Đây là kinh nghiệm từ bản thân và từ quan sát mấy em (cả mấy anh chị) vào làm sau mình, chỉ mang tính chất kham khảo, không đánh đồng hết mọi người nhe8-x
1. Giờ ngủ giờ thức:|-)
- Sinh viên chúng ta hay có cái tật rất lớn: "thức khuya, dậy (thật) trễ". Nhất là trong thời gian hoàn thành chương trình học và thi Tốt nghiệp.
Còn khi đi làm đều có giờ giấc rõ ràng, chúng ta vẫn đảm bảo giờ đi làm nhưng . . .: mắt nhắm mắt mở (còn ngái ngủ), chưa kịp ăn sáng (uống cafe), sức khỏe không đảm bảo, cái mặt thì ngố chưa từng thấy, tóc trải chưa kịp, quần áo nhăn . . .
Nhất là buổi trưa, chỉ nghỉ và ngủ được có khoảng 1 giờ đến 1 giờ 30 phút thôi, nên với một số bạn, đầu giờ chiều là rất cực hình.
- 7 giờ làm thì 7 giờ kém 10 mới thức, chạy qua chạy lại tìm cái quần, tìm cái áo, tìm . . . xong phóng xe thật nhanh tới cơ quan.
=>Do đó: nên tập dần cách ngủ đúng giờ, thức đúng giờ. Quần áo, giầy dép thì chuẩn bị tối hôm trước. Chuẩn bị đồ ăn nước uống sẵn hoặc nhắm địa điểm nào bán sớm mà ghé mua.
2. Bên ngoài: quần áo, giầy dép, mặt, răng, tóc::-s
Sinh viên nghèo, đó là cách nhìn chung của mỗi người và chính mỗi chúng ta cũng rất thiếu hụt tiền bạc để đầu tư cho khoảng này khi đi học.
Tuy nhiên, khi đi làm, thì mọi chuyện lại khác, nhất là ngân hàng.Quần áo ngã màu, sứt chỉ, nhăn, . . . sẽ làm mất cảm tình của Lãnh đạo và đồng nghiệp. Chưa nói là mình phải tiếp xúc khách hàng, khi đó khách hàng sẽ nói thầm "dân ngân hàng gì mà kỳ vậy".
- Tóc bù xù, rối bời. Nhuộm quá nhiều màu.
- Răng thì dính đồ ăn. Trong 1 ngày chỉ đánh 1 lần, nên đánh buổi sáng và buổi trưa. Trong túi lúc nào cũng có kẹo sigum.
=>Do đó, áo sơ mi trắng (nam lẫn nữ) và quần tây không thể thiếu trong mỗi chúng ta. Giầy dép thì nên để dành tiền mua trước 1 đôi mà sử dụng, khi có lương mình sẽ đầu tư thêm. Hoặc đợi tới lúc phát đồng phục (hơi bị lâu, còn hên thì ngay đợt).
3. Xác định đâu là bạn và đâu là kẻ địch. Đâu là quân du kích đâu là quân đồng minh.
Nghe có vẻ căng thẳng nhỉ? Nhưng đó là thực tế khi bạn đi làm. Ở mỗi cơ quan, dù lớn hay nhỏ, đều có những nhóm hoặc cặp chơi thân với nhau. Đôi khi giữa họ có những mâu thuẫn, đố kỵ hoặc khó hợp tác (hay là hợp tính) với nhau từ lâu mà bạn mới vào bạn không biết được. (chỉ nhờ ai đó đi trước nói, bạn mới biết, chứ ngồi đó quan sát, chắc hết năm mới hiểu ra hết vấn đề).
Có những người niềm nở thân tình với bạn, cũng có những người ít nói với bạn, nhưng thực sự trong những người đó, ai tốt hay ai xấu với bạn, bạn không bao giờ đoán được liền.
Vì sinh viên mới ra trường đi làm, rất "cả nể" bậc đàn anh đàn chị, không dám phản ứng nhiều giống bạn bè đồng chan lứa.
=>Do đó, phải bình tĩnh tìm "bạn" mà chơi. Và bạn phải "phòng thủ" cho bản thân.
4. Khả năng giao tiếp với đồng nghiệp và khách hàng:-c
Khiêm tốn và ham học hỏi, đó là điều tiên quyết khi bạn là sinh viên mới ra trường.
Vì đối với những người đi trước, dù bạn có học giỏi, có là thủ khoa khi đi nữa, thì bạn vẫn chỉ là 1 nhân viên mới ra trường. Cái người ta cần là bạn thể hiện tốt trên công việc. Bạn học giỏi chỉ là bước đệm để đi làm mà thôi.
Vì thực tế đã chứng minh, có những người rất giỏi trên sách vở nhưng khi đi làm, gặp khách hàng, các tình huống khó khăn, . . . thì xử lý cực kỳ tệ hại.
Bạn nên tránh việc quá "nổ" hay khi đồng nghiệp đi trước hướng dẫn bạn, bạn tỏ vẻ đã biết rồi không cần chỉ.
Còn điều kinh khủng nhất là bạn thấy họ đang làm việc, bạn nói cái đó là "dở, tệ, lỗi thời" và bạn nhào vào chỉ họ cái này, chỉ họ cái kia. Điều đầu tiên bạn sẽ bị tẩy chay không thương tiếc.
Còn khi gặp khách hàng, "run và hồi hộp" là trạng thái của rất nhiều người, khiến ta không biết nói gì, làm gì, đôi khi nói "tầm bậy, tầm bạ" ~X(. . . nhất là những khách hàng khó tính. Nếu làm buồn lòng khách hàng, hậu quả đôi khi rất hên xui! Do đó, nên quan sát và đi theo học hỏi cách nói chuyện của các anh chị đi trước, từ đó sẽ rút ra mình nên nói gì và làm gì. Dần dần sau đó thì sẽ hình thành phong cách riêng của mình.
Ngoài ra, không quá nhiều chuyện, thấy nói gì cũng nhào vô nghe, nghe xong đi nói đi hỏi với người này người kia, đại loại "em nghe nói anh A ghét anh B lắm phải không?" hay "hôm qua chị C làm sai cái đó".
Còn khách hàng hiện hữu tại đơn vị, đương nhiên là khách hàng của một ai đó trong cơ quan rồi, mình nhào vô theo cái phong cách "giành khách" thì bạn tự hiểu rồi, sớm muộn gì sẽ bị kiểm điểm.
(Sáng sớm viết vài dòng chơi, khi nào nhớ cái gì, sẽ bổ sung tiếp)
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: