boydautu
Verified Banker
Có thể là hơi sớm, song tác giả Phạm Thế Anh khi bàn về rủi ro thâm hụt tài khóa ở báo cáo KTVM năm 2012-vừa được UBKT của Quốc hội công bố cần khuyến cáo về sự “hạ cánh cứng” của Việt Nam.
"Hạ cánh cứng", theo tác giả là thuật ngữ phản ánh tình huống xảy ra khi nền kinh tế một nước nhanh chóng chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, và sau đó là suy thoái. Tình huống này thường xảy ra khi chính phủ nước đó cố gắng cắt giảm thâm hụt ngân sách và kiểm soát nợ công.
“Có thể là hơi sớm và bi quan khi bàn đến sự hạ cánh cứng của Việt Nam khi tỉ lệ nợ/GDP đang ở mức trung bình, tuy nhiên việc khuyến cáo về vấn đề này sẽ là cần thiết cho việc định hướng chính sách tài khóa lâu dài trong tương lai”, báo cáo viết.
Trước khi bày tỏ quan ngại nói trên, tác giả đã đưa ra nhận định, thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam đang tăng nhanh, tiếp tục là những nguy cơ tiềm ẩn làm xấu thêm các chỉ số kinh tế vĩ mô và đe dọa sự ổn định của nền kinh tế trong tương lai.
Cụ thể, thâm hụt ngân sách, không bao gồm chi trả nợ gốc, của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2003-2007 chỉ là 1,3% GDP, nhưng con số này đã tăng hơn gấp đôi lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008-2012. Thâm hụt ngân sách liên tục đã kéo theo sự gia tăng nhanh của nợ công, từ khoảng 40% GDP ở cuối năm 2007 lên tới hơn 57% GDP vào cuối năm 2010, và chỉ giảm đôi chút vào năm 2011 nhờ lạm phát cao.
Cùng thời gian đó, nợ nước ngoài của Việt Nam cũng tăng từ 32% lên tới gần 42% GDP.
Tác giả cũng lưu ý là những con số này có thể chưa phản ánh đúng bản chất của thâm hụt tài khóa ở Việt Nam hiện nay, khi có những cách hạch toán riêng không theo thông lệ quốc tế.
Một ví dụ rất rõ về sự bỏ sót trong hạch toán thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam là, theo số liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, chỉ tính riêng hai năm 2010 và 2011, tổng giá trị trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính phủ bảo lãnh mỗi năm được phát hành vào khoảng 110 nghìn tỉ đồng, cao hơn rất nhiều so với con số báo cáo trong quyết toán ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, còn một lượng nợ lớn của các doanh nghiệp nhà nước, không được Chính phủ bảo lãnh, cũng không được phản ánh trong bội chi ngân sách và nợ công hàng năm của Việt Nam như thông lệ và khuyến cáo của nhiều tổ chức quốc tế.
Chỉ tính riêng năm 2009, con số thâm hụt ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc theo báo cáo của Bộ Tài chính là 3,7% GDP, trong khi đó con số tương ứng của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cao hơn nhiều, lần lượt là 6,6% và 9,0% GDP.
Trung bình trong hai năm 2009-2010, con số thâm hụt ngân sách của Việt Nam thuộc diện cao nhất so với các nước trong khu vực, vào khoảng 6% GDP/năm, gấp khoảng 6 lần so với con số tương ứng của Indonesia, gấp 3 lần so với Trung Quốc, và gấp khoảng gần 2 lần so với Thái Lan.
Sự thiếu nhất quán trong cách hạch toán tài khóa khiến cho các con số thống kê không phản ánh chính xác về thực trạng nợ công của Việt Nam, gây nhiễu loạn thông tin cho những người tham gia thị trường. Đồng thời nó khiến cho việc so sánh quốc tế, đánh giá, và quản lý rủi ro nợ công của Việt Nam gặp khó khăn, tác giả quan ngại.
Và, khi nợ quốc gia tăng nhanh đến một ngưỡng nào đó làm kích hoạt sự tháo chạy khỏi tài sản trong nước của dòng vốn ngoại thì theo phân tích của bản báo cáo,“hạ cánh cứng” có thể xảy ra.
Hậu quả của việc này bên cạnh giá tài sản sẽ giảm, lãi suất sẽ tăng, đầu tư sụt giảm… theo tác giả còn là sự gia tăng mạnh của lạm phát thông qua kênh nhập khẩu khi đồng nội tệ mất giá do sự tháo chạy của dòng vốn ngoại. Ngoài ra, sức ép in tiền để trả nợ trong thời kì này cũng là rất lớn. Hậu quả là lạm phát tăng vọt.
Cuối cùng, sự hạ cánh cứng cũng có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính. Giá tài sản giảm và gánh nặng lãi suất sẽ làm cho nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Sự phá sản của các doanh nghiệp đến lượt nó lại gây khó khăn tài chính cho hệ thống ngân hàng do nợ xấu gia tăng.
Kịch bản xấu nhất của tình huống này có thể là sự đổ vỡ tín dụng và phá sản của các trung gian tài chính. Nền kinh tế lâm vào khủng hoảng giống như những gì mà thế giới đã trải qua vào những năm 30 của thế kỉ trước, báo cáo viết.
Tác giả Thế Anh cũng cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần có một cuộc cải cách tài khóa triệt để và toàn diện nhằm đưa ngân sách dần trở về trạng thái cân bằng và duy trì sự ổn định lâu dài cho nền kinh tế. Mà để làm được điều này, trước tiên, việc hạch toán ngân sách phải được thực hiện một cách minh bạch theo chuẩn quốc tế.
Các khoản chi để ngoại bảng phải được tuyệt đối tránh. Các thước đo thâm hụt ngân sách loại trừ những khoản thu kém bền vững và thu từ bán tài sản cũng cần được tính toán thêm để có thể đánh giá được chính xác thực trạng tài khóa hiện tại.
Ngoài ra, các gánh nặng ngân sách phát sinh trong tương lai, ví dụ như chi trả lương hưu hay bảo hiểm y tế, cũng cần được đưa vào các dự báo về thâm hụt ngân sách nhằm có được bức tranh chính xác hơn về triển vọng tài khóa trong những năm tới.
"Hạ cánh cứng", theo tác giả là thuật ngữ phản ánh tình huống xảy ra khi nền kinh tế một nước nhanh chóng chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, và sau đó là suy thoái. Tình huống này thường xảy ra khi chính phủ nước đó cố gắng cắt giảm thâm hụt ngân sách và kiểm soát nợ công.
“Có thể là hơi sớm và bi quan khi bàn đến sự hạ cánh cứng của Việt Nam khi tỉ lệ nợ/GDP đang ở mức trung bình, tuy nhiên việc khuyến cáo về vấn đề này sẽ là cần thiết cho việc định hướng chính sách tài khóa lâu dài trong tương lai”, báo cáo viết.
Trước khi bày tỏ quan ngại nói trên, tác giả đã đưa ra nhận định, thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam đang tăng nhanh, tiếp tục là những nguy cơ tiềm ẩn làm xấu thêm các chỉ số kinh tế vĩ mô và đe dọa sự ổn định của nền kinh tế trong tương lai.
Cụ thể, thâm hụt ngân sách, không bao gồm chi trả nợ gốc, của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2003-2007 chỉ là 1,3% GDP, nhưng con số này đã tăng hơn gấp đôi lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008-2012. Thâm hụt ngân sách liên tục đã kéo theo sự gia tăng nhanh của nợ công, từ khoảng 40% GDP ở cuối năm 2007 lên tới hơn 57% GDP vào cuối năm 2010, và chỉ giảm đôi chút vào năm 2011 nhờ lạm phát cao.
Cùng thời gian đó, nợ nước ngoài của Việt Nam cũng tăng từ 32% lên tới gần 42% GDP.
Tác giả cũng lưu ý là những con số này có thể chưa phản ánh đúng bản chất của thâm hụt tài khóa ở Việt Nam hiện nay, khi có những cách hạch toán riêng không theo thông lệ quốc tế.
Một ví dụ rất rõ về sự bỏ sót trong hạch toán thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam là, theo số liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, chỉ tính riêng hai năm 2010 và 2011, tổng giá trị trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính phủ bảo lãnh mỗi năm được phát hành vào khoảng 110 nghìn tỉ đồng, cao hơn rất nhiều so với con số báo cáo trong quyết toán ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, còn một lượng nợ lớn của các doanh nghiệp nhà nước, không được Chính phủ bảo lãnh, cũng không được phản ánh trong bội chi ngân sách và nợ công hàng năm của Việt Nam như thông lệ và khuyến cáo của nhiều tổ chức quốc tế.
Chỉ tính riêng năm 2009, con số thâm hụt ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc theo báo cáo của Bộ Tài chính là 3,7% GDP, trong khi đó con số tương ứng của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cao hơn nhiều, lần lượt là 6,6% và 9,0% GDP.
Trung bình trong hai năm 2009-2010, con số thâm hụt ngân sách của Việt Nam thuộc diện cao nhất so với các nước trong khu vực, vào khoảng 6% GDP/năm, gấp khoảng 6 lần so với con số tương ứng của Indonesia, gấp 3 lần so với Trung Quốc, và gấp khoảng gần 2 lần so với Thái Lan.
Sự thiếu nhất quán trong cách hạch toán tài khóa khiến cho các con số thống kê không phản ánh chính xác về thực trạng nợ công của Việt Nam, gây nhiễu loạn thông tin cho những người tham gia thị trường. Đồng thời nó khiến cho việc so sánh quốc tế, đánh giá, và quản lý rủi ro nợ công của Việt Nam gặp khó khăn, tác giả quan ngại.
Và, khi nợ quốc gia tăng nhanh đến một ngưỡng nào đó làm kích hoạt sự tháo chạy khỏi tài sản trong nước của dòng vốn ngoại thì theo phân tích của bản báo cáo,“hạ cánh cứng” có thể xảy ra.
Hậu quả của việc này bên cạnh giá tài sản sẽ giảm, lãi suất sẽ tăng, đầu tư sụt giảm… theo tác giả còn là sự gia tăng mạnh của lạm phát thông qua kênh nhập khẩu khi đồng nội tệ mất giá do sự tháo chạy của dòng vốn ngoại. Ngoài ra, sức ép in tiền để trả nợ trong thời kì này cũng là rất lớn. Hậu quả là lạm phát tăng vọt.
Cuối cùng, sự hạ cánh cứng cũng có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính. Giá tài sản giảm và gánh nặng lãi suất sẽ làm cho nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Sự phá sản của các doanh nghiệp đến lượt nó lại gây khó khăn tài chính cho hệ thống ngân hàng do nợ xấu gia tăng.
Kịch bản xấu nhất của tình huống này có thể là sự đổ vỡ tín dụng và phá sản của các trung gian tài chính. Nền kinh tế lâm vào khủng hoảng giống như những gì mà thế giới đã trải qua vào những năm 30 của thế kỉ trước, báo cáo viết.
Tác giả Thế Anh cũng cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần có một cuộc cải cách tài khóa triệt để và toàn diện nhằm đưa ngân sách dần trở về trạng thái cân bằng và duy trì sự ổn định lâu dài cho nền kinh tế. Mà để làm được điều này, trước tiên, việc hạch toán ngân sách phải được thực hiện một cách minh bạch theo chuẩn quốc tế.
Các khoản chi để ngoại bảng phải được tuyệt đối tránh. Các thước đo thâm hụt ngân sách loại trừ những khoản thu kém bền vững và thu từ bán tài sản cũng cần được tính toán thêm để có thể đánh giá được chính xác thực trạng tài khóa hiện tại.
Ngoài ra, các gánh nặng ngân sách phát sinh trong tương lai, ví dụ như chi trả lương hưu hay bảo hiểm y tế, cũng cần được đưa vào các dự báo về thâm hụt ngân sách nhằm có được bức tranh chính xác hơn về triển vọng tài khóa trong những năm tới.
Theo Nguyễn Lê
VnEconomy
VnEconomy
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: