[h=2]Theo Thông tư 04, TCTD không được nhận ủy thác từ cá nhân và phải tính dư nợ cho vay từ nguồn vốn nhận ủy thác vào tổng dư nợ tín dụng.
Ngày 8/3, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến đã ký ban hành Thông tư số 04/2012/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ nhận ủy thác và ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.[/h]
Theo Thông tư, bên nhận ủy thác bao gồm như ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Bên ủy thác gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD); tổ chức khác trong nước không phải là TCTD và tổ chức ở nước ngoài.
Đặc biệt, Thông tư quy định, TCTD không được nhận ủy thác của cá nhân.
[TABLE="width: 1, align: right"]
[TR]
[TD]Trước đó, trong năm 2011, có hiện tượng nhiều ngân hàng lách trần lãi suất bằng cách ký các hợp đồng ủy thác với khách hàng.
Theo đó, nhà đầu tư có vốn sẽ ủy thác cho ngân hàng đem đi đầu tư hoặc cho ngân hàng đem đi cho vay với mức lãi suất mà nhà đầu tư ấn định, chẳng hạn 19%/năm, và ký với ngân hàng một hợp đồng ủy thác chứ không phải gửi tiền vào ngân hàng hưởng lãi suất 19%/năm.
Ngoài ra, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay cũng là những nghiệp vụ được ngân hàng sử dụng để gián tiếp tăng trưởng tín dụng trong 2011.
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Theo quy định cũ là Quyết định số 742/2002/QĐ-NHNN ngày 17/2/2002, đối tượng ủy thác gồm Chính phủ, các tổ chức kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân trong và ngoài nước và các tổ chức tín dụng có nhu cầu cho vay vốn.
Như vậy, so với quyết định cũ, Thông tư mới đã thu hẹp đối tượng ủy thác.
Về hình thức ủy thác, theo Thông tư mới, TCTD không chỉ được nhận ủy thác cho vay mà còn được ủy thác và nhận ủy thác trong lĩnh vức khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Một điểm mới khác của Thông tư là Ngân hàng Nhà nước quy định, TCTD nhận ủy thác của tổ chức khác để cho vay phải tính dư nợ cho vay từ nguồn vốn nhận ủy thác vào tổng dư nợ tín dụng.
TCTD cũng không được ủy thác lại cho bên thứ 3 để thực hiện cho vay.
Cũng theo Thông tư mới, đồng tiền nhận ủy thác và ủy thác cho vay là VND hoặc ngoại tệ.
Thông tư 04/2012/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ 2/5/2012 thay thế Quyết định số 742/2002/QĐ-NHNN ngày 17/2/2002 của Ngân hàng Nhà nước.
Đối với các hợp đồng ủy thác cho vay của TCTD ký kết trước ngày Thông tư 04 có hiệu lực, bên ủy thác và TCTD nhận ủy thác tiếp tục thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký hoặc thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng ủy thác cho vay phù hợp theo Thông tư này.
Ngày 8/3, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến đã ký ban hành Thông tư số 04/2012/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ nhận ủy thác và ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.[/h]
Theo Thông tư, bên nhận ủy thác bao gồm như ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Bên ủy thác gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD); tổ chức khác trong nước không phải là TCTD và tổ chức ở nước ngoài.
Đặc biệt, Thông tư quy định, TCTD không được nhận ủy thác của cá nhân.
[TABLE="width: 1, align: right"]
[TR]
[TD]Trước đó, trong năm 2011, có hiện tượng nhiều ngân hàng lách trần lãi suất bằng cách ký các hợp đồng ủy thác với khách hàng.
Theo đó, nhà đầu tư có vốn sẽ ủy thác cho ngân hàng đem đi đầu tư hoặc cho ngân hàng đem đi cho vay với mức lãi suất mà nhà đầu tư ấn định, chẳng hạn 19%/năm, và ký với ngân hàng một hợp đồng ủy thác chứ không phải gửi tiền vào ngân hàng hưởng lãi suất 19%/năm.
Ngoài ra, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay cũng là những nghiệp vụ được ngân hàng sử dụng để gián tiếp tăng trưởng tín dụng trong 2011.
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Theo quy định cũ là Quyết định số 742/2002/QĐ-NHNN ngày 17/2/2002, đối tượng ủy thác gồm Chính phủ, các tổ chức kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân trong và ngoài nước và các tổ chức tín dụng có nhu cầu cho vay vốn.
Như vậy, so với quyết định cũ, Thông tư mới đã thu hẹp đối tượng ủy thác.
Về hình thức ủy thác, theo Thông tư mới, TCTD không chỉ được nhận ủy thác cho vay mà còn được ủy thác và nhận ủy thác trong lĩnh vức khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Một điểm mới khác của Thông tư là Ngân hàng Nhà nước quy định, TCTD nhận ủy thác của tổ chức khác để cho vay phải tính dư nợ cho vay từ nguồn vốn nhận ủy thác vào tổng dư nợ tín dụng.
TCTD cũng không được ủy thác lại cho bên thứ 3 để thực hiện cho vay.
Cũng theo Thông tư mới, đồng tiền nhận ủy thác và ủy thác cho vay là VND hoặc ngoại tệ.
Thông tư 04/2012/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ 2/5/2012 thay thế Quyết định số 742/2002/QĐ-NHNN ngày 17/2/2002 của Ngân hàng Nhà nước.
Đối với các hợp đồng ủy thác cho vay của TCTD ký kết trước ngày Thông tư 04 có hiệu lực, bên ủy thác và TCTD nhận ủy thác tiếp tục thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký hoặc thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng ủy thác cho vay phù hợp theo Thông tư này.