Ngân hàng quản lý rủi ro từ các hợp đồng ngoại hối phái sinh như thế nào?

dat-giua-bien

Verified Banker
Mình đã post câu hỏi tương tự vào phần NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ, nhưng nghĩ lại chắc post vào đây đúng hơn, nên mạng phép post lại, mong các bạn giúp đỡ

Mình đang làm luận văn về ngoại hối phái sinh, tuy nhiên lại nảy sinh một vấn đề cần phải hiểu, mong các bạn giúp đỡ

1. Phái sinh có nghĩa là ngân hàng bán hoặc mua các hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn... cho khách hàng. Vậy là ngân hàng cung cấp "bảo hiểm tỷ giá" cho khách hàng. Vậy cũng có nghĩa là ngân hàng "rước lấy rủi ro" về mình, vậy các rủi ro đó được ngân hàng đo lường và giải quyết như thế nào? Có quy định gì về việc ngân hàng phải báo cáo các rủi ro đó cho NHNN hay không?
2. Theo mình biết thì ngân hàng phải thực hiện các giao dịch đối ứng với các đối tác khác để bảo hiểm cho các giao dịch phái sinh của mình. Vậy thực tế ngân hàng giao dịch đối ứng với ai? và thực hiện như thế nào? Nếu có ví dụ cụ thể thực tế thì càng tốt.
3. Phần mềm mà các ngân hàng hay xài để quản lý các rủi ro phát sinh từ các hợp đồng phái sinh.

P/S: nếu có thể, mình sẵn lòng mời cafe các bạn có thể giúp mình giải quyết vấn đề hóc búa này...
Cảm ơn các bạn đã quan tâm....
 
Google keyword "Managing foreign exchange risk with derivatives "
1. Công cụ chi tiết xem thử từ nghiên cứu trong tìm kiếm trên
Về báo cáo thì xem mục quản lý ngoại hối của SBV
http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/vn
2. Đối tác khác có thể là cá nhân hoặc tổ chức tài chính ( ngân hàng, công ty chứng khoán,...), doanh nghiệp ( có liên quan đến hoạt động XNK)
https://www.dropbox.com/s/bvtvq3pmhl2jsr8/Cac hợp đông kinh doanh ngoại hối.rar
Vụ nổi tiếng là ABN Amro với Incombank gây thua lỗ 3,7 triệu USD
3. Phần mềm: T24 Core Banking

P/S: Mình ko làm ở phòng ngoại hối
 
Bạn hỏi vấn đề rất lớn, đề tài lại chung chung, nói chung nói đến phái sinh thì ngân hàng vẫn đang chết ngắc với nhau vì hoán đổi chéo, ko chỉ ở việt nam mà cả ở nước ngoài nữa. Nước ngoài thì mình biết nhiều hơn khi đọ đang reform từ khủng hoảng 2008. Trên thực tế từ năm 2008 cho đến nay thì các ngân hàng đầu tư vẫn làm mà ko có luật, họ tự làm với nhau thôi, tự viết ra luật tự làm, vì đến tháng 7 năm nay, thì Mỹ mới đưa ra đc definition về SWAP, định nghĩa về 'qualified mortgate' vẫn còn chưa đưa ra đc.

Bạn hỏi rất rộng, mình chỉ có thể nói về mảng hoán đổi lãi suất, hoán đổi nợ thôi. Viết đại khái ra chủ yếu để tránh quên kiến thức, mọi người cho ý kiến nhé

Thế nói chung trên thế giới thế này, trước giờ các hợp đồng hoán đổi lãi suất(IRS), nợ là 1 hợp đồng song phương. Phương thức trên thế giới thì cũng đơn giản chỉ gọi điện thoại, make invoice là đổi được. Trên thực tế thì các công ty thường dùng tổ hợp dealers, broker để giảm bớt phức tạp khi phải kết nối với quá nhiều parties. Invoice ứng dụng được vì khi lên 1 sàn của broker, bạn phải kí 1 master agreement. Dealer có rất nhiều khác hàng, họ chỉ mua đi bán lại thôi.

Thế các dealer - ngân hàng làm sao để tránh rủi ro, thì phần lớn công việc của họ sẽ là matching giữa các khách hàng muốn trao dổi, họ ăn dựa trên tiền lãi spread. 1 phần khác là họ trade như nhà đầu tư bình thường (cái này ăn thua phải chịu). Còn tên đầu xỏ chơi risk là các hedge fund, họ tự tin họ có kỹ thuật, thông tin, công nghệ để hedge an toàn cho các công ty cho các công ty.

1 phần khác nữa là ngân hàng sử dụng margin để bảo vệ mình khỏi khách hàng khi default, giống như vật thuế chấp vậy, nếu công ty phá sản thì họ lấy số tiền margin đấy.

Ở nước ngoài thì bạn có phải báo cáo, trên thực tế thì 1 sô nước, nhà nước dựng sàn và mọi ngân hàng phải trade qua sàn của họ để kiểm sóat, ở việt nam mình đoán là sử dụng BBG nhiều. Hệ thống lưu trữ thì giờ cãi nhau còn nhiều, cũng còn lâu mới dứt điểm được.

Về ngoại hối, fx hay equity thì mình ko chuyên, đại thể thì cũng tương tự, điểm khác biệt đại khái là các trades dựa trên 1 mẫu sẵn, nên đễ match hơn, hầu như tự động.

Đúng có nhiều cách thay đổi hợp đồng, terminate, novate, partially novate, partially terminate, chủ yếu là để trao đổi qua lại giữa các ngân hàng.

Còn phần mềm để kiểm soát hợp đồng phái sinh, bạn có thể search trên mạng Financial engineering. Năm ngoái, sinh viên đi thực tập đã kiếm được $100k/ năm rồi, bạn muốn nghiên cứu thì ko chỉ bằng 1 bài luận là có thể làm được.

Cái T24Corebanking, mình chưa dùng, nhưng thấy giống như phần mềm lữu trữ hơn bạn ạ. Đê quản lý rủi ro phái sinh thì bạn cần nhất là kỹ năng định giá. Derivatives được dựng trên giá của 1 vật khác, để dịnh được giá nó sẽ là 1 ma trận đa biến. Chống rủi ro gì thì sẽ có nhiều mặt phải xét, cận chân doanh nghiệp nhất chính là giá ảnh hưởng đến margin, có thể trực tiếp khiến công ty phá sản. Nói chung thì chả có phần mềm nào cố dịnh cả, cái thời ngày xựa giỏi excel là vào được ngân hàng đầu tư qua rồi, chuyên viên risk, trader bay giờ phải giỏi java, C++, C# để lập trình access risk.
 
Cảm ơn bạn black và mouth_machine nhiều lắm
Thực tế cái mình cần là hiện nay phòng ngoại hối của ngân hàng hằng ngày làm gì với những hợp đồng ngoại hối phái sinh của khách hàng. (tất nhiên không chỉ là nhập liệu). Mình không cần gì cao xa, cũng biết là hiện tại ở VN các ngân hàng cũng không chuyên gì lắm về mảng này, nhưng cũng cần biết mấy cái căn bản. Nếu không thì mình không thể đề xuất hướng cải tiến. Mà cũng may là nó đang sơ khai nên mình mới có cái để mà đề xuất, không thì lấy đâu ra. Haha!

:Còn phần mềm để kiểm soát hợp đồng phái sinh, bạn có thể search trên mạng Financial engineering. Năm ngoái, sinh viên đi thực tập đã kiếm được $100k/ năm rồi, bạn muốn nghiên cứu thì ko chỉ bằng 1 bài luận là có thể làm được."
Mình làm luận văn thạc sỹ bạn à, mà cho mình hỏi, cái $100k/năm là gì bạn. Còn cái Financial engineering, cái đó hiện các ngân hàng có xài không? Nói chung là kiến thức về phái sinh mình có, kiến thức về thực tế "sơ khai" của ngân hàng thì hoàn toàn "mờ mịt", vì tài liệu về phái sinh trên thế giới thì bao la, nhưng mà cái nào đang được áp dụng ở Việt Nam thì...không biết, sợ viết vào luận văn bị chém chắc tiêu luôn. hi.
Đọc các luận văn cũ toàn nói...bla bla nào là cơ sở pháp lý chưa vững, phải đào tạo thêm nhân lực, phải tiếp thị khách hàng...nhưng mà như vậy thì trường mình tất nhiên là không chịu.

Như thầy mình nói: em muốn thuyết phục ngân hàng phát triển mảng này thì phải nói cho họ biết: họ được lợi gì? Lợi ích phải cụ thể. và hiện họ có thể cải tiến gì trong bản thân ngân hàng mình theo xu hướng rõ ràng và cụ thể, không cần nói cao xa những cái mà họ không thể làm...Mà mấy cái cao xa đó chính là cái duy nhất mà mình có hiện nay!
 
Về cái đoạn bạn muốn tìm hiểu công cụ phần mềm ve kiếm soát risk trong phái sinh. Thì bạn cần xem bạn muốn access vào phuơng diện nào. Nếu chỉ là ngân hàng thì sẽ rất chung chung, vì ngân hàng vừa co the làm broker, dealer, lẫn buy side ( bên người mua để hedge risk). Chả hạn nhé nếu bạn là broker, bạn sẽ muốn thực hiện các stress test hệ thống, đơn giản là đủa ra tình huống, giả dụ giá trị tụt 5% thì sẽ ảnh hưởng đến đâu cho công ty của bạn.Bạn có thể chạy analysis porfolio (cty mình gọi là porfolio scrubing) để đánh gia rui ro san pham, roi risk thi truong, liquidity, credit risk, etc..

Nói chung về quản lý risk thì nó sẽ rất rộng, và bạn nhắc đến phần mềm quản trịnh rủi ro thì mình liên tưởng đến trading nhiều hơn. Khi buy-side và sell side cùng vào 1 hợp đồng, họ gọi đấy là 1 open position. Vấn đề là thị trường luôn thay đổi, làm giá trị từng thời điểm thay đổi (spot rates), dẫn đến margin level thay đổi. Khi margin xuống thấp quá hạn mức thì bạn phải cho thêm tiền vào, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công ty bạn. Bây giờ thì cách tình margin thì tùy nơi. Nhưng cái này hơi lan man sang bond và credit derivatives, có vẻ bạn muốn nghiên cứu ngoại hối phái sinh

Bạn mình làm ở viêtnam thì quen nhất vãn là tìm thông tin qua Bloomberg. Bloomberg thì bạn chak cũng biết rồi, bản thân Bloomberg cỏ rất nhiều công cụ trợ giúp từ lãi suất liên ngân hàng, đến sàn giao dịch, thông tin hỗ trợ thị trường. Nhưng việt nam bây giờ cũng chỉ làm bond là nhiều thôi bạn ạ.

Thế bây giờ bạn làm ngoại hối phái sinh, thì đề tài của bạn là gì. Nếu bạn muốn đi vào ngoại hối phái sinh. Như vậy là bạn muốn nghiên cứu swap, hay option, forward. Vì nó sẽ phân thành OTC và listed derivaties, tương đối khác nhau, nên chỉ lấy 1 thôi vì nó sẽ rất rộng

Cái thứ 2 là bạn muốn tìm hiểu về hệ thống, hay về rủi ro đầu cơ, regulation reform. Cái thứ 3 sẽ rất hay vì nó đang là đề tài nóng. Bạn thử đọc quyển này Risk Management, Speculation, and Derivative Securities. Geoffrey Poitras

Nói chung thì ở Việt Nam mình chỉ thấy kêu thôi, ngoại hối phái sinh bây giờ ở nước ngoài cũng đang cực kỳ đau đầu vì bị đặt quá nhiều luật, phải thực hiện quá nhiều báo cáo, chết thảm liệt, nhưng người ta vẫn làm, bản thân mình ko cho rằng vấn đề thuyết phục ngân hàng khó, vì nó là siêu lợi nhuận, chỉ là ngân hàng việt đã có đủ sức làm hay chưa.

Thi trường viêt nam thì còn nhỏ, đồng tiền cũng rất yếu và bị kiểm sóat, thực tế hiện tại mình cũng ko cho rằng là thời điểm tốt để phát triển phái sinh. Trên lý thuyết, dể thị trường mạnh thì dealer phải mạnh, đủ sức để mua tất cả các deal từ người mua,bán, để cho thị trường liquid, tránh làm giá... nhưng thị trường việt nam chưa làm được điều ấy. Thực tế thì buôn ngoại tệ ở viêt nam có từ lâu rồi, nhưng ko nên nhầm đấy với buôn ngoại tệ thật, và thực tế cũng ko ai trao đổi bằng tiền việt. Thực sự là nhu cầu chưa có. Còn nếu muốn chơi đồng tiền khác, thì cũng chả ai dại gì qua cửa ngân hàng việt, họ tìm đến broker của singapore hay HK thì vừa đễ lại vừa mạnh hơn.

Bản thân mình thì thấy bạn chọn vấn đề khó nhất của khó nhất trong giới tài chính, nếu vẫn muốn làm nên chọn 1 sản phẩm thôi thì đễ hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
À, mình tệ thiệt, việc đầu tiên là nhờ giúp đỡ lại quên nói phần phạm vi
1. Mình làm là riêng mảng NGOẠI HỐI PHÁI SINH dành cho khách hàng doanh nghiệp, đại khái là các sản phẩm phái sinh NGOẠI TỆ mà ngân hàng bán cho doanh nghiệp là sản phẩm nào và ngân hàng làm thế nào để quản lý mảng đó cho tốt! Thiên về dịch vụ ngân hàng hơn là mảng tự doanh. Và mình cần hiểu rõ hiện nay Ngân hàng quản lý mảng đó của mình như thế nào? Vì nếu chỉ thực hiện hợp đồng với khách hàng thì rủi ro ngân hàng gánh chịu sẽ lớn lắm.
2. Mình không dự tính khuyến nghị phải phát triển cả thị trường phái sinh theo hướng có những công cụ phức tạp, chỉ là những công cụ SWAP, OPTION, FORWARD thôi, triển khai sao cho tốt và chiếm thị trường rộng lớn hơn trong mảng này là OK

