Một số câu hỏi nghiệp vụ Tín Dụng ! Help

  • Bắt đầu Bắt đầu kakun159
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

kakun159

Thành viên tích cực
1. Doanh nghiệp A được chi nhánh NHNo phê duyệt hạn mức tín dụng 1 tỷ đồng, thời hạn của hạn mức là 12 tháng kể từ ngày 20/9/2010 đến 20/9/2011. Ngày 15/8/2011, doanh nghiệp A có một khoản vay, căn cứ chu kỳ luân chuyển vật tư hàng hoá, cán bộ tín dụng thẩm định và thoả thuận kỳ hạn nợ cuối cùng vào ngày 25/12/2011. Theo Bạn việc định kỳ hạn nợ đó đúng hay sai? Tại sao?

TRL: Đúng , vì nếu như DN A có văn bản giải trình và được chi nhánh A chấp thuận ( giải thích như vậy có phù hợp với luật không các anh chị)
2. Một Công ty cho thuê tài chính của Agribank (ALC) có 02 khoản vay tại 02 chi nhánh; chi nhánh A phân loại khoản nợ vào nhóm 2 và trích dự phòng rủi ro là 5%; chi nhánh B phân loại khoản nợ vào nhóm 4 và trích dự phòng là 50%. Theo Bạn việc phân loại và trích lập dự phòng rủi ro của 02 chi nhánh đó theo quy định hiện hành đúng hay sai? Tại sao?



3. Công ty B có 03 khoản vay, khoản vay thứ nhất: 600 triệu đồng được thế chấp bằng 01 ô tô tải trị giá 800 triệu đồng; khoản vay thứ hai: 500 triệu đồng được cầm cố bằng sổ chứng chỉ tiền gửi, trị giá 850 triệu đồng; khoản vay thứ ba: 200 triệu đồng được thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất trị giá 400 triệu đồng.Khi sổ chứng chỉ tiền gửi đến hạn, Công ty B rút tiền và dùng số tiền gốc, lãi được hưởng trả hết nợ khoản vay thứ hai và thứ ba (700 triệu đồng) và cho khoản vay thứ nhất 250 triệu đồng. Dư nợ còn lại là 350 triệu đồng. Công ty B đề nghị NHNo giải chấp tài sản là ô tô tải để vận chuyển hàng hoá, số dư nợ còn lại được thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất. Cán bộ NHNo đã đồng ý và thực hiện. Theo Bạn việc làm đó đúng hay sai? Tại sao?



4. Ông A có căn hộ đang cho người khác thuê, có hợp đồng cho thuê hợp pháp, trị giá khoảng 02 tỷ đồng, đã thế chấp cho Vietinbank vay 800 triệu đồng. Nay đề nghị NHNo nhận thế chấp để xin vay số tiền 500 triệu đồng. Nếu các điều kiện vay đầy đủ, NHNo có được nhận làm bảo đảm để cho vay không? Tại sao?




5. Công ty cổ phần A được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 12/9/2010, có 5 thành viên sáng lập nắm giữ 20.000 cổ phiếu phổ thông. Ngày 20/6/2011, Ông A là thành viên sáng lập cầm cố 4.000 cổ phiếu phổ thông để vay NHNo thời hạn 6 tháng. Do không trả nợ đúng hạn, NHNo phát mại và chuyển nhượng cổ phiếu đó cho một cổ đông phổ thông khác trong Công ty. Theo Bạn việc chuyển nhượng đó đúng hay sai? Tại sao?

Thanks for read ! Nhờ các bạn trong diễn đàn giải thích dùm....để thắc mắc không ăn ngủ đc ^^
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
1. sai
2. sai, 2 chi nhánh đều phải là nhóm 4
3.
4. được
5.

các bạn tham khảo
 
1 sai
2 sai 2 nhom no do deu chuyen thanh nhom co rui ro cao nhat la nhom4
3 sai
4 dung
5 sai thanh viên sáng lap phai nam giu cp it nhat 3 nam
 
1. Sai, hạn mức tín dụng này chỉ được giải quyết từ 20/09/2010-20/09/2011 còn nếu đến 15/08/2011 có phát sinh nợ mới mà phải kéo dài thời gian cho vay hạn mức tín dụng là ko hợp lý,
2. Sai, trong cùng 1 hệ thống ngân hàng nếu ở Ngân hàng A mà khách hàng có nợ thuộc nhóm 1, ngân hàng B thuộc nhóm 3 chẳng hạn thì lập tức trên hệ thống nội bộ sẽ chuyển nợ của khách hàng này nằm ở nhóm 3 cả 2 ngân hàng( Quyết định
phân loại nợ 493 và QĐ 18)
3. Theo mình là vẫn được chỉ cần có sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng
4. Theo như qui định nếu giá trị tài sản đảm bảolớn, đủ để thế chấp cho nhu cầu vốn phát sinh thì NHNN vẫn có thể cho vay và giả sử có rủi ro xảy ra thì được chia theo tỷ lệ vốn cho vay ra, nhưng trên thực tế rất khó làm việc này
 
cái này nằm trong đề thi của Ngân hàng nông nghiệp nè, nhưng mà đáp án của ngân hàng đó đưa ra là câu 1 là đúng :) :)
mình cũng chả hiểu tại sao???? chắc cái này nhờ các anh chị trong ngành giải thjck giùm thui :) :)
 
Câu 1: Sai, do quy định thời hạn của hạn mức tín dụng, trừ khi NH và KH thỏa thuận một hạn mức cho thời hạn mới

Câu 2: Sai, trong cùng một NH, khi KH có nhiều khoản vay thì việc phân loại nợ sẽ dựa vào khoản vay được chia ở nhóm nợ rủi ro hơn. Ở đây thì các khoản vay của KH đều được phân vào nhóm 4, trích lập 50%

Câu 3: Đúng vì ở đây giá trị tài sản đảm bảo (quyền sử dụng đất là 400 tr)> dư nợ còn lại 350 tr. Trên thực tế còn cầ phải xem xét các yếu tố khác như quyền sd đất hiện nay có bị tranh chấp hay không ...

Câu 4: Nếu có các điều kiện vay đầy đủ, NHNo có được nhận làm bảo đảm để cho vay. Vì 1 tài sản đảm bảo có thể dùng để bảo đảm cho 2 hợp đồng tín dụng với điều kiện giá trị TS đảm bảo > giá trị các khoản vay. Ở đây giá trị căn hộ 2 tỷ đồng > 800 triệu (Vietin) + 500 tr (NHNo). Khi xử lý TSĐB sẽ căn cứ thứ tự ưu tiên theo thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm với từng khoản vay

Câu 5: Cái này còn phụ thuộc vào luật doanh nghiệp cổ phần, phần này mình chưa tìm hiểu kỹ lắm.

Các bạn tham khảo nha :D
 
Câu 1 : đúng vì thời hạn cho vay khác với thời hạn hạn mức tín dụng
 
Câu 4 : Nhno không được nhận Tài sản trên làm Tài sản bảo đảm vì theo luật nhà ở điều 114 : ...Nhưng chỉ được thế chấp ở một tctd
 
Chào các bạn, mình là sinh viên năm cuối trường Đại học ngân hàng,mình xin giải 2 câu 1 và câu 5 như sau, 3 câu kia giống đáp án của các bạn.
Câu 1: Đúng bởi vì theo quy định hiện nay, trong thời gian cấp hạn mức nếu khách hàng có nhu cầu giải ngân thì ngân hàng vẫn phải giản ngân cho khách hàng bất chấp thời gian trả nợ nằm ngoài thời gian vay hạn mức.
Câu 5: theo luật donah nghiệp hiện nay là các công ty cổ phần: trong thời gian 3 năm các cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cổ phần của mình cho các cổ đông sáng lập khác, còn việc chuyển nhượng cho các cổ đông thường trong thời gian này là không dược phép mà phải thông qua ý kiến của Đại hội đồng cổ đông. Vậy đáp án là sai.
 
Back
Bên trên