daibang168
Verified Banker
Trong trường, bạn được dạy rất nhiều lý thuyết, một mớ hỗn độn, và trong đó, nhiều định nghĩa khác nhau. Cùng một định nghĩa nhưng tại trường Kinh tế quốc dân định nghĩa khác, tại Học viện Ngân hàng định nghĩa khác, tại Học viện tài chính định nghĩa khác, thậm chí các thầy cô trong 1 khoa của 1 trường đại học cũng không thống nhất. Vậy, khi ra trường đi thi, đi làm bạn lấy định nghĩa nào làm chuẩn. Lấy các định nghĩa do trường bạn dạy? hay lấy tất cả định nghĩa như trong một bài luận văn? hay bạn ghép nó vào nhau để đưa ra định nghiã riêng theo cách của bạn. Tất cả đều có vẻ không ổn. Và cái quan trọng nhất để xem bạn đúng sai khi đi làm đó là định nghĩa theo Luật - văn bản điều chỉnh mọi hoạt động và gần gũi với bạn nhất.
Có một số người bạn của tôi nói rằng, có thể bạn không làm ngân hàng, có thể bạn không học ngành ngân hàng tài chính nhưng nếu bạn đọc và hiểu rõ các văn bản trong hoạt động ngân hàng thì khi đi làm bạn là một chuyên gia thực sự. Tôi thấy đó rất đúng đối với một người làm công việc thực tế trong ngân hàng, vì đơn giản Luật gắn liền với cuộc sống của bạn, điều chỉnh mọi hành động của bạn. Nếu bạn có thể hiểu đến tường tận và thậm chí lách được luật, lúc đó bạn có thể làm được rất nhiều việc, tạo ra lợi nhuận, có các kỹ xảo...cái này thì tôi không tiện nói. Cái quan trọng tôi muốn nhấn mạnh với các bạn, các bạn đi thi ở ngân hàng và làm việc trong ngân hàng, hãy đọc chắc Luật pháp về ngân hàng. Những vấn đề sâu hơn trong tính toán thì bạn nên đọc trong giáo trình học đại học.
Cuối cùng, tôi muốn nói, Luật pháp là cái thực tế nhất và cái cần đọc đầu tiên khi bạn làm trong Ngân hàng.
Mình gửi kèm một số quy định trong hoạt động Khối Nguồn vốn - treasury của một ngân hàng. Các quy định này chưa đầy đủ, nếu bạn nào có thêm thì gửi cho các bạn cùng tham khảo.
- Đối với FX: cần đọc tối thiểu 1452;1168;1081 và quy định về biên độ tỷ giá (cái này mình không lưu trong đây vì nó thay đổi nhiều quá, biên độ tỷ giá hiện tại là +/-1%)....
- Đối với MM: đọc Luật TCTD 2010, cho vay giữa các TCTD, các nghiệp vụ với NHNN,....
- Đối với trái phiếu: ngoài các quy định về đấu thầu (vào HNX lấy), các quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ, các quy định định về chứng khoán (vào trang web của Ủy ban chứng khoán nhà nước hoặc HNX lấy về)....
Trạng thái ngoại tệ đã được NHNN thay đổi Theo thông tư 07/2012/TT-NHNN ngày 20/03/2012 về QUY ĐỊNH VỀ TRẠNG THÁI NGOẠI TỆ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI. Các bạn khi đọc lưu ý. Ngoài ra có một số quy định đã thay đổi có liên quan đến hoạt động ngoại hối như:
1. Thông tư 20/2011/TT-NHNN về MUA, BÁN NGOẠI TỆ TIỀN MẶT CỦA CÁ NHÂN VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP
2. Thông tư 02/2012/TT-NHNN ngày 27/02/2012 về HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI GIỮA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
3. Thông tư 03/2012/TT-NHNN ngày 08/03/2012 về QUY ĐỊNH CHO VAY BẰNG NGOẠI TỆ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG VAY LÀ NGƯỜI CƯ TRÚ.
Có một số người bạn của tôi nói rằng, có thể bạn không làm ngân hàng, có thể bạn không học ngành ngân hàng tài chính nhưng nếu bạn đọc và hiểu rõ các văn bản trong hoạt động ngân hàng thì khi đi làm bạn là một chuyên gia thực sự. Tôi thấy đó rất đúng đối với một người làm công việc thực tế trong ngân hàng, vì đơn giản Luật gắn liền với cuộc sống của bạn, điều chỉnh mọi hành động của bạn. Nếu bạn có thể hiểu đến tường tận và thậm chí lách được luật, lúc đó bạn có thể làm được rất nhiều việc, tạo ra lợi nhuận, có các kỹ xảo...cái này thì tôi không tiện nói. Cái quan trọng tôi muốn nhấn mạnh với các bạn, các bạn đi thi ở ngân hàng và làm việc trong ngân hàng, hãy đọc chắc Luật pháp về ngân hàng. Những vấn đề sâu hơn trong tính toán thì bạn nên đọc trong giáo trình học đại học.
Cuối cùng, tôi muốn nói, Luật pháp là cái thực tế nhất và cái cần đọc đầu tiên khi bạn làm trong Ngân hàng.
Mình gửi kèm một số quy định trong hoạt động Khối Nguồn vốn - treasury của một ngân hàng. Các quy định này chưa đầy đủ, nếu bạn nào có thêm thì gửi cho các bạn cùng tham khảo.
- Đối với FX: cần đọc tối thiểu 1452;1168;1081 và quy định về biên độ tỷ giá (cái này mình không lưu trong đây vì nó thay đổi nhiều quá, biên độ tỷ giá hiện tại là +/-1%)....
- Đối với MM: đọc Luật TCTD 2010, cho vay giữa các TCTD, các nghiệp vụ với NHNN,....
- Đối với trái phiếu: ngoài các quy định về đấu thầu (vào HNX lấy), các quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ, các quy định định về chứng khoán (vào trang web của Ủy ban chứng khoán nhà nước hoặc HNX lấy về)....
Trạng thái ngoại tệ đã được NHNN thay đổi Theo thông tư 07/2012/TT-NHNN ngày 20/03/2012 về QUY ĐỊNH VỀ TRẠNG THÁI NGOẠI TỆ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI. Các bạn khi đọc lưu ý. Ngoài ra có một số quy định đã thay đổi có liên quan đến hoạt động ngoại hối như:
1. Thông tư 20/2011/TT-NHNN về MUA, BÁN NGOẠI TỆ TIỀN MẶT CỦA CÁ NHÂN VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP
2. Thông tư 02/2012/TT-NHNN ngày 27/02/2012 về HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI GIỮA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
3. Thông tư 03/2012/TT-NHNN ngày 08/03/2012 về QUY ĐỊNH CHO VAY BẰNG NGOẠI TỆ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG VAY LÀ NGƯỜI CƯ TRÚ.
Đính kèm
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: