Ngân hàng: Đầu ra vẫn tắc

haiduytran

Thành viên tích cực
“Không phải ngân hàng (NH) không cho vay và hiện tại, vẫn có một số doanh nghiệp (DN) liên hệ với NH để vay, nhưng rất nhiều hồ sơ sau khi được duyệt thì chẳng thấy bóng dáng người vay đến NH để giải ngân” - giám đốc một NHTM ở TPHCM cho biết.

[TABLE="width: 200, align: center"]
[TR]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="align: center"] Do tổng cầu của nền kinh tế suy giảm khiến các DN không mặn mà trong việc vay vốn để đẩy mạnh sản suất.
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]

Theo thống kê của NHNN, đến 19.10.2012, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống NH là 2,77%. Trong khi đó, tăng trưởng huy động của các TCTD tăng 14,02%. Theo BCTC quý III của nhiều NHTM đang niêm yết khác, tỉ lệ cho vay/huy động thậm chí còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của toàn ngành như trên. Tỉ lệ này thấp cùng với vốn huy động tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với cho vay giúp cho các NHTM không cần phải chạy đua lãi suất, ngay cả khi thời điểm cuối năm đã cận kề. Đặc biệt, huy động VND tăng 17,52%.

Điều này đã giúp cho tỉ lệ cho vay/huy động của toàn hệ thống NHTM sau một thời gian rất dài luôn cao hơn mức 100% đã giảm xuống dưới mức này. Như vậy, toàn bộ nhu cầu vốn để cho vay của các NHTM đã có thể được tài trợ từ phần vốn huy động.

Các nhà lãnh đạo của các NH khi được hỏi, phần lớn đều cho rằng cánh cổng tín dụng vẫn mở, các DN vẫn được chào đón. Và quan trọng là lãi suất vay hiện nay cũng không còn là vấn đề. Nhiều NH từ lớn đến nhỏ thời gian qua đều công bố nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi và thậm chí là mức lãi suất trần cho vay cũng đã bắt đầu giảm.

Theo báo cáo của NHNN, vừa qua, lãi suất cho vay ở một số NHTM đã có xu hướng giảm, đồng thời một số chương trình hấp dẫn cũng được các NH áp dụng cho các khách hàng vay vốn. Đặc biệt, mới đây NH Quốc tế (VIB) là NH đầu tiên bắt đầu triển khai việc cập nhật hằng ngày và niêm yết công khai lãi suất của tất cả các dòng sản phẩm cho vay cá nhân. Như vậy không thể nói ngân hàng thiếu thiện chí.

Tuy nhiên, một nghịch lý là nhu cầu vay vốn trong thời điểm hiện nay vẫn rất thấp. Nguyên nhân là do hàng tồn kho vẫn ở mức cao, khiến cho DN phải tìm hướng tiêu thụ bớt hàng tồn kho.

Có thể thấy, một phần do tổng cầu của nền kinh tế suy giảm khiến các DN không mặn mà trong việc đẩy mạnh sản xuất. DN vẫn đang ngập ngừng về sức mua trong các tháng cuối năm, liệu có được như các năm trước, một phần do họ tính toán hơn, chỉ muốn giải ngân thêm một phần nhỏ để mua hàng hóa, vì còn dùng mùa cuối năm để giải phóng hàng tồn.

Trong khi đó, sẽ mất rất nhiều thời gian nữa DN mới vực dậy được, vì vậy trong cả năm sau, việc làm ăn, kinh doanh của NH sẽ không dễ dàng- một vị lãnh đạo NH ở TPHCM nhìn nhận.

Với các NH thì ở thời điểm này, những con số chỉ tiêu không còn giá trị nhiều. Các NH cũng ráo riết tăng trưởng tín dụng để tìm được lợi nhuận. Và có một thực tế cần phải thừa nhận là để tìm được DN tốt trong giai đoạn kinh tế khó khăn này lại quá khó, tâm lý NH cũng thận trọng hơn, nên trong giai đoạn cuối năm này con số giải ngân cuối cùng sẽ khó đạt kỳ vọng.


Theo Gia Miêu - Lao động
 
Không những hàng tồn kho cao mà ko ít các doanh nghiệp đã hết tài sản để thế chấp rồi, vay tín chấp đối với các doanh nghiệp giờ thì quá khó luôn :))
 
Đây là hệ lụy của những năm tháng quản lý lỏng lẽo tín dụng, chỉ chú trọng vào các chỉ tiêu mà quên đi nền tảng bền vững.
 
Back
Bên trên