Nhân viên ngân hàng các anh(chị) đã có kinh nghiệm xin cho em ý kiến. Ý kiến đó là vô giá với em

Phân tích các nội dung chủ yếu cần phải thẩm định để có cơ sở xét cấp tín dụng cho khách hàng. Trong thực tế hiện nay ở Việt Nam, là nhân viên ngân hàng phụ trách công tác thẩm định tín dụng, anh (chị) quan tâm đến nội dung nào nhất? Hãy giải thích
Cám ơn anh chị nhiều. Mong sớm có câu trả lời từ các anh(chị) .
 
Câu hỏi này trong lý thuyết ( khi đi học) và thực tế khi đi phỏng vấn vị trí QHKH hay Thẩm định cũng gặp rất nhiều! Câu trả lời phụ thuộc nhiều vào quan điểm tín dụng của từng người! (cả người trả lời và người đặt câu hỏi) - Do đó, có thể đáp án không chỉ có một!
Về các nội dung chủ yếu khi xét cấp tín dụng một khách hàng đều được đề cập đến trong Tờ trình thẩm định và quy trình thẩm định tín dụng của các Ngân hàng:
- Về pháp lý: khách hàng có đầy đủ tư cách pháp nhân để hoạt động trong lĩnh vực mà Ngân hàng cho vay hay không? Dự án, phương án kinh doanh có được hoạt động, đầu tư hợp pháp, phù hợp với quy định, điều lệ của Công ty hay không? Chủ sở hữu, đại diện của khách hàng có đầy đủ tư cách đại diện hay không? ... Mối quan hệ của Công ty với bạn hàng, trên thương trường, trên chính trường ntn?
- Về hoạt động của khách hàng (cái này rất nhiều): cơ cấu vốn, mô hình tổ chức quản lý, quy trình sản xuất, hoạt động đầu ra, đầu vào, tình hình tài chính, lịch sử quan hệ với các tổ chức tín dụng...
- Phương án, dự án đầu tư: có phù hợp theo quy định của Pháp luật và Công ty không? Đã có kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự chưa? Mô hình tổ chức sx ntn? Vật liệu đầu vào có đáp ứng được không? Đầu ra đã có chưa? Phân tích tài chính dự án hoặc hiệu quả tài chính của phương án kinh doanh...
- Tài sản đảm bảo cho khoản vay: có hợp pháp, đúng quy định không? Giá trị tài sản có đủ đảm bảo cho khoản vay không? Tính thanh khoản của tài sản...
- Về các rủi ro có thể xảy ra và cách xử lý: rủi ro thị trường, chính sách pháp luật, đầu vào, quá trình sản xuất, tiêu thụ, rủi ro trong bán hàng, thanh toán, rủi ro tài sản đảm bảo, các rủi ro khác (hỏa hoạn, thiên tai, va chạm...)
Trên là các phương diện chính khi xem xét thẩm định tín dụng 1 khách hàng.
Thực tế cho thấy, việc rủi ro xảy ra, khách hàng không trả nợ xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân: hoạt động sản xuất không hiệu quả, ra sản phẩm lỗi hoặc tốn quá nhiều chi phí để tạo ra SP, không bán được hàng, hàng bán không thu được tiền, biến động thị trường, tai nạn trong sản xuất (hỏa hoạn, thiên tai)... thì còn vô vàn các lý do rất củ chuối nhưng lại rất hay gặp: bất đồng nội bộ Công ty hoặc bất hòa vợ chồng với KHCN, mâu thuẫn với đối thủ cạnh tranh (có tiềm lực lớn có thể cản trợ hoạt động của Công ty), sau khi Bank cho vay thì Bank khác lại tiếp tục bơm vốn cho phương án khác, và lẽ thường là thằng bé cho ăn nhiều quá thì nó bị bội thực và chết toi (xảy ra khá nhiều trong bối cảnh các Ngân hàng giành giật khách hàng như hiện nay - chết vì nhiều tiền)
Cho nên, quan điểm cá nhân của mình là Nội dung nào cũng quan trọng!!! Lúc xảy ra rồi thì cái nhẹ lại thành nặng!!!
Thực tế cũng cho thấy là đôi khi, rủi ro xảy đến bất ngờ. Những phương diện, kể cả nhỏ nhất khi phân tích khách hàng cũng có thể được dùng để xử lý khi rủi ro xảy ra: VD: khách hàng tiềm lực tốt, nhiều tài sản, hoặc tài sản tính thanh khoản tốt có thể dễ dàng xử lý hơn khi có rủi ro. Hoặc đối với KHCN, những người có gia đình cơ bản nề nếp, nhiều trường hợp cũng được gia đình hỗ trợ để trả nợ, khắc phục khó khăn...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lý thuyết suông:
Khoản vay nhỏ: thiện chí trả nợ
Khoản vay lớn: dòng tiền (Cash Flows trong phân tích 5C). Dòng tiền tốt chứng tỏ một phần khách hàng có năng lực và dk KD tốt
 
Ở Việt Nam! Cho vay tất cả dựa vào may mắn thôi. May mắn thì kh trả nợ tốt, không may mắn thì có nợ xấu. Chứ phan tích phân phèo chỉ để báo cáo thôi. Ngay cả mấy ông lớn còn làm móp méo BCTC thì làm seo phân tích đc.
 
Tư cách đạo đức + Nguồn trả nợ + Tài sản - ok ( Những thứ cần thiết cho CVKHCN)
 
Ở Việt Nam! Cho vay tất cả dựa vào may mắn thôi. May mắn thì kh trả nợ tốt, không may mắn thì có nợ xấu. Chứ phan tích phân phèo chỉ để báo cáo thôi. Ngay cả mấy ông lớn còn làm móp méo BCTC thì làm seo phân tích đc.
Cùng LPB Ông bạn làm CN hay Doanh Nghiệp đó
 
Câu hỏi này trong lý thuyết ( khi đi học) và thực tế khi đi phỏng vấn vị trí QHKH hay Thẩm định cũng gặp rất nhiều! Câu trả lời phụ thuộc nhiều vào quan điểm tín dụng của từng người! (cả người trả lời và người đặt câu hỏi) - Do đó, có thể đáp án không chỉ có một!
Về các nội dung chủ yếu khi xét cấp tín dụng một khách hàng đều được đề cập đến trong Tờ trình thẩm định và quy trình thẩm định tín dụng của các Ngân hàng:
- Về pháp lý: khách hàng có đầy đủ tư cách pháp nhân để hoạt động trong lĩnh vực mà Ngân hàng cho vay hay không? Dự án, phương án kinh doanh có được hoạt động, đầu tư hợp pháp, phù hợp với quy định, điều lệ của Công ty hay không? Chủ sở hữu, đại diện của khách hàng có đầy đủ tư cách đại diện hay không? ... Mối quan hệ của Công ty với bạn hàng, trên thương trường, trên chính trường ntn?
- Về hoạt động của khách hàng (cái này rất nhiều): cơ cấu vốn, mô hình tổ chức quản lý, quy trình sản xuất, hoạt động đầu ra, đầu vào, tình hình tài chính, lịch sử quan hệ với các tổ chức tín dụng...
- Phương án, dự án đầu tư: có phù hợp theo quy định của Pháp luật và Công ty không? Đã có kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự chưa? Mô hình tổ chức sx ntn? Vật liệu đầu vào có đáp ứng được không? Đầu ra đã có chưa? Phân tích tài chính dự án hoặc hiệu quả tài chính của phương án kinh doanh...
- Tài sản đảm bảo cho khoản vay: có hợp pháp, đúng quy định không? Giá trị tài sản có đủ đảm bảo cho khoản vay không? Tính thanh khoản của tài sản...
- Về các rủi ro có thể xảy ra và cách xử lý: rủi ro thị trường, chính sách pháp luật, đầu vào, quá trình sản xuất, tiêu thụ, rủi ro trong bán hàng, thanh toán, rủi ro tài sản đảm bảo, các rủi ro khác (hỏa hoạn, thiên tai, va chạm...)
Trên là các phương diện chính khi xem xét thẩm định tín dụng 1 khách hàng.
Thực tế cho thấy, việc rủi ro xảy ra, khách hàng không trả nợ xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân: hoạt động sản xuất không hiệu quả, ra sản phẩm lỗi hoặc tốn quá nhiều chi phí để tạo ra SP, không bán được hàng, hàng bán không thu được tiền, biến động thị trường, tai nạn trong sản xuất (hỏa hoạn, thiên tai)... thì còn vô vàn các lý do rất củ chuối nhưng lại rất hay gặp: bất đồng nội bộ Công ty hoặc bất hòa vợ chồng với KHCN, mâu thuẫn với đối thủ cạnh tranh (có tiềm lực lớn có thể cản trợ hoạt động của Công ty), sau khi Bank cho vay thì Bank khác lại tiếp tục bơm vốn cho phương án khác, và lẽ thường là thằng bé cho ăn nhiều quá thì nó bị bội thực và chết toi (xảy ra khá nhiều trong bối cảnh các Ngân hàng giành giật khách hàng như hiện nay - chết vì nhiều tiền)
Cho nên, quan điểm cá nhân của mình là Nội dung nào cũng quan trọng!!! Lúc xảy ra rồi thì cái nhẹ lại thành nặng!!!
Thực tế cũng cho thấy là đôi khi, rủi ro xảy đến bất ngờ. Những phương diện, kể cả nhỏ nhất khi phân tích khách hàng cũng có thể được dùng để xử lý khi rủi ro xảy ra: VD: khách hàng tiềm lực tốt, nhiều tài sản, hoặc tài sản tính thanh khoản tốt có thể dễ dàng xử lý hơn khi có rủi ro. Hoặc đối với KHCN, những người có gia đình cơ bản nề nếp, nhiều trường hợp cũng được gia đình hỗ trợ để trả nợ, khắc phục khó khăn...
những kinh nghiệm này thật quý báu. E xin cảm ơn ạ
 
Ở Việt Nam bây giờ khách hàng vay vốn mà dính nợ xấu thì nhiều lắm, ngày càng nhiều ý!
 
Bây giờ doanh nghiệp họ làm ăn khó khăn lắm!
Vẫn là tư cách, dòng tiền, tài sản. Còn BCTC thì không đáng tin cây đâu!
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,482
Thành viên mới nhất
kubetcasinonet
Back
Bên trên