haiduytran
Thành viên tích cực
Làm thế nào để khơi thông dòng vốn đến đúng nơi cần đến, là câu hỏi đặt ra không chỉ với các ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách mà còn đối với cả các doanh nghiệp (DN). Việc trả lời được câu hỏi này cũng chính là giúp vòng quay dòng vốn trong nền kinh tế được đẩy nhanh hơn, giúp DN quản lý dòng tiền hiệu quả hơn…
Vốn là câu chuyện trường kỳ đối với hầu hết các DN Việt Nam nhưng hơn lúc nào hết, bối cảnh hiện nay đòi hỏi DN phải được khơi thông mạch vốn để giải quyết các vấn đề tồn tại như hàng tồn kho, sức mua giảm xuống… So với thời gian trước, ở thời điểm hiện tại, nền kinh tế đã xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực, nhu cầu cầu vốn không đến mức căng thẳng. Tuy nhiên, dòng lưu thông vốn lại bị chậm lại do lực cản từ nợ xấu của các ngân hàng và DN, khiến cho các đích đến của dòng tiền thận trọng hơn.
Một số động thái quyết liệt như hạ lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa chỉ còn 13%/năm, đồng thời, kéo lãi suất các khoản vay cũ về mức tối đa 15% đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho cộng đồng DN cũng như nền kinh tế. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đã có khoảng trên 70% các khoản vay cũ được điều chỉnh về mức lãi suất này.
Lãi suất đã giảm nhưng trên thực tế nhiều DN vẫn khó tiếp cận vốn vay vì lâm vào tình trạng nợ xấu. Thiếu vốn, nhiều DN đã giải thể, phá sản. Bên cạnh đó, vẫn có hàng chục ngàn DN cũ, mới đang hoạt động, vẫn có thị trường tiêu thụ, vẫn có khách hàng nhưng phải giảm quy mô hoạt động, giảm việc làm. Nguyên do cũng là thiếu vốn. Nhìn chung, với cơ cấu vốn phụ thuộc lớn vào hệ thống tín dụng, điều mong mỏi của hầu hết các DN vẫn là tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng với lãi suất hợp lý.
Một số động thái quyết liệt như hạ lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa chỉ còn 13%/năm, đồng thời, kéo lãi suất các khoản vay cũ về mức tối đa 15% đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho cộng đồng DN cũng như nền kinh tế.
Cũng theo số liệu từ NHNN, tính đến hết tháng 9, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống tín dụng chỉ đạt khoảng 2,35%, cách rất xa so với chỉ tiêu 8-10% của cả năm. Mặc dù ở một số ngân hàng quốc doanh, dư nợ vay các lĩnh vực ưu tiên tăng mạnh với tỷ lệ dư nợ cho vay nhóm này chiếm khoảng 45% trong tổng dư nợ và tăng trưởng mạnh khoảng 35% so với cùng kỳ năm trước nhưng ở hầu hết các ngân hàng, tín dụng DN nhỏ và vừa lại giảm mạnh.
Dư nợ mới không tăng chứng tỏ các ngân hàng hầu như không giải ngân được nhiều, trong khi các DN lại vẫn đang có nhu cầu vay vốn, thậm chí DN mong muốn được sử dụng đồng tiền thuế để làm vốn tạm (đơn cử sau các quyết định giãn, hoãn thuế thu nhập DN tính từ thời điểm tháng 5/2012, đã có hàng ngàn DN được hồi sinh).
Điều đó cho thấy vốn không chỉ là câu chuyện trường kỳ, mà hơn lúc nào hết, lúc này DN cũng đang rất cần nguồn vốn để hỗ trợ khơi thông các vấn đề đang tồn tại như hàng tồn kho tăng lên và sức mua giảm xuống. Có vốn, DN lại cũng phải tính đến chuyện quản lý dòng tiền hiệu quả. Chi tiêu và sử dụng đồng vốn phù hợp thì DN được mà ngân hàng cũng đảm bảo được đồng vốn cho vay, giảm tải được nợ xấu cũng như triệt tiêu triển vọng nợ xấu của tương lai.
