B
badday03
Guest
Nhân buổi trao đổi gần cuối chiều tối nay của CEO Vũ Việt Hưng dành cho học viên khóa 4 của chuyên đề Quan hệ khách hàng, mình xin chia sẻ với mọi người bài viết sau đồng thời cũng mong muốn mọi người trao đổi kinh nghiệm, suy nghĩ về chủ đề này và rút ra được những bài học về đạo đức nghề nghiệp cho mình khi đã quyết "dấn thân" vào chốn Ngân hàng!
Có vị luật sư ở TAND TP Hà Nội trong câu chuyện vui đã nói rằng: Thời nay chẳng nghề nào dễ bị đi tù như nghề… nhân viên ngân hàng.
Giám đốc ngân hàng cũng đi tù vì tham
TAND TP Hà Nội vừa mở phiên xử nguyên Giám đốc Ngân hàng Thương mại CP (Ngân hàng TMCP) Phương Nam về hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Đó là bà Trần Thị Gái (49 tuổi). Đây là phiên tòa mở lại sau nhiều lần tạm hoãn bởi lý do sức khỏe của bị cáo.
Theo cáo trạng, trong thời gian giữ chức vụ Giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Nam từ năm 2003 đến 2008, lợi dụng sự tín nhiệm, bà Trần Thị Gái đã nhiều lần vay nợ, với số tiền lên đến hơn 15 tỉ đồng. Trong đó, ông Quang ở phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng đã cho bà Gái vay 12 lần, tổng số tiền gần 13 tỉ đồng. Bà Gái còn viết giấy biên nhận bán ngôi nhà tại phường Vĩnh Tuy của mình cho ông Toán, ở thị trấn Yên Viên, với giá 1,2 tỉ đồng. Nhận tiền của ông Toán nhưng bà Gái không giao nhà mà đưa cho ông Toán xem quyết định của một ngân hàng cho bà ta vay 23 tỉ đồng để triển khai Dự án khai thác mỏ sắt ở Yên Bái, rồi vay tiếp của ông Toán 2,3 tỉ đồng.Không dừng lại đó, nữ giám đốc này còn vay 1,2 tỉ đồng của một phụ nữ ở phường Thành Công, vay 1,7 tỉ đồng của một người đàn ông ở phường Phú La, quận Hà Đông, 600 triệu đồng của một phụ nữ ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai. Khi chủ nợ ở phường Giáp Bát đòi lại tiền, bà Gái liền viết giấy bán lại ngôi nhà của mình giá 2,4 tỉ đồng. Viết giấy xong, vị giám đốc ngân hàng lại yêu cầu chủ nợ của mình đưa tiếp 1,2 tỉ đồng để ra ngân hàng giải chấp, rút giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngôi nhà này để bàn giao. Đến ngày hẹn, người phụ nữ này đến nhận nhà thì mới biết ngôi nhà đó đã được con nợ bán cho người khác.Trong phiên tòa ngày 3/8, bị cáo khóc lóc, không thừa nhận hành vi phạm tội của mình. HĐXX nhận định, việc bị cáo không thừa nhận lừa đảo là hành vi quanh co chối tội. Cơ quan chức năng có đủ cơ sở kết luận bà Gái đã chiếm đoạt hơn 15 tỉ đồng trong thời gian giữ chức vụ giám đốc ngân hàng trên. Sau một ngày nghị án, Tòa đã tuyên phạt Trần Thị Gái tù chung thân về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Người đàn bà này khóc nức nở, gục xuống ghế. Cảnh sát phải dìu bà ta ra xe chở phạm.
