haiduytran
Thành viên tích cực
Theo con số thống kê, có đến gần 70% nợ xấu được đảm bảo bằng tài sản là bất động sản (BĐS). Trong lúc thị trường BĐS đóng băng, nhiều ngân hàng đau đầu để xử lý tài sản bị thế chấp để thu hồi vốn cả gốc và lãi. Trước đây, khi nợ xấu phát sinh, ngân hàng xử lý bằng cách bán các tài sản này để thu hồi nợ. Nhưng ở thời điểm này, để bán được tài sản đảm bảo để thu hồi nợ rất gian nan.
Các ngân hàng thường lựa chọn tài sản đảm bảo để cầm cố là BĐS có vị trí tốt, môi trường xung quanh đảm bảo, dễ mua bán. Vì vậy, họ rất tự tin khi rao bán tài sản với giá thấp hơn thị trường, thậm chí móc nối với người thân để xử lý tài sản này với giá hời. Tuy nhiên, trong thời buổi khó khăn, việc xử lý nợ xấu là không hề đơn giản, dù đã giảm giá tối đa, nhưng chẳng ai mua để mà thu hồi nợ. Chính vì vậy, nợ xấu gia tăng hàng ngày, nên nhiều ngân hàng bị sa lầy vào nợ xấu, ăn sâu vào cả vốn điều lệ.
Tiến thoái lưỡng nan
Đau đầu hơn nữa là hợp đồng thế chấp bằng BĐS hình thành trong tương lai, đến lúc chủ đầu tư tháo chạy, không xây dựng tiếp, còn người mua ngừng góp vốn, mọi thứ đều dang dở, thì ngân hàng lãnh đủ. Chưa kể đối với các dự án (DA) chung cư, một số doanh nghiệp (DN) ngoài vay tiền ngân hàng với tư cách của một pháp nhân, lãnh đạo cũng lấy tư cách cá nhân để vay tiền ngân hàng. Mục đích vay đương nhiên là để mua những căn hộ thuộc DA do chính công ty đầu tư. Nếu DA này đã khởi công, đã có nhà thì ngân hàng còn có cơ hội. Song với các DA đang xây dựng, hoặc chưa khởi công thì thực sự là sự sa lầy, cả pháp nhân lẫn cá nhân. Lúc này, ngân hàng rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan". Nếu mạnh tay cắt vốn coi như DA đi tong, còn cho vay tiếp thì chẳng biết tương lai thế nào. Như vậy, hướng xử lý đối với các loại tài sản đảm bảo này đang là cả vấn đề nan giải.
Vì vậy, việc giải quyết vấn đề nợ xấu là phải thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm mới mong thu hồi được vốn. Trước đây, thị trường BĐS là do giới kinh doanh, đầu cơ làm giá, nay phải tạo ra các phân khúc để đến đúng người cần sử dụng. Theo thống kê, người dân có nhu cầu mua nhà ở rất lớn, nhưng hiện tại không mua được vì năng lực tài chính hạn chế. Nếu thị trường BĐS có các sản phẩm kết cấu xây dựng và kết cấu giá phù hợp với túi tiền người dân thì sẽ bán được.
Gần 70% nợ xấu được đảm bảo bằng tài sản là BĐS
...................................
Theo tổng giám đốc một ngân hàng tại Tp.HCM, tài sản đảm bảo là BĐS từng là niềm tin vững chắc để ngân hàng cho vay. Tuy nhiên cho tới thời điểm này, chính bản thân các ngân hàng đã nhận thấy tiềm ẩn rủi ro rất lớn từ BĐS. Bởi trong lúc DN khó khăn, hoạt động kinh doanh BĐS đang "chết đứng", hàng tồn kho của họ không bán được, thì làm gì có tiền trả nợ. Các đơn vị làm ra sản phẩm mà không bán được thì việc ngân hàng nhảy vào "ôm cục nợ" cũng sẽ vô cùng khó khăn. Chính vì vậy, mới có chuyện "cám cảnh" là các ngân hàng đang thừa vốn không cho vay được, còn DN thì vẫn than vãn khó tiếp cận nguồn vốn.