Trong khi các DN “khát vốn” thì các ngân hàng “phòng thủ” với sự gia tăng của nợ xấu. Có nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã tăng trưởng nguồn tiền huy động, dư dả thanh khoản nhưng vẫn phải đặt tiêu chí an toàn vốn lên hàng đầu, không “dám” cho DN vay vốn một cách thiếu thận trọng. “Phòng thủ” vốn an toàn trong thời kinh doanh ngày càng khó khăn là điều tối cần thiết với các NHTM hiện nay (tránh để đồng vốn huy động được trở thành các khoản nợ mất vốn và tránh “đổ nợ xấu” cho nền kinh tế), nhưng huy động mà không cho vay được cũng là một “bi kịch” của chính các ngân hàng. Do đó, không chỉ DN mong tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng mà bản thân các ngân hàng cũng mong được đồng hành cùng DN. Bởi vì, lợi ích của DN chính là lợi ích của ngân hàng.
Tìm lối ra cho dòng vốn
Như thường lệ, càng về cuối năm, các DN càng đẩy mạnh guồng sản xuất, các ngân hàng cũng tính toán và chuẩn bị khoản vốn cho DN vay. Năm nay, dù khó khăn nhưng hầu hết các DN cũng đều đã có cho mình phương án “chạy nước rút” để “cán đích” thành công, vì vậy nhu cầu vốn chắc chắn là rất cần và tăng lên hơn so với bất kỳ thời điểm nào của năm. Do đó, khơi thông nguồn vốn ở mức lãi suất hợp lý với các điều kiện thông thoáng hơn là điều DN đang rất cần trong thời điểm hiện tại để cứu vãn tình trạng bết bát, thực hiện những mục tiêu còn lại của năm 2012.
Tín dụng 9 tháng qua chỉ tăng 2,35% so với cuối năm trước đã cho thấy đây là vấn đề bức xúc nhất trong ổn định kinh tế vĩ mô hiện nay. Điều đó cũng cho thấy “van” tín dụng vẫn bế tắc và ở một chừng mực nào đó có thể nói rằng, thị trường tiền tệ ổn định đã có sự “góp công” từ sự bất thường cung - cầu vốn không gặp nhau. Vấn đề lớn đặt ra hiện nay không phải là lãi suất mấy phần trăm, mà quan trọng là nền kinh tế mà trực tiếp là DN không hấp thụ được vốn. Đồng thời, làm sao kéo hẹp nợ xấu, đánh tan “cục máu đông” trong thị trường vốn để các ngân hàng không còn phải “phòng thủ” với DN.
Nhà nước cần có chính sách khuyến khích DN bán hàng giảm giá, miễn thuế VAT hoàn toàn cho các sản phẩm đang tồn kho ứ đọng; làm cầu nối để các DN sử dụng sản phẩm của nhau, giảm thiểu nhập khẩu những nguyên liệu trong nước sản xuất được…
Để giải quyết được vấn đề này, NHNN nên cho phép các NHTM chủ động hơn trong khoanh nợ giúp DN có khả năng phục hồi, tiếp cận với nguồn vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh; nghiên cứu đẩy nhanh việc thành lập công ty mua bán nợ xấu. Đồng thời, tăng cường hiệu quả hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng để giúp các DNVVN có nguồn bảo lãnh để tiếp cận với vốn vay. Một số DN cũng đề xuất, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích DN bán hàng giảm giá, miễn thuế VAT hoàn toàn cho các sản phẩm đang tồn kho ứ đọng; làm cầu nối để các DN sử dụng sản phẩm của nhau, giảm thiểu nhập khẩu những nguyên liệu trong nước sản xuất được…
Xử lý nợ xấu ngân hàng là câu chuyện không dễ và không thể một sớm một chiều mà cần có thời gian. Do đó, tự thân ngân hàng phải làm được 2 việc: Thứ nhất là bản thân NHTM phải thiết lập quỹ mua hết nợ xấu; Thứ hai là, NHNN phải có một sự chỉ đạo cho phép NHTM chú trọng hơn giải quyết vấn đề. Giải quyết được vấn đề này cũng chính là gián tiếp giải quyết dòng vốn cho DN. Bên cạnh đó, cần chấn chỉnh lại hệ thống mạng lưới ngân hàng với các tiện ích, dịch vụ đi kèm để thu hút tiền gửi từ thị trường dân cư và tổ chức kinh tế. Mặt khác, chuẩn bị một lượng lớn “tài sản lỏng” (giấy tờ có giá) để giao dịch qua OMO, kịp thời bổ sung nguồn vốn, tăng tính thanh khoản trong trường hợp cần thiết.
Anh minh họa. Nguồn: Internet
Vốn tắc, ngân hàng "phòng thủ"
Vốn là câu chuyện trường kỳ đối với hầu hết các DN Việt Nam nhưng hơn lúc nào hết, bối cảnh hiện nay đòi hỏi DN phải được khơi thông mạch vốn để giải quyết các vấn đề tồn tại như hàng tồn kho, sức mua giảm xuống… So với thời gian trước, ở thời điểm hiện tại, nền kinh tế đã xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực, nhu cầu cầu vốn không đến mức căng thẳng. Tuy nhiên, dòng lưu thông vốn lại bị chậm lại do lực cản từ nợ xấu của các ngân hàng và DN, khiến cho các đích đến của dòng tiền thận trọng hơn.
Một số động thái quyết liệt như hạ lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa chỉ còn 13%/năm, đồng thời, kéo lãi suất các khoản vay cũ về mức tối đa 15% đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho cộng đồng DN cũng như nền kinh tế. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đã có khoảng trên 70% các khoản vay cũ được điều chỉnh về mức lãi suất này.
Lãi suất đã giảm nhưng trên thực tế nhiều DN vẫn khó tiếp cận vốn vay vì lâm vào tình trạng nợ xấu. Thiếu vốn, nhiều DN đã giải thể, phá sản. Bên cạnh đó, vẫn có hàng chục ngàn DN cũ, mới đang hoạt động, vẫn có thị trường tiêu thụ, vẫn có khách hàng nhưng phải giảm quy mô hoạt động, giảm việc làm. Nguyên do cũng là thiếu vốn. Nhìn chung, với cơ cấu vốn phụ thuộc lớn vào hệ thống tín dụng, điều mong mỏi của hầu hết các DN vẫn là tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng với lãi suất hợp lý.
Một số động thái quyết liệt như hạ lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa chỉ còn 13%/năm, đồng thời, kéo lãi suất các khoản vay cũ về mức tối đa 15% đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho cộng đồng DN cũng như nền kinh tế.
Cũng theo số liệu từ NHNN, tính đến hết tháng 9, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống tín dụng chỉ đạt khoảng 2,35%, cách rất xa so với chỉ tiêu 8-10% của cả năm. Mặc dù ở một số ngân hàng quốc doanh, dư nợ vay các lĩnh vực ưu tiên tăng mạnh với tỷ lệ dư nợ cho vay nhóm này chiếm khoảng 45% trong tổng dư nợ và tăng trưởng mạnh khoảng 35% so với cùng kỳ năm trước nhưng ở hầu hết các ngân hàng, tín dụng DN nhỏ và vừa lại giảm mạnh.
Dư nợ mới không tăng chứng tỏ các ngân hàng hầu như không giải ngân được nhiều, trong khi các DN lại vẫn đang có nhu cầu vay vốn, thậm chí DN mong muốn được sử dụng đồng tiền thuế để làm vốn tạm (đơn cử sau các quyết định giãn, hoãn thuế thu nhập DN tính từ thời điểm tháng 5/2012, đã có hàng ngàn DN được hồi sinh).
Điều đó cho thấy vốn không chỉ là câu chuyện trường kỳ, mà hơn lúc nào hết, lúc này DN cũng đang rất cần nguồn vốn để hỗ trợ khơi thông các vấn đề đang tồn tại như hàng tồn kho tăng lên và sức mua giảm xuống. Có vốn, DN lại cũng phải tính đến chuyện quản lý dòng tiền hiệu quả. Chi tiêu và sử dụng đồng vốn phù hợp thì DN được mà ngân hàng cũng đảm bảo được đồng vốn cho vay, giảm tải được nợ xấu cũng như triệt tiêu triển vọng nợ xấu của tương lai.
