Ngân hàng nhỏ nỗ lực tự tái cơ cấu

  • Bắt đầu Bắt đầu tieudaosi
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

tieudaosi

Verified Banker
[h=2]Có 4 ngân hàng nhỏ (là GP.Bank, Navibank, TrustBank và Western Bank) nằm trong danh sách phải tái cơ cấu ngay trong năm nay do tình hình thanh khoản yếu.[/h] Để có thể tồn tại và phát triển, TrustBank và Navibank đã có phương án chủ động tự tái cơ cấu trình Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cũng xác nhận, Navibank (ngân hàng trực thuộc địa bàn Thành phố) đã gửi phương án tái cơ cấu cho NHNN Chi nhánh TP.HCM và cơ quan này đã chuyển lên NHNN để xem xét, bổ sung, trình Chính phủ phê duyệt.
Đại diện TrustBank cũng cho biết, trong tháng 9/2012, NHNN đã có văn bản chấp thuận và cho triển khai phương án tái cơ cấu TrustBank. Theo một nguồn tin đáng tin cậy, TrustBank đang trong quá trình tự tái cơ cấu bằng cách gọi vốn từ các cổ đông chiến lược trong nước, với tỷ lệ cổ phần chi phối của một ngân hàng có quy mô tương đối lớn.

HĐQT TrustBank tin tưởng rằng, sau giai đoạn tự tái cơ cấu, Ngân hàng sẽ phát triển vững chắc hơn.


Nhưng liệu với sự nỗ lực của mình, các ngân hàng nhỏ có thành công trong việc tự tái cơ cấu hay phải chọn phương án sáp nhập?


Trở lại với trường hợp của Navibank, tính đến ngày 30/9/2012, Navibank thông báo có vốn điều lệ là 3.010,2 tỷ đồng. Song mới đây, theo kết quả thanh tra từ NHNN, thì Navibank lại có tên trong danh sách các ngân hàng có vốn điều lệ dưới mức quy định tối thiểu (3.000 tỷ đồng). Cụ thể, sau khi yêu cầu Navibank phải trích lập dự phòng rủi ro bổ sung vì nợ xấu tăng, tài sản đảm bảo chưa hoàn tất thủ tục pháp lý, dự phòng các khoản tiền gửi liên ngân hàng…, thì vốn chủ sở hữu thực của Navibank chỉ còn 2.513 tỷ đồng, thấp hơn mức quy định.


Chuyên gia kinh tế Phạm Đỗ Chí nhận xét, đối với các ngân hàng quy mô nhỏ, thì ngoài vốn điều lệ còn thấp, hệ số CAR (hệ số an toàn vốn) tối thiểu lại chưa cao… Hầu hết các ngân hàng Việt Nam có tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản hiện chỉ hơn 10%, trong khi con số này ở hầu hết các nước vào khoảng 20%. Đây là một cảnh báo về sự yếu kém tồn đọng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

“Vì thế, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng không chỉ đơn thuần là giảm số lượng ngân hàng để NHNN dễ quản lý, mà tái cơ cấu thông qua hình thức M&A được xem là một cuộc cải tổ sâu trong hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam”, ông Chí nói.

Cho dù DaiA Bank không nằm trong danh sách ngân hàng phải tái cơ cấu theo chủ trương của Chính phủ và NHNN, song việc một số lãnh đạo ACB (là cổ đông lớn của DaiA Bank) bị bắt đã ít nhiều có ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng này.

Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý III/2012 của DaiA Bank là 61 tỷ đồng, chỉ bằng 50% so với quý III/2011, khiến lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2012 của DaiA Bank chỉ đạt 225,4 tỷ đồng, giảm 21% so cùng kỳ năm ngoái (286,8 tỷ đồng). Hiện DaiA Bank có vốn điều lệ là 3.100 tỷ đồng. với các cổ đông lớn là Tập đoàn Tín Nghĩa, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV), Công ty Xổ số kiến thiết Đồng Nai và ACB.


Ông Quách Văn Đức, Chủ tịch HĐQT DaiA Bank cho biết, gần đây, có nhiều tổ chức tín dụng trong và ngoài nước đặt vấn đề hợp tác với DaiA Bank theo các phương thức hợp nhất hoặc sáp nhập. “Tuy nhiên, cho đến nay, HĐQT DaiA Bank vẫn đang xem xét, chưa đưa ra quyết định”, ông Đức nói.


Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, việc tái cơ cấu là việc làm tự nguyện của các ngân hàng nhỏ, yếu kém, nhưng nếu sau khi các ngân hàng này không thể tự tái cấu trúc, thì NHNN sẽ can thiệp để cải tổ lại hệ thống, tức là buộc phải tính đến phương án hợp nhất hoặc sáp nhập với các ngân hàng khác.

Nguồn:
Mã:
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/ngan-hang-nho-no-luc-tu-tai-co-cau-20121207043041438ca34.chn
 
Back
Bên trên