Ngân hàng Chi nhánh cần có vốn điều chuyển không?

Hì, theo mình thì chắc chắn chi nhánh cần có vốn điều chuyển.
Trước tiên, các ngân hàng quản lý vốn theo hướng tập trung nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản, khả năng sinh lời cũng như quản lý chặt chức năng nhiệm vụ, việc huy động và sử dụng vốn của chi nhánh, kiểm soát được hoạt động của toàn hệ thống cũng như tiết kiệm chi phí. Góc độ người quản lý cao cấp đứng nhìn là toàn hệ thống chứ không phải chi nhánh.Để hiểu rõ vấn đề này bạn nên đọc qua vấn đề quản lý vốn tập trung trong ngân hàng. Còn đâu, chi nhánh chắc chắn tham gia vào hệ thống điều chuyển vốn dù thừa hay thiếu vốn. Cần nhớ lại một trong những yếu tố quan trọng nhất của hoạt động ngân hàng là các dòng tiền này gối đầu nhau (có người gửi, và người rút nhưng nó gối đầu nhau, bù trừ nhau) và tạo ra lượng vốn có kỳ hạn dài. Vì vậy,một trong những yếu tố làm nên ngân hàng chính là ngân hàng chuyên hoán nguồn vốn kỳ hạn ngắn thành kỳ hạn dài, cũng như chia sẻ rủi ro, lấy số đông bù số ít.
1. Một chi nhánh thừa vốn vẫn có thể cần thiết phải sử dụng vốn điều chuyển, lý do:
- Thừa hay thiếu vốn chỉ là manh tính thời điểm: khi một chi nhánh huy động tiền về, họ sẽ để một lượng nhất định ở dự trữ tiền mặt, một lượng là đảm bảo dự trữ bắt buộc. Lượng vốn huy động được không thể đem cho vay cùng ngày hôm đó được hoặc không kịp (vì có sự lệch pha giữa huy động và cho vay), chi nhánh đó càng không thể để lượng vốn đó bỏ không tại chi nhánh trong khi vẫn trả lãi khách hàng, do đó để đảm bảo lợi ích cho ngân hàng, các chi nhánh bắt buộc phải điều chuyên vốn về hội sở để hội sở cho chi nhánh khác vay hoặc cho các tổ chức tín dụng khác vay trên interbank. Hoặc đơn giản, là khách hàng rút trước hạn...mặc dù chi nhánh đang dư nhưng trường hợp này vẫn phải vay Hội sở. Thường thì lãi suất mua vốn và bán vốn của Hội sở để bằng nhau và đảm bảo cân bằng giữa lãi suất đầu vào và đầu ra (huy động khách hàng, huy động interbank, cho vay khách hàng, cho vay interbank...). Nếu ngân hàng có chính sách ưu tiên huy động hoặc ưu tiên cho vay, sẽ tiến hành để lãi suất nội bộ ở mức bên nào có lợi hơn, hoặc thậm chí để ra spread giữa lãi suất mua và bán vốn, nhưng thường ít khi để spread vì hội sở chỉ đứng trung gian, trừ trường hợp nguồn vốn dư thừa hoặc thiếu hụt tạm thời, có sự chênh lệch lãi suất lớn giữa huy động khách hàng/cho vay khách hàng và huy động interbank/cho vay interbank. Tóm lại, nguyên nhân chính là sự lệch pha giữa vốn huy động được và vốn sử dụng của chi nhánh, do lợi ích (cuối ngày bắt buộc chi nhánh có vốn phải đẩy về hội sở hoặc thiếu vốn thì phải vay hội sở). Lãi nội bộ được tính hàng ngày thực tế (thường hạch toán vào cuối tháng). Có như vậy mới không lãng phí vốn. Theo mình được biết, nhiều ngân hàng cho các PGD/CN giữ lượng tiền mặt rất ít, cuối ngày sẽ có xe chở tiền đến các PGC/CN lấy tiền mặt về và gửi NHNN chi nhánh (để lấy lãi hoặc tăng DTBB), còn sáng hôm sau lại đi lấy tiền mặt tại NHNN chi nhánh rồi phát cho PGD/CN....việc làm này cần so sánh lợi ích và chi phí bỏ ra cũng như phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng. Cuối tháng, hội sở và chi nhánh tính toán thu lãi và chi lãi nội bộ đối với từng chi nhánh.
- Tính lãi nội bộ là tính dựa trên số dư hàng ngày, kỳ hạn, .....
- Các chính sách của ngân hàng
2. Chi phí vốn điều chuyển cao hơn chi phí huy động vốn, cao là cao ở chỗ nào. Tại sao nó cao?
- Nói lại một lần nữa, tùy mục tiêu, kế hoạch, cơ cấu nguồn, cơ cấu sử dụng vốn, dự báo xu hướng lãi suất.... khác nhau mà các ngân hàng có chính sách lãi nội bộ khác nhau cũng như mức lãi suất nội bộ khác nhau.
- THường các ngân hàng sẽ để lãi suất mua bán vốn nội bộ bằng nhau.Theo lý thuyết là phải có tất cả các kỳ hạn và giá mua bán vốn bằng nhau, nhưng do việc làm như vậy phức tạp....trong khi việc rút vốn của người gửi tiền luôn được thực hiện (kể cả rút trước hạn, tại bank nước ngoài, nếu rút trước hạn còn bị phí phạt)nên các kỳ hạn lãi suất nội bộ để đơn giản sẽ đưa ra một số thang kỳ hạn chính mà không phải tất cả các thang kỳ hạn.
- Còn đâu chi phí vốn điều chuyển nội bộ chưa chắc đã cao hơn chi phí huy động, rất đơn giản là ví dụ kỳ hạn O/N chẳng hạn, interbank đang là 0,5%/năm, thì khi Hội sở cho vay qua đêm chưa chắc đã cao hơn chi phí huy động đâu. Hoặc như Hội sở ko muốn các chi nhánh huy động lãi suất quá ngắn, họ sẽ đẩy lãi suất nhận vốn kỳ hạn đó thấp hơn cả huy động......đồng thời tạo chênh lệch giữa lãi suất mua và bán vốn. Nhắc lại một lần nữa, là cần chú ý các định hướng, kế hoạch, cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn, tình hình lãi suất (thị trường 1 và thị trường 2), ....từ đó mới đưa ra các mức lãi suất như thế nào. Nguyên tắc phải đảm bảo hài hòa các lợi ích, cũng như đạt mục tiêu, kế hoạch dài hạn.
 