Đảo nợ cũng chết
Cũng theo vị tổng giám đốc này thì công cuộc xử lý nợ luôn là một quá trình dài hơi và khó khăn, không phải vì có tài sản đảm bảo mà các ngân hàng có thể yên tâm. Các DN là những người mang đến lợi nhuận cho ngân hàng, nên trong quá trình thẩm định cho vay cũng dễ dàng, thông thoáng hơn nhằm mục đích giải ngân thật nhanh. Có lẽ chính điều này đã gây ra hậu quả như hiện nay, để rồi giờ đây mọi người đều nhắc đến nợ xấu và ngân hàng tích cực xử lý nợ xấu, nhưng kết quả không mấy khả quan. Bởi nếu xử lý nợ mạnh tay thì DN "chết" hẳn, ngân hàng cũng khó thể thu hồi nợ.
Trong lúc cả hai cùng khó khăn thì phương án đôi bên cùng có lợi là việc đảo nợ diễn ra. Ngân hàng chấp nhận "xử lý" các khoản nợ xấu bằng cách cho khách hàng vay món nợ mới nhiều hơn để tất toán cho món vay cũ. Các DN trong lúc "chết đuối" như "vớ được cọc", cũng phải cắn răng "vay nóng" bên ngoài để trả món nợ cũ mới vay được khoản tiền mới. Việc đảo nợ xấu có thể giúp cho DN thêm cơ hội, kéo dài thời gian vay vốn, hy vọng vượt qua được khó khăn hiện tại. Tuy nhiên, các khoản nợ và lãi tiếp tục đè lên nhau cũng khiến DN mệt mỏi không thể trả nợ thì các nhà băng cũng trắng tay.
Thế nên mới có chuyện nợ ngày một xấu, ngân hàng dù nắm trong tay tài sản đảm bảo giá trị lớn nhưng vẫn không thể xử lý được các khoản nợ này. Theo một chuyên gia, vấn đề pháp lý đôi khi rất phức tạp, phát sinh nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện. Việc xử lý tài sản đảm bảo bắt đầu từ việc ngân hàng khởi kiện khách hàng ra tòa…, rồi thi hành án, lúc đó ngân hàng mới có thể thu được tiền về. Quá trình này có thể mất vài tháng, thậm chí một đến vài năm mới có thể xử lý thu hồi dứt điểm được. Nhiều ngân hàng đã thành lập công ty để tiến hành xử lý nợ xấu, nhưng cũng không hề dễ dàng làm được. Bản chất ngân hàng đã có các hành vi "giấu" nợ xấu, nên các chi nhánh cũng cố gắng che giấu các khoản nợ xấu, làm cho tình hình càng căng thẳng hơn.
Theo một chuyên gia ngân hàng, trong quá trình xử lý nợ xấu có thể dẫn đến nhiều rủi ro về mặt đạo đức, xã hội. Khách hàng chịu quá nhiều áp lực về vay vốn ngân hàng, rồi "vay nóng" ngoài, đôi khi bị xử lý thua trắng, mất hết tài sản đảm bảo, dẫn đến hậu quả khó lường.
Các ngân hàng thường lựa chọn tài sản đảm bảo để cầm cố là BĐS có vị trí tốt, môi trường xung quanh đảm bảo, dễ mua bán. Vì vậy, họ rất tự tin khi rao bán tài sản với giá thấp hơn thị trường, thậm chí móc nối với người thân để xử lý tài sản này với giá hời. Tuy nhiên, trong thời buổi khó khăn, việc xử lý nợ xấu là không hề đơn giản, dù đã giảm giá tối đa, nhưng chẳng ai mua để mà thu hồi nợ. Chính vì vậy, nợ xấu gia tăng hàng ngày, nên nhiều ngân hàng bị sa lầy vào nợ xấu, ăn sâu vào cả vốn điều lệ.
Tiến thoái lưỡng nan
Đau đầu hơn nữa là hợp đồng thế chấp bằng BĐS hình thành trong tương lai, đến lúc chủ đầu tư tháo chạy, không xây dựng tiếp, còn người mua ngừng góp vốn, mọi thứ đều dang dở, thì ngân hàng lãnh đủ. Chưa kể đối với các dự án (DA) chung cư, một số doanh nghiệp (DN) ngoài vay tiền ngân hàng với tư cách của một pháp nhân, lãnh đạo cũng lấy tư cách cá nhân để vay tiền ngân hàng. Mục đích vay đương nhiên là để mua những căn hộ thuộc DA do chính công ty đầu tư. Nếu DA này đã khởi công, đã có nhà thì ngân hàng còn có cơ hội. Song với các DA đang xây dựng, hoặc chưa khởi công thì thực sự là sự sa lầy, cả pháp nhân lẫn cá nhân. Lúc này, ngân hàng rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan". Nếu mạnh tay cắt vốn coi như DA đi tong, còn cho vay tiếp thì chẳng biết tương lai thế nào. Như vậy, hướng xử lý đối với các loại tài sản đảm bảo này đang là cả vấn đề nan giải.
