Lưu ý khi tạo mối quan hệ với cấp trên

  • Bắt đầu Bắt đầu cungvi
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

cungvi

Verified Banker
Dù dang làm việc tại một công ty lớn hay doanh nghiệp nhỏ, bạn cũng dễ dàng có cảm giác bị nhòm ngó bởi bộ phận điều hành công ty. Họ là những người quyết định sự phát triển của công ty cũng như tương lai sự nghiệp của bạn.

Vì vậy, điều quan trọng là bạn tạo được mối quan hệ tốt với cấp quản lý tại công ty. Hãy xem xét những điều nên và không nên làm để rút ra bí quyết cho riêng mình:
Nên:
- Tìm người cố vấn
Có một người cố vấn cho mình đang làm ở vị trí quản lý tại công ty là điều hữu ích bởi anh ta có thể giới thiệu bạn với ban điều hành của công ty, với những người mà bạn hiếm có cơ hội gặp mặt.
Alexandra Figuredo, tác giả của cuốn "Sculpt Your Life From Sketch To Masterpiece" kể rằng: "Tôi từng làm việc với vị trí giao dịch viên tại ngân hàng nhiều năm qua. Tôi có một người hướng dẫn làm ở vị trí quản lý tại đây và cô ấy luôn tạo điều kiện để tôi có cơ hội gặp gỡ ban điều hành của công ty hàng tháng. Ban đầu, tôi cảm thấy lo lắng và sợ hãi nhưng vài tháng sau, tôi đã tự tin hơn nhiều khi gặp gỡ cả hội đồng quản trị của công ty. Tôi hiểu rằng, cơ hội thăng tiến của mình là nhờ người hướng dẫn này rất nhiều.
- Tạo cơ hội kết nối
Nếu bạn không thường xuyên gặp gỡ GĐ, người quản lý của mình hằng ngày, hãy tìm cách kết nối với họ bên ngoài công sở. Có thể gặp gỡ ở quán cafe sau giờ làm, ở sân tennis hay sân tập thể dục hoặc tham gia các sự kiện bên ngoài công ty. Những dịp gặp gỡ như thế sẽ là cơ hội để bạn tiếp cận người quản lý, chia sẻ thông tin cũng như tìm cơ hội cho mình. Đôi khi, những cuộc gặp ngoài vấn đề công việc lại cho chúng ta những kết quả không ngờ tới.
- Chuẩn bị kỹ cho cuộc họp
Khi có cơ hội gặp gỡ ban điều hành của công ty, bạn nên tận dụng tối đa cơ hội này để ghi điểm với sếp. Theo Bobbie LaPorte, người sáng lập và là lãnh đạo của công ty phát triển RAL&Associates và là cựu giám độc GE và IBM, điều quan trọng là suy nghĩ về chiến lược cho các vấn đề mà sếp yêu cầu họp.
Chuẩn bị mục tiêu, chính sách cụ thể, kết nối với những người có năng lực thực hiện để lên một kế hoạch khả thi khi trình sếp. Theo Ciniza-Levine, "bạn nên cập nhật thông tin, sự việc xảy ra trong công ty và diễn biến trong ngành công nghiệp công ty hoạt động. Bạn sẽ có được những ý tưởng thú vị, đáp ứng mong đợi của sếp".

Không nên:
- Phô trương mối quan hệ
Đồng nghiệp sẽ khó chịu nếu bạn thân với cấp trên và thường xuyên khoe khoang mối quan hệ đó. Thái độ huênh hoang vì thân thiết với cấp quản lý nhiều khi khiến cho năng lực của bạn bị lu mờ hoặc không được đánh giá đúng mực. Vì thế, đừng sử dụng điều này để nâng cao trọng lượng cho tiếng nói của mình ở công ty.
- Lấy lòng sếp
Xây dựng mối quan hệ và kết nối với nhiều người trong cùng lĩnh vực là điều quan trọng trong quá trình xây dựng sự nghiệp. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn dành tất cả thời gian để chạy theo những mối quan hệ đó, lấy lòng cấp trên để thuận lợi cho công việc. Mọi mối quan hệ đều cần có sự chân thành, minh bạch. Không ai thích một kẻ cứ đi lấy lòng sếp bằng những việc không đâu.
HẢI NHƯ
 
một vấn đề khá nhạy cảm đối với những người đang đi làm, thank vì bài viết
 
Back
Bên trên