Nghề... đi học!

  • Bắt đầu Bắt đầu badday03
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
B

badday03

Guest
Có những sinh viên tuy đã 25 tuổi nhưng vẫn ngày ngày chỉ cắp cặp đến giảng đường học cao học, học văn bằng hai, tại chức hay thậm chí là những khóa liên thông lên cao đẳng, đại học… Họ kéo dài mãi cái sự học ấy chỉ để chống… thất nghiệp.

Học – học nữa – học mãi

Các lớp tại chức, hệ liên thông, văn bằng hai, cao học của các trường Đại học hiện nay đang tấp nập sinh viên đến học. Cái cảnh “người người đi học, nhà nhà đi học” đã không còn lạ lẫm gì nữa.

Tuy học hành là nhu cầu thiết yếu của mỗi người, nhưng với nhiều người, học hành không chỉ là thu nhận kiến thức, nâng cao hiểu biết, mà nó đã trở thành một thứ “nghề” phổ biến.

Mới tốt nghiệp, các bạn trẻ chưa có nhiều cơ hội xin được việc làm ưng ý, vậy là đua nhau đi đăng ký, nộp hồ sơ tiếp tục theo học văn bằng hai, học tại chức, cao học hay bất cứ khóa học nào dài hơi nữa để có lý do chính đáng bám trụ lại thủ đô, tiếp tục nhận “tiền học phí, tiền sinh hoạt” bố mẹ ở quê gửi lên

Lao vào những khóa học vì sợ cuộc sống bon chen

Khi còn là sinh viên, quen nếp nghĩ vừa chơi vừa học không phải lo lắng gì nhiều, một số bạn trẻ ngay sau khi tốt nghiệp đã lao vào những khóa học tiếp theo chỉ vì sợ đi làm vất vả bon chen.

Nghề hay bệnh

Với thực trạng các lớp tại chức, văn bằng hai, cao học… nhốn nháo sinh viên, chỉ có mặt khi điểm danh và thi. Thậm chí, có cả những “hợp đồng học thuê” để đảm bảo trả nợ bài đầy đủ. Chất lượng các lớp học chưa biết tốt đến mức nào, truyền tải thêm những gì cho sinh viên, chỉ thấy “nghề đi học” của sinh viên đang là một hiện trạng đáng suy nghĩ.

Chính vì vậy, đối với nhiều bạn trẻ, học tiếp như là một cứu cánh, một vỏ bọc danh tiếng cho những sinh viên thụ động, chạy theo thành tích. Có một sinh viên thổ lộ với tôi rằng: “Học xong văn bằng hai em có thêm kiến thức nào đâu. Nhưng vẫn cần nó để bộ hồ sơ xin việc thêm nặng ký. Cũng chỉ lo đến khi vào làm họ đòi hỏi kiến thức chuyên môn như theo ngành văn bằng hai thì mình chết dở”.

Những giáo viên dạy các lớp này cũng thường xuyên mang tâm trạng chán nản bởi bước chân vào lớp thấy xô bồ quá: “Sinh viên đổ xô đi học tại chức, học văn bằng hai cốt lấy cái bằng chứ cần gì chúng tôi, cần gì kiến thức thực chất”.

Từ “nghề đi học” kéo dài thời gian nhàn rỗi, tránh điều tiếng thất nghiệp, các bạn trẻ đang mắc vào bệnh thành tích, bệnh sĩ với bằng cấp tràn lan mà thực chất thì ít. Hy vọng những sinh viên đang làm nghề đi học hãy xem xét động cơ học tập của mình một cách tích cực hơn để có được những kiến thức vững chãi bước chân vào cuộc sống và lao động một cách có ý nghĩa.

Nguồn MTB - Lãng Tử Đa Tình
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Đợt này mà "bặt vô âm tín" tiếp tục là thôi, mình cũng fai đi kiếm cái VB2 học:))
 
Manh danh đi học đỡ quê hơn là đang trong tình trạng "Chờ việc làm". Mình cũng từng thế, không xin được việc làm là chuẩn bị học cao học.
 
Lý do mà mình thường thấy nhất đó là không xin được việc và sợ thử thách của cuộc sống.
 
Back
Bên trên