Vì vậy, việc giải quyết vấn đề nợ xấu là phải thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm mới mong thu hồi được vốn. Trước đây, thị trường BĐS là do giới kinh doanh, đầu cơ làm giá, nay phải tạo ra các phân khúc để đến đúng người cần sử dụng. Theo thống kê, người dân có nhu cầu mua nhà ở rất lớn, nhưng hiện tại không mua được vì năng lực tài chính hạn chế. Nếu thị trường BĐS có các sản phẩm kết cấu xây dựng và kết cấu giá phù hợp với túi tiền người dân thì sẽ bán được.
Gần 70% nợ xấu được đảm bảo bằng tài sản là BĐS
...................................
Đảo nợ cũng chết
Cũng theo vị tổng giám đốc này thì công cuộc xử lý nợ luôn là một quá trình dài hơi và khó khăn, không phải vì có tài sản đảm bảo mà các ngân hàng có thể yên tâm. Các DN là những người mang đến lợi nhuận cho ngân hàng, nên trong quá trình thẩm định cho vay cũng dễ dàng, thông thoáng hơn nhằm mục đích giải ngân thật nhanh. Có lẽ chính điều này đã gây ra hậu quả như hiện nay, để rồi giờ đây mọi người đều nhắc đến nợ xấu và ngân hàng tích cực xử lý nợ xấu, nhưng kết quả không mấy khả quan. Bởi nếu xử lý nợ mạnh tay thì DN "chết" hẳn, ngân hàng cũng khó thể thu hồi nợ.
Trong lúc cả hai cùng khó khăn thì phương án đôi bên cùng có lợi là việc đảo nợ diễn ra. Ngân hàng chấp nhận "xử lý" các khoản nợ xấu bằng cách cho khách hàng vay món nợ mới nhiều hơn để tất toán cho món vay cũ. Các DN trong lúc "chết đuối" như "vớ được cọc", cũng phải cắn răng "vay nóng" bên ngoài để trả món nợ cũ mới vay được khoản tiền mới. Việc đảo nợ xấu có thể giúp cho DN thêm cơ hội, kéo dài thời gian vay vốn, hy vọng vượt qua được khó khăn hiện tại. Tuy nhiên, các khoản nợ và lãi tiếp tục đè lên nhau cũng khiến DN mệt mỏi không thể trả nợ thì các nhà băng cũng trắng tay.
Thế nên mới có chuyện nợ ngày một xấu, ngân hàng dù nắm trong tay tài sản đảm bảo giá trị lớn nhưng vẫn không thể xử lý được các khoản nợ này. Theo một chuyên gia, vấn đề pháp lý đôi khi rất phức tạp, phát sinh nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện. Việc xử lý tài sản đảm bảo bắt đầu từ việc ngân hàng khởi kiện khách hàng ra tòa…, rồi thi hành án, lúc đó ngân hàng mới có thể thu được tiền về. Quá trình này có thể mất vài tháng, thậm chí một đến vài năm mới có thể xử lý thu hồi dứt điểm được. Nhiều ngân hàng đã thành lập công ty để tiến hành xử lý nợ xấu, nhưng cũng không hề dễ dàng làm được. Bản chất ngân hàng đã có các hành vi "giấu" nợ xấu, nên các chi nhánh cũng cố gắng che giấu các khoản nợ xấu, làm cho tình hình càng căng thẳng hơn.
Theo một chuyên gia ngân hàng, trong quá trình xử lý nợ xấu có thể dẫn đến nhiều rủi ro về mặt đạo đức, xã hội. Khách hàng chịu quá nhiều áp lực về vay vốn ngân hàng, rồi "vay nóng" ngoài, đôi khi bị xử lý thua trắng, mất hết tài sản đảm bảo, dẫn đến hậu quả khó lường.
Sơn Long - Thời báo kinh doanh