, ngân hàng ngày hôm nay không phải giống 10 năm trước. Nếu vẫn áp dụng, làm việc hành xử như những gì làm trong quá khứ thì không ổn".
Chia sẻ với VnExpress.net, CEO của VPBank nói một cách tếu táo nhưng khá thẳng thắn: "Kể cả thế hệ như chúng tôi cũng đã già rồi, cần phải thay đổi và phải xây dựng một đội ngũ mới, trẻ trung hơn, giỏi giang hơn".
Trong tình cảnh một công ty buộc phải cắt giảm chi phí ồ ạt và đối mặt sự sống còn, câu chuyện "bỏ ai, giữ ai" cũng khiến các lãnh đạo ngân hàng đau đầu. Theo họ, việc thực thi một chính sách cắt giảm nhân sự vấp phải rất nhiều thách thức. "Tôi nghĩ thách thức lớn nhất là việc sẽ mất đi những người xuất sắc", ông Thái tâm sự.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="class: Image"]Sắp tới, nhiều ngân hàng sẽ phải tái cơ cấu và việc thanh lọc đội ngũ nhân sự là không tránh khỏi. Ảnh minh họa: Anh Quân.[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Bà Vũ My Lan - Tổng giám đốc Công ty AON Việt Nam - lại đưa ra quan điểm rất cứng rắn và có phần trái ngược: "Nếu đã có những nhân viên xuất sắc thì không bao giờ tôi để mất họ. Tái cấu trúc không có nghĩa là cắt bỏ một bộ phận không hiệu quả mà là chỉ là sàng lọc chất lượng". Tuy nhiên, bà My Lan cũng nhấn mạnh, bà sẽ còn quan tâm đến "chất của con người" để đưa ra quyết định sa thải, sàng lọc.
Nên nói gì và làm gì với các nhân viên khi sa thải họ là điều vô cùng khó khăn đối với các vị lãnh đạo ngân hàng. Do đó, bà Huỳnh Ngọc Trúc - Giám đốc nhân sự Ngân hàng HSBC - cho rằng mỗi ngân hàng cần hoạch định một kế hoạch truyền thông rõ ràng, trong đó kể cả những cách thức về mặt tình cảm trước khi thực thi kế hoạch cắt giảm.
Nguyên nhân là người Việt Nam chưa có văn hóa về cái gọi là "tái cấu trúc" và dễ "sốc" trước những thông tin về sàng lọc nhân sự. "Khi nghe đến cụm từ 'tái cấu trúc', phản ứng thông thường của họ rất tiêu cực. Với những doanh nghiệp ở Việt Nam, trước khi định tái cấu trúc thì nên hoạch định một kế hoạch về truyền thông rõ ràng để nói chuyện với họ", bà Trúc phân tích và nhấn mạnh việc phải thanh lọc đội ngũ trong bối cảnh này là bình thường.
Để việc cắt giảm nhân sự không trở nên quá nặng nề, theo ông Lưu Trung Thái, điều quan trọng nhất các lãnh đạo phải làm được với nhân viên là sự chân thành. "Một người tổng giám đốc khi tuyên bố sa thải, cắt giảm nhân sự thì cần tạo dựng một sự công bằng. Quan trọng hơn là bằng sự chân thành để họ hiểu được đây là điều phải làm. Cuối cùng, chúng ta cũng nên cố gắng hết mình để tạo được điều kiện tốt hơn cho người ra đi", ông Lưu Trung Thái chia sẻ.
5-7 năm trước, ngân hàng trở thành một trong những ngành được trả lương cao nhất và được chính những người trong ngành gọi là "những năm vàng của ngành ngân hàng". Tuy nhiên, bà Ngọc Trúc thì thẳng thắn cho rằng với sự phát triển bùng nổ của ngành ngân hàng những năm này, các tổ chức tài chính đã bỏ ra mức lương cao hơn các ngành khác để tuyển dụng nhân sự.
"Những người ở vị trí cao, quản lý hay chuyên viên tư vấn cho khách hàng cấp cao như ở Singapore, phải cần ít nhất 5-10 năm mới được tư vấn về tài chính cho ngân hàng. Trong khi ở Việt Nam, đa số nhân sự có kinh nghiệm cho những sản phẩm cao cấp và phức tạp lại không có sẵn trên thị trường nên các tổ chức thường phải tuyển dụng những người có trung bình một đến hai năm kinh nghiệm, thậm chí ít hơn rồi từ đó đào tạo lên", bà dẫn chứng.
Do đó, Giám đốc nhân sự HSBC cho rằng việc tái cấu trúc là nên làm. Trong đó các tổ chức tài chính cần chú ý tới chất lượng con người, chứ không nên chạy theo số lượng.