Nếu có người bạn ngày đăng hơn 5 story có thể mắc bệnh “tâm thần” và cần quan tâm nhiều hơn

  • Bắt đầu Bắt đầu emcocghe
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

emcocghe

Super Moderator
Super Mod
Ai cũng có một đứa bạn: vui đăng story, buồn đăng story, đang ăn đăng story và thậm chí đi ngoài đường cũng đăng story. Nếu có một người bạn sống chung với story như vậy thì hãy quan tâm đến “nó” nhiều nhé! Đừng để lâm vào tinh huống dở cười.


Người bạn đăng hơn 5 story/ngày có thể mắc bệnh “ᴛâм ᴛʜầп” và rất cần được quan tâm.


Ngày nay khi xã hội đang theo đà phát triển để hội nhập quốc tế thì thói quen và nhu cầu của con người cũng tăng lên theo tỉ lệ thuận. Thay vì ngồi tán gẫu với bạn bè, người ta thường thích chia sẻ mọi chuyện qua mạng xã hội, nơi một người kể mà hàng trăm người có thể biết, tâm sự và trả lời qua lại. Cũng chính vì sự phụ thuộc vào mạng xã hội nên nhiều người có xu hướng sống khép kín hơn, ngại giao lưu và chỉ thích ngồi sau màn hình gõ lạch cạch.

Nếu có người bạn ngày đăng hơn 5 story, bạn cần quan tâm người ấy hơn

Cần quan tâm đến những đứa bạn ngày đăng hơn 5 story lên mạng xã hội nhé.

Một người đăng nhiều hơn 5 story/ngày rất cần được mọi người xung quanh quan tâm

Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại chỉ ra được rằng người bạn đăng hơn 5 story một ngày nên nhận được sự quan tâm từ những người xung quanh. Thử nghĩ mà xem, khi họ không vướng bận bất cứ điều gì từ công việc cho tới chuyện tình cảm thì việc đăng story để “thả thính” cũng chẳng phải chuyện lạ. Thế nhưng đăng bao nhiêu, đăng thế nào lại quyết định và đӓɴʜ giá xem người ấy có phải người bình thường hay không.

Nếu có người bạn ngày đăng hơn 5 story, bạn cần quan tâm người ấy hơn

Ngoài việc đăng story thì ngại giao tiếp, thích “tự luyến” trên mạng xã hội cũng là một dấu hiệu đáng lo ngại.

Theo chia sẻ của bác sĩ La Đứс Cương, Giám đốc Bệnh viện Thần kinh TW I: “Việc chơi game online thâu đêm, sử dụng mạng xã hội nhiều… làm tăng nguy cơ bị trầm cảm, hoang tưởng, tổn thương não bộ – nguyên nhân gây ra những bệnh lý rối ɭ0ạɴ ᴛâм ᴛʜầп”.

Tức là thay vì chia sẻ vui buồn với những người xung quanh thì họ lại cảm thấy đưa chúng lên mạng và nhận được sự quan tâm từ CĐM vui và có ý nghĩa hơn nhiều. Dần dần những người này sẽ sống cách li xã hội, ngại giao tiếp và chỉ muốn dùng mạng xã hội để chia sẻ, kể về cuộc đời của mình. Các bạn ơi, nếu như có một người bạn đang ở trong “giai đoạn” đặc biệt như thế thì đừng ngần ngại dành sự quan tâm sâu sắc đến họ nhé! Bề ngoài lười tiếp xúc vậy thôi nhưng sâu thẳm bên trong họ đang rất cần một bờ vai đấy!

CĐM: “Bấy lâu nay bạn mình bị bệnh mà mình không hay biết”

Tuỳ vào tính cách và sở thích của mỗi người mà hình thành nên thói quen sử dụng mạng xã hội. Có người dành thời gian lên mạng còn nhiều hơn là giao tiếp ở bên ngoài, bởi sẽ chẳng ai thấy được cảm xúc thật của họ khi “trao đổi”. Nhưng cũng có nhiều CĐM coi mạng xã hội chỉ là công cụ để làm việc và họ vẫn có thể cân đối hài hoà giữa mối Qυαɴ ʜệ thực – ảo.

Ý kiến CĐM.

“Ngày đăng 10 cái thì sao ta? Thay vì loãng newfeed của mọi người thì mình đăng story cho ai cần quan tâm thôi”

“Ôi dào thảo nào con bạn mình ngày đăng hơn 5 cái lận. Thương bạn quá, mình sẽ quan tâm đến bạn hơn”

“Tào lao quá à, bạn mình ngày đăng có 1 cái mà mình đã thấy nó bệnh lắm rồi”

“Đôi khi người ta bận rộn nhưng vì muốn được xả stress nên đăng story thôi chứ bệnh gì đâu”

“Ha ha mấy nay đăng nhiều mọi người cứ bảo mình hâm, giờ thì hiểu sao mọi người nói thế rồi”

>> Có thể bạn chưa biết: Hãy quý trọng người hay mắng bạn vì họ đang làm việc tốt vô điều kiện


Đây chính là lí do bạn bè chỉ nên quan trọng chất lượng, đừng nhìn số lượng

Một người có sở thích đăng hơn 5 story/ngày có thể chẳng mắc bất cứ căn bệnh về tâm lý nào thế nhưng chúng ta vẫn nên dành sự quan tâm đến mọi người xung quanh mình phải không? Hãy “tag” ngay những đứa bạn có dấu hiệu này vào đây và quan tâm đến bạn hơn nhé!

Ảnh: Tôn Nữ Khánh Uyên/ONON MADE

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc
 
Back
Bên trên