Bạn mình làm ở viêtnam thì quen nhất vãn là tìm thông tin qua Bloomberg. Bloomberg thì bạn chak cũng biết rồi, bản thân Bloomberg cỏ rất nhiều công cụ trợ giúp từ lãi suất liên ngân hàng, đến sàn giao dịch, thông tin hỗ trợ thị trường. Nhưng việt nam bây giờ cũng chỉ làm bond là nhiều thôi bạn ạ.
đấy đấy, cái này nè bạn. Mình đã từng ở vài ngày ở phòng ngoại hối Eximbank, tiếc là chỉ có 2 ngày, công thêm hồi đó không có ý định tìm hiểu mảng này nên chỉ thấy sơ sơ mấy màn hình, thêm nữa đó là phòng tự doanh nên cũng không biết nhiều lắm. Mình chỉ muốn biết cơ sở cơ bản nào để ngân hàng ấn định tỷ giá phái sinh với khách hàng thôi

Thi trường viêt nam thì còn nhỏ, đồng tiền cũng rất yếu và bị kiểm sóat, thực tế hiện tại mình cũng ko cho rằng là thời điểm tốt để phát triển phái sinh. Trên lý thuyết, dể thị trường mạnh thì dealer phải mạnh, đủ sức để mua tất cả các deal từ người mua,bán, để cho thị trường liquid, tránh làm giá... nhưng thị trường việt nam chưa làm được điều ấy. Thực tế thì buôn ngoại tệ ở viêt nam có từ lâu rồi, nhưng ko nên nhầm đấy với buôn ngoại tệ thật, và thực tế cũng ko ai trao đổi bằng tiền việt. Thực sự là nhu cầu chưa có. Còn nếu muốn chơi đồng tiền khác, thì cũng chả ai dại gì qua cửa ngân hàng việt, họ tìm đến broker của singapore hay HK thì vừa đễ lại vừa mạnh hơn.

Bản thân mình thì thấy bạn chọn vấn đề khó nhất của khó nhất trong giới tài chính, nếu vẫn muốn làm nên chọn 1 sản phẩm thôi thì đễ hơn.
Trời ơi, mình đã đầu tư thời gian vào đề tài nhiều rồi, bỏ không được nữa. Với lại mình cũng có lý do tin rằng thời điểm này bắt đầu kiến nghị NH chú trọng vào mảng này là hợp lý. Bắt đầu từ những cái cơ bản, thuyết phục ngân hàng nếu phát triển thì trong 2,3 năm nữa thị trường phái sinh có thể phát triển hơn và nằm trong tay mình. Vậy đấy.
P/S: bạn đang làm ở nước ngoài, mảng này kiến thức bạn khá rộng và sâu nhỉ, và khi rộng quá thì chắc là nhìn thị trường VN rất nhỏ, bản thân mình khi đọc tài liệu của nước ngoài cũng thấy choán! Tuy nhiên mình nghĩ, nhỏ cũng có cái hay, mình sẽ cố gắng bước từ từ. Mình là đang muốn làm về cái bước từ từ đó đấy!Nhưng mà vì không có thực tế nên đang phải tiếp cận thông qua nhờ sự giúp đỡ của mọi người.
 
Éc, sorry mình ko check mạng thường xuyên.Ko biết bạn còn theo dõi mục này ko.
Bạn muốn tìm hiểu về bloomberg thì vào đây, check cai analytical tool ý. Nó mang tính giới thiệu thôi, nhưng ko biết có giúp được ko
http://www.bloomberg.com/professional/tools-analytics/portfolio-risk-analytics/

Còn hướng dẫn sử dụng Bloomberg terminal là đây:
https://www.google.com/#hl=vi&tbo=d...f1933612c7fdff&bpcl=40096503&biw=1299&bih=708

Chọn cái đầu tiên ý. Cái Bloomberg này public search đễ ko ý mà. Xin lỗi bạn muốn tìm hiểu sâu hơn, có thể hỏi mấy bạn làm ở việt nam xem, mình gan bé ko dám tải tài liệu nội bộ.
 
cảm ơn bạn mouth_machine nhiều nhé.
mình sẽ tải về xem sao.
"Tài liệu nội bộ" - nghe cái tên đã thấy hấp dẫn rồi! Bạn "to gan" chút, gởi giúp mình qua 06jun1986 gmail.com nhé (nếu được).
Còn không thì bạn cứ disregard đề nghị này nđi. Cảm ơn bạn lần nữa!
 
Back
Bên trên