Anh chị giúp em với ạh!!! Em đang làm đề tài Năng lực huy động vốn của NHTM nhưng hiện tại em không biết đề tài này gồm những chỉ tiêu nào khi đánh giá nó?????
hồi trước mình làm BCTT đề tài HDV,có làm cái này,
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn trong 1 ngân hàng:
1) Chỉ tiêu huy động theo loại tiền:
- Tiền gửi ngoại tệ (USD, EUR …) / Tổng tiền gửi
(Cho thấy sản phẩm huy động ngoại tệ của NH tốt hơn hay xấu hơn, lợi thế của NH là gì?)
- Tiền gửi nội tệ/ Tổng tiền gửi
(Cho thấy sản phẩm huy động nội tệ của NH tốt hơn hay xấu hơn, lợi thế của NH là gì?)
2) Chỉ tiêu huy động theo loại hình:
- Tiền gửi của các TCKT/ Tổng tiền gửi
(Chỉ tiêu này có ưu điểm là chi phí huy động nhỏ, món tiền lớn, nhược điểm là nguồn tiền không có kỳ hạn ổn định )
- Tiền gửi tiết kiệm / Tổng tiền gửi
(Chỉ tiêu này có ưu điểm là có kỳ hạn ổn định. Tuy nhiên có nhược điểm là món tiền nhỏ, chi phí huy động lớn)
- Kỳ phiếu, trái phiếu, GTCG / Tổng tiền gửi
(Chỉ tiêu này có ưu điểm là có kỳ hạn ổn định, chi phí huy động thấp, món tiền lớn. Tuy nhiên có nhược điểm lớn là khó huy động từ cá nhân và các TCKT. Chủ yếu vẫn là từ các NHTM hoặc NHNN)
(3 chỉ tiêu trên cũng là 3 tỷ trọng huy động chính trong Tổng tiền gửi của NH. Em phân tích để nêu ra từng ưu – nhược điểm trong cơ cấu vốn của NH)
3) Chỉ tiêu huy động theo kỳ hạn:
- Tiền gửi ngắn hạn / Tổng tiền gửi
(Tiền gửi ngắn hạn thường có chi phí huy động cao --> NH sẽ cân đối huy động nguồn tiền này ở 1 tỷ lệ vừa phải; theo luật NH chỉ được phép dùng MAX 30% vốn ngắn hạn để tài trợ các khoản dư nợ cho vay trung dài hạn)
- Tiền gửi trung dài hạn / Tổng tiền gửi
(Tiền gửi trung dài hạn có chi phí huy động thấp --> NH rất thích huy động được nguồn tiền này trong thời điểm LS có xu hướng tăng dần trong tương lai.)
4) Chỉ tiêu: Vốn huy động / Vốn tự có (Vốn điều lệ)
(Cho thấy đòn bẩy tài chính của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì hoạt động tài chính của NH càng an toàn, nếu chỉ tiêu này ở ngưỡng khoảng 15 – 20 lần chứng tỏ NH đang hoạt động trong vùng an toàn với hệ số đòn bẩy hợp lý)
5) Chỉ tiêu: Vốn huy động / Tổng nguồn vốn
(Cho thấy khả năng tự chủ của ngân hàng, tỷ lệ này càng bé càng tốt; càng lớn chứng tỏ NH đang phải trang trải quá nhiều chi phí để huy động vốn. Chỉ tiêu này cần xem xét với chỉ tiêu: Tổng dư nợ cho vay/ Tổng nguồn vốn. Nếu 2 chỉ tiêu này hơn kém nhau từ 0,9 - 1,1 lần thì là ở ngưỡng an toàn, nếu không thì NH đang ko hoạt động hiệu quả)
6) Chỉ tiêu: Tỷ lệ chi phí huy động vốn / Tổng chi phí
(Tỷ lệ càng thấp cho thấy hoạt động huy động vốn của NH càng hiệu quả. )
7) Tỷ lệ lãi thu từ hoạt động cho vay/Lãi chi cho hoạt động huy động vốn: phản ánh chênh lệch giữa doanh thu từ cho vay và chi phí cho hoạt động huy động vốn, tỷ lệ này càng lớn càng tốt.
8) Chênh lệch thu chi: Thu từ cho vay trừ chi cho huy động vốn: Chỉ tiêu này cũng tương tự chỉ tiêu số 7; thể hiện thu nhập ròng mà ngân hàng nhận được trong hoạt động kinh doanh giữa huy động vốn và cho vay, chỉ số này càng lớn thì hiệu quả sinh lời của mỗi đồng vốn huy động càng lớn.
9) Vòng quay huy động vốn: Tổng doanh thu/Tổng vốn huy động; Vòng quay HĐ vốn càng lớn cho thấy NH sử dụng vốn càng hiệu quả; một mặt nữa phản ánh kỳ hạn các khoản vay và gửi tiền tại NH là các kỳ hạn ngắn.
10) Chỉ tiêu: Tỷ trọng các loại tiền gửi theo từng sản phẩm huy động
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn / Tổng tiền gửi
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn / Tổng tiền gửi
- Tiền gửi ký quỹ / Tổng tiền gửi- Tiền gửi tiết kiệm bậc thang / Tổng tiền gửi
- Tiền gửi tiết kiệm tích lũy / Tổng tiền gửi ….’
(Riêng chỉ tiêu tỷ trọng nêu trên, nếu e làm đề tài tốt nghiệp thì xin họ số liệu và phân tích để thấy ngân hàng này có lợi thế ở việc huy động vốn ở loại gì, sản phẩm nào …)
( NGUỒN GIANGBLOG.COM)
Trang web này sử dụng cookie để giúp cá nhân hóa nội dung, điều chỉnh trải nghiệm của bạn và để giữ cho bạn đăng nhập nếu bạn đăng ký.
Bằng cách tiếp tục sử dụng trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie của chúng tôi.