Một số câu hỏi thắc mắc về Bảo đảm tiền vay

huongtran_hvnh

Verified Banker
Chào các tiền bối!
Tình hình là em đang học tín dụng ạ, phần Bảo đảm tín dụng. Có 1 số thắc mắc sau, mong các tiền bối giải đáp giúp em;))
1. A, B là vợ chồng. Bà A dùng ngôi nhà trị giá 10 tỷ, đứng tên bà A đem thế chấp cho khoản vay 2 tỷ cho công ty ABC của chồng. Vậy có được hay không.
Em đứng lên trả lời là được vì đây là tài sản của bên thứ 3 và bà vợ cam kết dùng tài sản đó để đảm bảo nghĩa vụ cho chồng, nhưng cô bảo là điều này chỉ đúng với trước kia, còn hiện tại thì luật đã thay đổi.
=> Mong các anh chị giải đáp giúp em.
2. Trong phần tài sản đảm bảo ạ, trong luật có quy định: TH tài sản đảm bảo là tài sản mua trả chậm, trả dần, tài sản thuê tài chính có thời hạn trên 1 năm của DN, CN có đkí kinh doanh và HĐ mua trả chậm, trả dần, HĐ thuê được đkí tại cơ quan đkí GDBĐ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng thì bên bán có bảo lưu quyền sở hữu, bên cho thuê có thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất khi xử lý tài sản đảm bảo, nếu ko đkí hoặc đkí sau thời hạn trên và sau thời điểm GDBĐ đã đkí thì bên nhận bảo đảm được coi là bên nhận tài sản ngay tình và có thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất khi xử lý tài sản đảm bảo.
Câu hỏi 1: Cái thời hạn 15 ngày ấy ạ. giả sử mua hàng vào 1/3. Như vậy thời hạn 15 ngày là 1/3 đến 15/3 hay từ 1/3 đến 16/3. Em hỏi câu này vì, đi học cô thì cô bảo là 1/3 đến 15/3, còn học thầy thì thầy bảo là từ 1 đên 16/3. ko biết nghe theo ai.
Câu hỏi 2: Cái chỗ nếu ko đkí hoặc đkí sau 15 ngày và sau thời điểm GDBĐ được kí kết ạ. Giả sử trong TH này: Trong thời hạn 15 ngày đkí GDBĐ kể từ thời điểm giao kết hàng hóa, bên mua đã mang tài sản đi thế chấp cho khoản vay tại NHB, và NH này đã thực hiện đkí giao dịch bảo đảm (trong thời hạn 15 ngày ấy), thì ai được quyền ưu tiên thanh toán ạ? NH hay bên bán.
Thanks các anh chị nhiều:D
 
2. câu hỏi 1: cái cách tính ngày thì mỗi nơi nó khác nhau, chứ nó không có khung chuẩn
câu hỏi 2 : bên nào đăng ký giao dịch đảm bảo trước thì được ưu tiên thanh toán trước
 
hay đó mây vấn đề này mình cũng đang không rõ. bạn cũng học hvnh à. mình cũng đang ôn tdnh I.Chúng ta trao đổi để ôn thi đi. có gì giúp đỡ nhau.Hi
 
1, Vợ chồng đều có quyền vs tài sản (trừ TH tài sản hình thành trước hôn nhân và có văn bản quy định khác), TH này thì bên đảm bảo là bên thứ 3, dùng tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ của bên vay (công ty)
 
2. Câu số 1: đến ngày 15 bạn ah, vì ghi rõ là trong 15 ngày chứ không phải là đến hết ngày 15 (lúc đó mới là 16).
Câu số 2: Trong 15 ngày này, dù Ngân hàng (bên nhận bảo đảm) có đăng ký GDBD hay không thì ưu tiên thanh toán cao nhất vẫn là bên bán có bảo lưu quyền sở hữu, bên cho thuê có quyền ưu tiên thanh toán cao nhất.
1. Bạn có thể hỏi lại xem đó là văn bản luật nào không? Ok?
 
1 mình nghĩ đem thế chấp thì ko được, nhưng đem bảo lãnh thì được. Bạn ghi là "công ty của chồng" nhưng theo luật thì ngoài doanh nghiệp tư nhân, cty hợp danh ra thì các hình thức công ty khác đều có tư cách pháp nhân độc lập với tư cách pháp nhân của người đứng đầu vì thế khi xảy ra vỡ nợ thì người đứng đầu ko phải liên đới gánh các nghĩa vụ nợ. Vì thế trường hợp này ko được đem tài sản của bất kỳ cá nhân nào làm tài sản đảm bảo cho doanh nghiệp mà phải dùng chính tài sản của doanh nghiệp để đảm bảo cho khoản vay của DN; còn bảo lãnh thì lúc này bà vợ đóng vai trò là ng thứ 3 như bạn nói nên hoàn toàn ok.
2: cái 15 ngày là "trong vòng 15 ngày" nên nó sẽ không đếm ngày phát sinh sự kiện pháp lý. Ví dụ 01/03 mua trả góp thì 01/03 là ngày phát sinh sự kiện, vậy ta sẽ đếm 2/03 là 1, 3/03 là 2 .....cho đến hết ngày thứ 15( tức là 16/03).
còn cái điều bạn nêu thì hiểu là: trong 15 ngày ấy, nếu thằng bán có đăng ký giao dịch bảo đảm thì mặc cho NH và các thằng khác làm gì và vào lúc nào đi nữa vẫn phải xếp sau thằng bán. Sau 15 ngày đó mà thằng bán chưa đk thì thằng nào nhanh tay đk trước thì được xếp trước. Còn nếu cả 2 cùng ko đk thì xếp theo thứ tự thời gian giao dịch, tức là thằng bán phát sinh giao dịch trc nên đc ưu tiên trc ông NH
Đó là những gì mình còn nhớ đc, mong các bác chỉ giáo thêm
 
1 mình nghĩ đem thế chấp thì ko được, nhưng đem bảo lãnh thì được. Bạn ghi là "công ty của chồng" nhưng theo luật thì ngoài doanh nghiệp tư nhân, cty hợp danh ra thì các hình thức công ty khác đều có tư cách pháp nhân độc lập với tư cách pháp nhân của người đứng đầu vì thế khi xảy ra vỡ nợ thì người đứng đầu ko phải liên đới gánh các nghĩa vụ nợ. Vì thế trường hợp này ko được đem tài sản của bất kỳ cá nhân nào làm tài sản đảm bảo cho doanh nghiệp mà phải dùng chính tài sản của doanh nghiệp để đảm bảo cho khoản vay của DN; còn bảo lãnh thì lúc này bà vợ đóng vai trò là ng thứ 3 như bạn nói nên hoàn toàn ok.
2: cái 15 ngày là "trong vòng 15 ngày" nên nó sẽ không đếm ngày phát sinh sự kiện pháp lý. Ví dụ 01/03 mua trả góp thì 01/03 là ngày phát sinh sự kiện, vậy ta sẽ đếm 2/03 là 1, 3/03 là 2 .....cho đến hết ngày thứ 15( tức là 16/03).
còn cái điều bạn nêu thì hiểu là: trong 15 ngày ấy, nếu thằng bán có đăng ký giao dịch bảo đảm thì mặc cho NH và các thằng khác làm gì và vào lúc nào đi nữa vẫn phải xếp sau thằng bán. Sau 15 ngày đó mà thằng bán chưa đk thì thằng nào nhanh tay đk trước thì được xếp trước. Còn nếu cả 2 cùng ko đk thì xếp theo thứ tự thời gian giao dịch, tức là thằng bán phát sinh giao dịch trc nên đc ưu tiên trc ông NH
Đó là những gì mình còn nhớ đc, mong các bác chỉ giáo thêm

Haizz, bạn nên xem lại các khái niệm đi, sao lại không thế chấp được?
Còn phần 2. thì mình hoàn toàn đồng ý với bạn!
 
1. A, B là vợ chồng. Bà A dùng ngôi nhà trị giá 10 tỷ, đứng tên bà A đem thế chấp cho khoản vay 2 tỷ cho công ty ABC của chồng. Vậy có được hay không.
Em đứng lên trả lời là được vì đây là tài sản của bên thứ 3 và bà vợ cam kết dùng tài sản đó để đảm bảo nghĩa vụ cho chồng, nhưng cô bảo là điều này chỉ đúng với trước kia, còn hiện tại thì luật đã thay đổi.
=> Mong các anh chị giải đáp giúp em.


Theo đúng quy trình thì công ty ABC sẽ vay, dùng TSĐB (thế chấp) là tài sản của bà A (nếu tài sản hình thành trước hôn nhân, hoặc là tài sản riêng trong giai đoạn hôn nhân) - tài sản chung cả vợ chồng A,B (nếu tài sản là của chung vợ chồng). A, B sẽ dùng tài sản bảo đảm cho khoản vay của công ty ABC (khác việc việc bà A đem tài sản đi thế chấp).
 
Agribank Tuyển Dụng 2024

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,586
Số bình luận
528,101
Tổng số thành viên
352,708
Thành viên mới nhất
cakhiatvblues
Back
Bên trên