Hiện các H.O của các NH lớn đèu nhận gửi từ chi nhánh cao hơn mức cho chi nhánh vay lại khoảng 1-2% với mục đích khuyến khích các chi nhánh huy động vốn từ dân cư. H.O chịu lỗ, hy sinh khoản lãi nhỏ để dành lại thị trường từ tay các đối thủ khác, thật là khốc liệt!!!
 
Mọi người cho em hỏi ở NHTMCP (không thuộc nhà nước), ở PGD điều chuyển vốn trực tiếp với Chi nhánh phải không?
 
Câu này viết đúng không mọi người: "Vốn điều chuyển chính là nguồn vốn đi vay từ Ngân hàng chủ quản cấp trên và một phần đi vay từ các tổ chức tín dụng khác"
 
Theo tôi thì dù chi nhánh có huy động lớn hơn cho vay thì chi nhánh vẫn cần vốn điều chuyển từ H.O để đầu tư vào TSCĐ như trụ sở hay trang thiết bị và còn nhiều mục đích khác như dự trữ an toàn chẳng hạn.
Còn về phần tại sao chi phí vốn điều chuyển từ H.O lớn hơn chi phí VHĐ theo tôi là do 2 nguyên nhân sau:
- là do H.O muốn chi nhánh phải chủ động hơn trong việc huy động vốn không quá dựa vào nguồn vốn từ trên;
- là do khi cho vay trên thị trường 2 thì lãi suất thường cao hơn và ít rủi ro hơn nên nếu có thừa vốn thì H.O vẫn thích cho vay trên thị trường 2 hơn.
Mong các bạn đóng góp thêm!
 
các a chị cho e hỏi là vốn điều chuyển của agribank chi nhánh huyện nhận từ ngân hàng cấp trên là ngân hàng nào zậy ạ? agribank chi nhánh tỉnh hay từ H.O? Xin cám ơn
 
Back
Bên trên