Nhân viên ngân hàng… đi tù cả “dây”
Cuối tháng 7, TAND TP Hà Nội đã tuyên án các bị cáo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại chi nhánh Đông Đô của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Theo đó, cầm đầu trong vụ án là Trần Lệ Thủy (SN 1969), nguyên cán bộ BIDV Đông Đô bị tuyên án chung thân về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. 10 bị cáo khác (có 6 bị cáo nguyên là cán bộ ngân hàng) cũng bị tuyên phạt các mức án từ 24 tháng tù cho hưởng án treo đến chung thân.Theo nhận định của các cơ quan tiến hành tố tụng thì đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra ở ngành Ngân hàng, làm thất thoát một lượng tiền lớn của Nhà nước. Khoảng thời gian từ năm 2003 đến tháng 4/2008, Trần Lệ Thủy là thủ quỹ của Quỹ tiết kiệm số 1 Ngân hàng BIDV Thái Bình (từ 2003 đến tháng 7/2004) và là giao dịch viên Phòng Dịch vụ khách hàng Ngân hàng BIDV Đông Đô (từ tháng 8/2004 đến tháng 4/2008). Trong thời gian này, Thủy đã lợi dụng nhiệm vụ được giao, câu kết với người thân trong gia đình, bạn bè và một số cán bộ Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công (Hà Nội) sửa chữa, xác nhận khống số dư trên giấy chứng nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của Vietcombank Thái Bình và Vietcombank chi nhánh Thành Công, sau đó đem thế chấp tại Quỹ tiết kiệm số 1 Ngân hàng BIDV Thái Bình và BIDV Đông Đô để chiếm đoạt tiền số tiền hơn 200 tỉ đồng của các ngân hàng. Số tiền chiếm đoạt đó Thủy đem đi chơi chứng khoán, đầu tư vào bất động sản và tiêu xài cá nhân.
Những nữ nhân viên ngân hàng “biến hình”
Ngày 12/6, Cảnh sát Điều tra (CSĐT) tội phạm về Quản lý kinh tế và Chức vụ (PC46) – Công an TP Cần Thơ đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp và khám xét nơi ở của Đặng Thị Long Hương (30 tuổi, ngụ tại phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, nguyên là nhân viên bộ phận chăm sóc khách hàng thuộc Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB, chi nhánh Cần Thơ) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. PC46 nhận được nhiều đơn thư tố giác về hành vi lừa đảo của Hương, với danh nghĩa nhân viên ngân hàng để vay vốn của các cá nhân bên ngoài, nói là để đáo hạn cho khách hàng, nhưng thực chất là lừa đảo, chiếm đoạt. PC46 – Công an TP Cần Thơ đã xác định có ít nhất 5 người bị Hương lừa bằng thủ đoạn trên, chiếm đoạt gần 20 tỉ đồng. Ngoài ra, Hương còn lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một khách hàng nhờ Hương làm thủ tục vay tiền, sau đó giả chữ ký của người đứng tên trong giấy ủy quyền cho con ruột được thế chấp, rồi thuê người đóng vai người con này thế chấp giấy chứng nhận trên cho người khác để lấy 1,6 tỉ đồng.
Luôn là lợi dụng quyền hạn để lừa đảo
Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng vừa bắt Nguyễn Quốc Thái nguyên là nhân viên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Vũng Tàu. Do thua lỗ và để có tiền tiếp tục đầu tư vào chứng khoán, sàn vàng, Nguyễn Quốc Thái (sinh năm 1972, quê Hải Phòng) đã lừa đảo chiếm đoạt của 11 cá nhân tổng số tiền hơn 30 tỉ đồng. Dù thua lỗ cả ở sàn chứng khoán lẫn sàn vàng, nhưng để có thêm tiền đầu tư, Thái đem nhà, đất của mình và bố mẹ ruột thế chấp ngân hàng, đồng thời vay của nhiều người với lãi suất cao. Do thua lỗ, không có tiền trả nợ, Thái lên TP Hồ Chí Minh nhờ một người tên Quang (chưa rõ lai lịch) làm giả chủ quyền nhà, đất của hai vợ chồng và bố mẹ ruột để bán cho nhiều người, chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng.Nhiều gia đình thời nay vẫn ước ao con em mình sau này học hành đỗ đạt sẽ làm việc trong lĩnh vực ngân hàng – một nghề “hot” trong xã hội bởi mức thu nhập cao, cơ hội phát triển tốt, môi trường làm việc hiện đại. Thế nhưng ít ai lường được “máu đỏ đen” ở những cán bộ, nhân viên thường xuyên tiếp xúc với số lượng tiền lên tới hàng tỉ đồng. Chẳng cần lô đề, cờ bạc, họ chỉ cần ham mê đầu tư chứng khoán, sàn vàng, hay bất động sản là đã thấy ngấp nghé nguy cơ tham lam, ham hố để rồi lợi dụng uy tín và trách nhiệm của bản thân mình cũng như cơ quan mình làm việc mà lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác. Rất nhiều trường hợp khi đã đứng sau song sắt rồi vẫn nói rằng, mình chỉ “mượn tạm”, thế nào cũng có lúc trả được thậm chí còn trả lãi.
Thử hỏi, với suy nghĩ “ảo” như thế, thì làm nhân viên ngân hàng chẳng phải “nguy hiểm” lắm hay sao?
Có vị luật sư ở TAND TP Hà Nội trong câu chuyện vui đã nói rằng: Thời nay chẳng nghề nào dễ bị đi tù như nghề… nhân viên ngân hàng.
Giám đốc ngân hàng cũng đi tù vì tham
TAND TP Hà Nội vừa mở phiên xử nguyên Giám đốc Ngân hàng Thương mại CP (Ngân hàng TMCP) Phương Nam về hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Đó là bà Trần Thị Gái (49 tuổi). Đây là phiên tòa mở lại sau nhiều lần tạm hoãn bởi lý do sức khỏe của bị cáo.
Theo cáo trạng, trong thời gian giữ chức vụ Giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Nam từ năm 2003 đến 2008, lợi dụng sự tín nhiệm, bà Trần Thị Gái đã nhiều lần vay nợ, với số tiền lên đến hơn 15 tỉ đồng. Trong đó, ông Quang ở phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng đã cho bà Gái vay 12 lần, tổng số tiền gần 13 tỉ đồng. Bà Gái còn viết giấy biên nhận bán ngôi nhà tại phường Vĩnh Tuy của mình cho ông Toán, ở thị trấn Yên Viên, với giá 1,2 tỉ đồng. Nhận tiền của ông Toán nhưng bà Gái không giao nhà mà đưa cho ông Toán xem quyết định của một ngân hàng cho bà ta vay 23 tỉ đồng để triển khai Dự án khai thác mỏ sắt ở Yên Bái, rồi vay tiếp của ông Toán 2,3 tỉ đồng.Không dừng lại đó, nữ giám đốc này còn vay 1,2 tỉ đồng của một phụ nữ ở phường Thành Công, vay 1,7 tỉ đồng của một người đàn ông ở phường Phú La, quận Hà Đông, 600 triệu đồng của một phụ nữ ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai. Khi chủ nợ ở phường Giáp Bát đòi lại tiền, bà Gái liền viết giấy bán lại ngôi nhà của mình giá 2,4 tỉ đồng. Viết giấy xong, vị giám đốc ngân hàng lại yêu cầu chủ nợ của mình đưa tiếp 1,2 tỉ đồng để ra ngân hàng giải chấp, rút giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngôi nhà này để bàn giao. Đến ngày hẹn, người phụ nữ này đến nhận nhà thì mới biết ngôi nhà đó đã được con nợ bán cho người khác.Trong phiên tòa ngày 3/8, bị cáo khóc lóc, không thừa nhận hành vi phạm tội của mình. HĐXX nhận định, việc bị cáo không thừa nhận lừa đảo là hành vi quanh co chối tội. Cơ quan chức năng có đủ cơ sở kết luận bà Gái đã chiếm đoạt hơn 15 tỉ đồng trong thời gian giữ chức vụ giám đốc ngân hàng trên. Sau một ngày nghị án, Tòa đã tuyên phạt Trần Thị Gái tù chung thân về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Người đàn bà này khóc nức nở, gục xuống ghế. Cảnh sát phải dìu bà ta ra xe chở phạm.
Nhân viên ngân hàng… đi tù cả “dây”
Cuối tháng 7, TAND TP Hà Nội đã tuyên án các bị cáo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại chi nhánh Đông Đô của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Theo đó, cầm đầu trong vụ án là Trần Lệ Thủy (SN 1969), nguyên cán bộ BIDV Đông Đô bị tuyên án chung thân về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. 10 bị cáo khác (có 6 bị cáo nguyên là cán bộ ngân hàng) cũng bị tuyên phạt các mức án từ 24 tháng tù cho hưởng án treo đến chung thân.Theo nhận định của các cơ quan tiến hành tố tụng thì đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra ở ngành Ngân hàng, làm thất thoát một lượng tiền lớn của Nhà nước. Khoảng thời gian từ năm 2003 đến tháng 4/2008, Trần Lệ Thủy là thủ quỹ của Quỹ tiết kiệm số 1 Ngân hàng BIDV Thái Bình (từ 2003 đến tháng 7/2004) và là giao dịch viên Phòng Dịch vụ khách hàng Ngân hàng BIDV Đông Đô (từ tháng 8/2004 đến tháng 4/2008). Trong thời gian này, Thủy đã lợi dụng nhiệm vụ được giao, câu kết với người thân trong gia đình, bạn bè và một số cán bộ Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công (Hà Nội) sửa chữa, xác nhận khống số dư trên giấy chứng nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của Vietcombank Thái Bình và Vietcombank chi nhánh Thành Công, sau đó đem thế chấp tại Quỹ tiết kiệm số 1 Ngân hàng BIDV Thái Bình và BIDV Đông Đô để chiếm đoạt tiền số tiền hơn 200 tỉ đồng của các ngân hàng. Số tiền chiếm đoạt đó Thủy đem đi chơi chứng khoán, đầu tư vào bất động sản và tiêu xài cá nhân.
Những nữ nhân viên ngân hàng “biến hình”
Ngày 12/6, Cảnh sát Điều tra (CSĐT) tội phạm về Quản lý kinh tế và Chức vụ (PC46) – Công an TP Cần Thơ đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp và khám xét nơi ở của Đặng Thị Long Hương (30 tuổi, ngụ tại phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, nguyên là nhân viên bộ phận chăm sóc khách hàng thuộc Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB, chi nhánh Cần Thơ) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. PC46 nhận được nhiều đơn thư tố giác về hành vi lừa đảo của Hương, với danh nghĩa nhân viên ngân hàng để vay vốn của các cá nhân bên ngoài, nói là để đáo hạn cho khách hàng, nhưng thực chất là lừa đảo, chiếm đoạt. PC46 – Công an TP Cần Thơ đã xác định có ít nhất 5 người bị Hương lừa bằng thủ đoạn trên, chiếm đoạt gần 20 tỉ đồng. Ngoài ra, Hương còn lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một khách hàng nhờ Hương làm thủ tục vay tiền, sau đó giả chữ ký của người đứng tên trong giấy ủy quyền cho con ruột được thế chấp, rồi thuê người đóng vai người con này thế chấp giấy chứng nhận trên cho người khác để lấy 1,6 tỉ đồng.
Luôn là lợi dụng quyền hạn để lừa đảo
Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng vừa bắt Nguyễn Quốc Thái nguyên là nhân viên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Vũng Tàu. Do thua lỗ và để có tiền tiếp tục đầu tư vào chứng khoán, sàn vàng, Nguyễn Quốc Thái (sinh năm 1972, quê Hải Phòng) đã lừa đảo chiếm đoạt của 11 cá nhân tổng số tiền hơn 30 tỉ đồng. Dù thua lỗ cả ở sàn chứng khoán lẫn sàn vàng, nhưng để có thêm tiền đầu tư, Thái đem nhà, đất của mình và bố mẹ ruột thế chấp ngân hàng, đồng thời vay của nhiều người với lãi suất cao. Do thua lỗ, không có tiền trả nợ, Thái lên TP Hồ Chí Minh nhờ một người tên Quang (chưa rõ lai lịch) làm giả chủ quyền nhà, đất của hai vợ chồng và bố mẹ ruột để bán cho nhiều người, chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng.Nhiều gia đình thời nay vẫn ước ao con em mình sau này học hành đỗ đạt sẽ làm việc trong lĩnh vực ngân hàng – một nghề “hot” trong xã hội bởi mức thu nhập cao, cơ hội phát triển tốt, môi trường làm việc hiện đại. Thế nhưng ít ai lường được “máu đỏ đen” ở những cán bộ, nhân viên thường xuyên tiếp xúc với số lượng tiền lên tới hàng tỉ đồng. Chẳng cần lô đề, cờ bạc, họ chỉ cần ham mê đầu tư chứng khoán, sàn vàng, hay bất động sản là đã thấy ngấp nghé nguy cơ tham lam, ham hố để rồi lợi dụng uy tín và trách nhiệm của bản thân mình cũng như cơ quan mình làm việc mà lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác. Rất nhiều trường hợp khi đã đứng sau song sắt rồi vẫn nói rằng, mình chỉ “mượn tạm”, thế nào cũng có lúc trả được thậm chí còn trả lãi.
Thử hỏi, với suy nghĩ “ảo” như thế, thì làm nhân viên ngân hàng chẳng phải “nguy hiểm” lắm hay sao?
Theo petrotimes.vn
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: