Nghề nào cũng vậy, phần lớn thời gian mọi người đều dành cho công việc nên chất lượng cuộc sống luôn gắn liền với mức độ hài lòng công việc bạn đang làm. Việc lựa chọn nghề nghiệp thật sự có ý nghĩa và quan trọng. Câu nói của Bác “lao động là vinh quang” vẫn còn nguyên giá trị cho thế hệ trẻ đất nước ta.
Mình xin phép được trích dẫn câu nói nổi tiểng của Steve Jobs đồng sáng lập nên Apple danh tiếng “hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ” "mà không biết phải Steve Jobs nói không nữa" và Steve Jobs đã thành công vượt bậc, trở thành người có tầm ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực công nghệ cho đến ngày nay. Xin trích dẫn thêm câu nói mang đầy tính “thực tế” của Bill Gates: “Không ai quan tâm đến lòng tự trọng của bạn đâu, người ta chỉ trông đợi bạn làm được điều gì đó trước khi bạn cảm thấy hài lòng về bản thân”.
Cả hai đều có tầm ảnh hưởng lớn và có những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, cụ thể bằng những sản phẩm bạn đang sử dụng hàng ngày trong cuộc sống. Đâu đó, có sự khác biệt giữa hai tư tưởng gần như “tương phản”. Một xu hướng mang tính phổ biến và thị trường, còn lại hãy cứ khao khát đam mê và kéo thị trường về phía mình bằng những sản phẩm mang đầy tính sáng tạo. Cho dù bạn theo quan điểm nào đi chẳng nữa thì mọi con đường sẽ đều dẫn đến đích mà bạn mong muốn nhưng hãy thật sự nỗ lực và cố gắng mỗi ngày.
Quay trở lại câu hỏi mà mình đi tìm câu trả lời trong nhiều năm qua nhưng vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Mình gắn bó với nghề tài chính ngân hàng hơn 10 năm, trải qua nhiều thử thách từ vị trí từ thấp nhất và đến vị trí gần như cao nhất ở quy mô chi nhánh. Bình thường như công việc các bạn đang làm, từ sáng cho đến tối, miệt mài với công việc phục vụ khách hàng, thuyết phục các phòng ban đáp ứng những nhu cầu "thực tế" của khách hàng. Chỉ đến cuối tháng mới có đồng lương phục vụ cho mình nhưng đó là niềm vui vì là sức lao động của mình. Nghề mình cũng như như bao ngành nghề khác, mỗi nghề đều vinh quanh và có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của đất nước, nhưng có thời điểm dư luận quan tâm đến nghề tài chính ngân "nhiều quá". Có cảm giác như 10 điều bạn làm thật tốt nhưng duy nhất 01 điều bạn làm "dở" hoặc mắc sai lầm thì bạn có thể bị “ném đá” và khó có cơ hội để sửa nên gần như không cho phép bạn thử và có tư tưởng chủ quan. Như vậy có thật sự là công bằng không..?
Mình, từng nhiều thời điểm rơi vào cảm giác nuối tiếc, lo lắng và cả tuyệt vọng như không lối thoát. Trong suốt những năm qua, liên tiếp những thông tin không tốt về ngành và cảm nhận những người đồng nghiệp "đáng thương" khi vấp phải những sai lầm đáng tiếc nếu như nhìn nhận ở góc độ quan điểm khác. Bản thân không tránh khỏi những cảm giác "không an toàn" về nghề nghiệp mình đã lựa chọn. Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "Có nên đi làm ngân hàng nữa không..?”. Theo quan điểm mình nhìn nhận.
Thứ nhất, “Bạn làm ngân hàng vì điều gì?”: Tiền bạc, giàu sang, mong muốn khẳng định bản thân, đam mê hay thật sự không còn lựa chọn nào khác. Tất cả các mục tiêu trên như đang bám lấy bạn. Đôi khi không lối thoát, không muốn tìm câu trả lời nữa vì có thể khi có câu trả lời bạn chợt nhận ra rằng nó quá gian nan vất vả... Thôi thì hãy quay về vùng an toàn của mình, nơi mình đã quen và chấp nhận với niềm tin "Ai ai cũng vậy, ngành nghề nào cũng khó và mình cũng không phải là ngoại lệ". Đôi khi tự hỏi bản thân, nếu như hàng ngày đi làm với tinh thần nặng nề, mong đến ngày cuối tuần để nghỉ ngơi, mong thứ 2 dường như đừng đến và những cuộc họp ngừng diễn ra thì bạn hãy suy nghĩ và cân nhắc xem mình đã đến lúc mình nên dừng hay chưa và có hướng đi mới tốt hơn cho bản thân. Ngoài kia, thật sự có thể là “màu hồng” nếu như bạn đã rèn luyện và khẳng định mình trong môi trường ngân hàng đầy khắt khe, cạnh tranh và có tính chuyên nghiệp.