Trong khi các DN “khát vốn” thì các ngân hàng “phòng thủ” với sự gia tăng của nợ xấu. Có nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã tăng trưởng nguồn tiền huy động, dư dả thanh khoản nhưng vẫn phải đặt tiêu chí an toàn vốn lên hàng đầu, không “dám” cho DN vay vốn một cách thiếu thận trọng. “Phòng thủ” vốn an toàn trong thời kinh doanh ngày càng khó khăn là điều tối cần thiết với các NHTM hiện nay (tránh để đồng vốn huy động được trở thành các khoản nợ mất vốn và tránh “đổ nợ xấu” cho nền kinh tế), nhưng huy động mà không cho vay được cũng là một “bi kịch” của chính các ngân hàng. Do đó, không chỉ DN mong tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng mà bản thân các ngân hàng cũng mong được đồng hành cùng DN. Bởi vì, lợi ích của DN chính là lợi ích của ngân hàng.
Tìm lối ra cho dòng vốn
Như thường lệ, càng về cuối năm, các DN càng đẩy mạnh guồng sản xuất, các ngân hàng cũng tính toán và chuẩn bị khoản vốn cho DN vay. Năm nay, dù khó khăn nhưng hầu hết các DN cũng đều đã có cho mình phương án “chạy nước rút” để “cán đích” thành công, vì vậy nhu cầu vốn chắc chắn là rất cần và tăng lên hơn so với bất kỳ thời điểm nào của năm. Do đó, khơi thông nguồn vốn ở mức lãi suất hợp lý với các điều kiện thông thoáng hơn là điều DN đang rất cần trong thời điểm hiện tại để cứu vãn tình trạng bết bát, thực hiện những mục tiêu còn lại của năm 2012.
Tín dụng 9 tháng qua chỉ tăng 2,35% so với cuối năm trước đã cho thấy đây là vấn đề bức xúc nhất trong ổn định kinh tế vĩ mô hiện nay. Điều đó cũng cho thấy “van” tín dụng vẫn bế tắc và ở một chừng mực nào đó có thể nói rằng, thị trường tiền tệ ổn định đã có sự “góp công” từ sự bất thường cung - cầu vốn không gặp nhau. Vấn đề lớn đặt ra hiện nay không phải là lãi suất mấy phần trăm, mà quan trọng là nền kinh tế mà trực tiếp là DN không hấp thụ được vốn. Đồng thời, làm sao kéo hẹp nợ xấu, đánh tan “cục máu đông” trong thị trường vốn để các ngân hàng không còn phải “phòng thủ” với DN.
Nhà nước cần có chính sách khuyến khích DN bán hàng giảm giá, miễn thuế VAT hoàn toàn cho các sản phẩm đang tồn kho ứ đọng; làm cầu nối để các DN sử dụng sản phẩm của nhau, giảm thiểu nhập khẩu những nguyên liệu trong nước sản xuất được…
Để giải quyết được vấn đề này, NHNN nên cho phép các NHTM chủ động hơn trong khoanh nợ giúp DN có khả năng phục hồi, tiếp cận với nguồn vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh; nghiên cứu đẩy nhanh việc thành lập công ty mua bán nợ xấu. Đồng thời, tăng cường hiệu quả hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng để giúp các DNVVN có nguồn bảo lãnh để tiếp cận với vốn vay. Một số DN cũng đề xuất, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích DN bán hàng giảm giá, miễn thuế VAT hoàn toàn cho các sản phẩm đang tồn kho ứ đọng; làm cầu nối để các DN sử dụng sản phẩm của nhau, giảm thiểu nhập khẩu những nguyên liệu trong nước sản xuất được…
Xử lý nợ xấu ngân hàng là câu chuyện không dễ và không thể một sớm một chiều mà cần có thời gian. Do đó, tự thân ngân hàng phải làm được 2 việc: Thứ nhất là bản thân NHTM phải thiết lập quỹ mua hết nợ xấu; Thứ hai là, NHNN phải có một sự chỉ đạo cho phép NHTM chú trọng hơn giải quyết vấn đề. Giải quyết được vấn đề này cũng chính là gián tiếp giải quyết dòng vốn cho DN. Bên cạnh đó, cần chấn chỉnh lại hệ thống mạng lưới ngân hàng với các tiện ích, dịch vụ đi kèm để thu hút tiền gửi từ thị trường dân cư và tổ chức kinh tế. Mặt khác, chuẩn bị một lượng lớn “tài sản lỏng” (giấy tờ có giá) để giao dịch qua OMO, kịp thời bổ sung nguồn vốn, tăng tính thanh khoản trong trường hợp cần thiết.
ThS. Nguyễn Thị Thu Cúc
Bài đăng trên Tài chính & Đầu tư số 11-2012