Hướng khác, bạn luôn khao khát và tận dụng tối đa thời gian để xây dựng các kế hoạch hành động và mong muốn chinh phục nó như một phần cuộc sống của bạn thì bạn nên tiếp tục ở lại để chinh phục các nấc thang nghề nghiệp của mình.
Thứ 2, “Bạn hay đứng núi này trông núi kia”. Có thể những khúc mắc chưa được giải quyết, nhiều thời điểm bạn rơi vào trạng thái này. Bạn nên quyết đoán hơn. Có thể là bạn mong muốn có những mục tiêu mới ở nhiều môi trường khác nhau để trải nghiệm và học hỏi là rất tốt. Một tư tưởng phổ biến khác “nhảy việc”, có thể bạn xác định công việc đang là “tạm thời và chờ đợi". Bạn sẽ rất khó khẳng định bản thân và dần dần sẽ là “bước lùi” cho chính mình.
Thứ 3, “Mong muốn khẳng định mình là một banker chuyên nghiệp”. Bạn xác định đây là công việc bạn có đam mê nhưng không làm bằng mọi giá. Trước mọi vấn đề Bạn cân nhắc, cẩn thận tỷ mỉ từng chi và làm có trách nhiệm. Bạn tuân thủ quy trình nhưng vẫn đáp ứng đủ các con số kinh doanh và có kế hoạch làm việc cụ thể cho từng mục tiêu tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp.
Ở một góc nhìn khác, môi trường ngân hàng ngày nay có nhiều trường hợp thăng tiến rất nhanh, có thể bạn lôi kéo được nhiều "cá lớn" qua mối quan hệ và ccá nhân khác của người khác chứ không hẳn là bạn. Khi đó, có thể bạn chưa kịp đủ “lớn” và đủ kinh nghiệm thì có thể sẽ là điều xấu nên hết sức thận trọng. Sự thăng tiến trong nghề nghiệp cần gắn liền với kinh nghiệm, kiến thức và luôn rộng mở tiếp nhận các kiến thức mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Nghề ngân hàng luôn gắn với rủi ro nên không cho phép bạn thử..
Thứ 4, “Bạn hoàn toàn có thể khởi nghiệp”. Với khối lượng kiến thức đã học và trải nghiệm thực tế, cách nhìn nhận đánh giá vấn đề và các mối quan hệ bạn có thì bạn hoàn toàn có thể làm chủ ý tưởng kinh doanh riêng cho mình. Vấn đề còn lại là do bạn lựa chọn.., có thể đến lúc sau này bạn chợt nhận ra rằng cuối cùng thì bạn cũng phải lựa chọn một cuộc sống không còn phụ thuộc nữa.
Đánh giá ở mức độ nào đó, môi trường ngân hàng thật sự là rất tốt. Nó cho bạn nhiều cơ hội để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Có thể bạn còn bị “ám ảnh“ nhiều thông tin đa chiều. Nhưng vấn đề bạn cần quan tâm lúc này khi còn làm ngân hàng là phải biết cách bảo vệ mình, không ai bảo vệ bạn tốt hơn chính bạn đâu. Ở đó “ngân hàng”, bạn có thể có ý kiến độc lập, phản biện "có tính xây dựng" để tìm lý lẽ đúng cho từng vấn đề với các bạn đồng nghiệp. Bạn có cơ hội rèn luyện nhiều kỹ năng và tạo ra các mối quan hệ tốt mang tính tích cực. Mình tin khi bạn khẳng định là một Banker chuyên nghiệp trong môi trường ngân hàng ngày càng cạnh tranh và khó khăn thì bạn hoàn toàn có thể làm chủ cuộc sống của mình và có một cuộc sống đầy hoài bão, khát khao theo cách mà bạn mong muốn.
Chúc các bạn sẽ có sự lựa chọn cho riêng mình và có một cuộc sống đầy nhiệt huyết tuổi trẻ Việt Nam thế kỷ XX...!
Nguyen Ngoc Hiep
Mình xin phép được trích dẫn câu nói nổi tiểng của Steve Jobs đồng sáng lập nên Apple danh tiếng “hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ” "mà không biết phải Steve Jobs nói không nữa" và Steve Jobs đã thành công vượt bậc, trở thành người có tầm ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực công nghệ cho đến ngày nay. Xin trích dẫn thêm câu nói mang đầy tính “thực tế” của Bill Gates: “Không ai quan tâm đến lòng tự trọng của bạn đâu, người ta chỉ trông đợi bạn làm được điều gì đó trước khi bạn cảm thấy hài lòng về bản thân”.
Cả hai đều có tầm ảnh hưởng lớn và có những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, cụ thể bằng những sản phẩm bạn đang sử dụng hàng ngày trong cuộc sống. Đâu đó, có sự khác biệt giữa hai tư tưởng gần như “tương phản”. Một xu hướng mang tính phổ biến và thị trường, còn lại hãy cứ khao khát đam mê và kéo thị trường về phía mình bằng những sản phẩm mang đầy tính sáng tạo. Cho dù bạn theo quan điểm nào đi chẳng nữa thì mọi con đường sẽ đều dẫn đến đích mà bạn mong muốn nhưng hãy thật sự nỗ lực và cố gắng mỗi ngày.
Quay trở lại câu hỏi mà mình đi tìm câu trả lời trong nhiều năm qua nhưng vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Mình gắn bó với nghề tài chính ngân hàng hơn 10 năm, trải qua nhiều thử thách từ vị trí từ thấp nhất và đến vị trí gần như cao nhất ở quy mô chi nhánh. Bình thường như công việc các bạn đang làm, từ sáng cho đến tối, miệt mài với công việc phục vụ khách hàng, thuyết phục các phòng ban đáp ứng những nhu cầu "thực tế" của khách hàng. Chỉ đến cuối tháng mới có đồng lương phục vụ cho mình nhưng đó là niềm vui vì là sức lao động của mình. Nghề mình cũng như như bao ngành nghề khác, mỗi nghề đều vinh quanh và có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của đất nước, nhưng có thời điểm dư luận quan tâm đến nghề tài chính ngân "nhiều quá". Có cảm giác như 10 điều bạn làm thật tốt nhưng duy nhất 01 điều bạn làm "dở" hoặc mắc sai lầm thì bạn có thể bị “ném đá” và khó có cơ hội để sửa nên gần như không cho phép bạn thử và có tư tưởng chủ quan. Như vậy có thật sự là công bằng không..?
Mình, từng nhiều thời điểm rơi vào cảm giác nuối tiếc, lo lắng và cả tuyệt vọng như không lối thoát. Trong suốt những năm qua, liên tiếp những thông tin không tốt về ngành và cảm nhận những người đồng nghiệp "đáng thương" khi vấp phải những sai lầm đáng tiếc nếu như nhìn nhận ở góc độ quan điểm khác. Bản thân không tránh khỏi những cảm giác "không an toàn" về nghề nghiệp mình đã lựa chọn. Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "Có nên đi làm ngân hàng nữa không..?”. Theo quan điểm mình nhìn nhận.
Thứ nhất, “Bạn làm ngân hàng vì điều gì?”: Tiền bạc, giàu sang, mong muốn khẳng định bản thân, đam mê hay thật sự không còn lựa chọn nào khác. Tất cả các mục tiêu trên như đang bám lấy bạn. Đôi khi không lối thoát, không muốn tìm câu trả lời nữa vì có thể khi có câu trả lời bạn chợt nhận ra rằng nó quá gian nan vất vả... Thôi thì hãy quay về vùng an toàn của mình, nơi mình đã quen và chấp nhận với niềm tin "Ai ai cũng vậy, ngành nghề nào cũng khó và mình cũng không phải là ngoại lệ". Đôi khi tự hỏi bản thân, nếu như hàng ngày đi làm với tinh thần nặng nề, mong đến ngày cuối tuần để nghỉ ngơi, mong thứ 2 dường như đừng đến và những cuộc họp ngừng diễn ra thì bạn hãy suy nghĩ và cân nhắc xem mình đã đến lúc mình nên dừng hay chưa và có hướng đi mới tốt hơn cho bản thân. Ngoài kia, thật sự có thể là “màu hồng” nếu như bạn đã rèn luyện và khẳng định mình trong môi trường ngân hàng đầy khắt khe, cạnh tranh và có tính chuyên nghiệp.
Hướng khác, bạn luôn khao khát và tận dụng tối đa thời gian để xây dựng các kế hoạch hành động và mong muốn chinh phục nó như một phần cuộc sống của bạn thì bạn nên tiếp tục ở lại để chinh phục các nấc thang nghề nghiệp của mình.
Thứ 2, “Bạn hay đứng núi này trông núi kia”. Có thể những khúc mắc chưa được giải quyết, nhiều thời điểm bạn rơi vào trạng thái này. Bạn nên quyết đoán hơn. Có thể là bạn mong muốn có những mục tiêu mới ở nhiều môi trường khác nhau để trải nghiệm và học hỏi là rất tốt. Một tư tưởng phổ biến khác “nhảy việc”, có thể bạn xác định công việc đang là “tạm thời và chờ đợi". Bạn sẽ rất khó khẳng định bản thân và dần dần sẽ là “bước lùi” cho chính mình.
Thứ 3, “Mong muốn khẳng định mình là một banker chuyên nghiệp”. Bạn xác định đây là công việc bạn có đam mê nhưng không làm bằng mọi giá. Trước mọi vấn đề Bạn cân nhắc, cẩn thận tỷ mỉ từng chi và làm có trách nhiệm. Bạn tuân thủ quy trình nhưng vẫn đáp ứng đủ các con số kinh doanh và có kế hoạch làm việc cụ thể cho từng mục tiêu tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp.
Ở một góc nhìn khác, môi trường ngân hàng ngày nay có nhiều trường hợp thăng tiến rất nhanh, có thể bạn lôi kéo được nhiều "cá lớn" qua mối quan hệ và ccá nhân khác của người khác chứ không hẳn là bạn. Khi đó, có thể bạn chưa kịp đủ “lớn” và đủ kinh nghiệm thì có thể sẽ là điều xấu nên hết sức thận trọng. Sự thăng tiến trong nghề nghiệp cần gắn liền với kinh nghiệm, kiến thức và luôn rộng mở tiếp nhận các kiến thức mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Nghề ngân hàng luôn gắn với rủi ro nên không cho phép bạn thử..
Thứ 4, “Bạn hoàn toàn có thể khởi nghiệp”. Với khối lượng kiến thức đã học và trải nghiệm thực tế, cách nhìn nhận đánh giá vấn đề và các mối quan hệ bạn có thì bạn hoàn toàn có thể làm chủ ý tưởng kinh doanh riêng cho mình. Vấn đề còn lại là do bạn lựa chọn.., có thể đến lúc sau này bạn chợt nhận ra rằng cuối cùng thì bạn cũng phải lựa chọn một cuộc sống không còn phụ thuộc nữa.
Đánh giá ở mức độ nào đó, môi trường ngân hàng thật sự là rất tốt. Nó cho bạn nhiều cơ hội để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Có thể bạn còn bị “ám ảnh“ nhiều thông tin đa chiều. Nhưng vấn đề bạn cần quan tâm lúc này khi còn làm ngân hàng là phải biết cách bảo vệ mình, không ai bảo vệ bạn tốt hơn chính bạn đâu. Ở đó “ngân hàng”, bạn có thể có ý kiến độc lập, phản biện "có tính xây dựng" để tìm lý lẽ đúng cho từng vấn đề với các bạn đồng nghiệp. Bạn có cơ hội rèn luyện nhiều kỹ năng và tạo ra các mối quan hệ tốt mang tính tích cực. Mình tin khi bạn khẳng định là một Banker chuyên nghiệp trong môi trường ngân hàng ngày càng cạnh tranh và khó khăn thì bạn hoàn toàn có thể làm chủ cuộc sống của mình và có một cuộc sống đầy hoài bão, khát khao theo cách mà bạn mong muốn.
Chúc các bạn sẽ có sự lựa chọn cho riêng mình và có một cuộc sống đầy nhiệt huyết tuổi trẻ Việt Nam thế kỷ XX...!
Nguyen Ngoc Hiep
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: