Lộ trình của một sinh viên muốn làm việc trong ngành Ngân Hàng

Lang thang, vô tình nhận được những kinh nghiệm hay ho của một tiềm bối đi trước, mình thấy hay hay nên copy lên đây cho moi người cùng trao đổi, thảo luận :D Open share.

"Bạn là một sinh viên ngân hàng nói riêng, sinh viên ngành kinh tế nói chung và bạn mong muốn khi ra trường được làm việc tại một ngân hàng tốt.
Nhưng bạn thật sự chưa biết mình phải chuẩn bị những gì? Phải bắt đầu từ đâu ngoài những gì đang được học ở trường?
Bạn lo sợ ngành Ngân hàng thì tỉ lệ con ông cháu cha nhiều, liệu mình có cơ hội hay không? Bao nhiêu câu hỏi được đặt ra trong đầu bạn làm bạn lo lắng, suy nghĩ. Tự nhiên lại thấy hối hận vì thời sinh viên mình đã chơi nhiều, giờ sang năm cuối rồi, ra trường là phải tự nuôi thân rồi, không biết sẽ làm gì đây.
Không ít các bạn trẻ gặp phải điều này, hy vọng với chút kinh nghiệm ít ỏi của mình, có thể giúp cho các bạn được phần nào :) Với tinh thần cho và nhận chúng ta sẽ cùng bổ sung cho nhau, cùng làm cho con đường chúng ta đi là ngắn nhất, đẹp nhất.

Sinh viên năm cuối, liệu đã muộn? Nếu bạn có mục tiêu, bạn muốn thay đổi, tôi nghĩ rằng chưa bao giờ là muộn. Quyết định lúc này là ở bạn. Muốn hay không? OK. Chúng ta đã quyết định cùng nhau là: sẽ thay đổi, cùng làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn. Vậy còn chần chừ gì nữa, chúng ta bắt đầu thôi ;)

Bước 1: Cài đặt tư tưởng, xác định mục tiêu

Điều đầu tiên mà tôi nghĩ là điều quan trọng nhất đó là bạn phải xác định, phải cài đặt vào đầu mình tư tưởng là: ra trường mình phải làm việc trong 1 ngân hàng tốt. (Tất nhiên, tốt thế nào thì còn phải xem xét nhiều yếu tố, nhưng cứ xác định thế đã, chúng ta sẽ bàn đến cái “tốt” sau :D)
Khi đã xác định tư tưởng như thế, bộ não bạn mới bắt đầu sản sinh ra những suy nghĩ, những ý tưởng, rồi bạn sẽ hành động để hiện thực hóa mục tiêu sau của bạn. Nào, chúng ta cùng bàn đến mục tiêu.
Mục tiêu là của mỗi cá nhân, tôi không thể nói thay cho bạn được. Tôi chỉ có thể khuyên bạn là nên đặt mục tiêu: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Mục tiêu ngắn hạn: vd như ra trường tìm được công việc ở 1 ngân hàng nước ngoài lương khởi điểm là 700$ chẳng hạn ;)

Mục tiêu trung hạn: (với tôi thì thường là từ 3-5 năm) bạn nhìn xung quanh mình những ai mới ra trường được 2-3 năm mà kết quả tốt nhất, hãy cứ đặt mục tiêu của mình cao hơn và ít nhất là bằng như thế. Vd là trưởng phòng ngân hàng chẳng hạn ;) (to phết đấy ;) ) hay là sẽ có bằng MBA, master …(tất nhiên mục tiêu có bằng này phải phục vụ được cho mục tiêu dài hạn, chứ không phải là học chỉ để lấy cái bằng thì uổng phí lắm :D)

Mục Tiêu dài hạn: (với tôi là từ 5-7 năm) lúc đó bạn ít nhất cũng đã 27 đến 29 tuổi rồi, có rất nhiều thứ bạn phải lo toan hơn cho cuộc sống rồi. Một ngôi nhà, một người vợ hiền (một người chồng tốt, với bạn nữ thì có thể sớm hơn, cho vào mục tiêu trung hạn đi ;)) một cuộc sống hạnh phúc đầm ấm có lẽ cũng là lúc nên nghĩ đến. Còn về sự nghiệp thì sao? Tôi nghĩ rằng với tư tưởng đã cài đặt từ lúc đầu như thế, với mục tiêu trung hạn như thế thì 5-7 năm bạn hoàn toàn đã có thể trở thành giám đốc chi nhánh của một ngân hàng hay một doanh nghiệp của chính bản thân bạn. Tin tôi đi, thậm chí bạn hoàn toàn có thể làm được hơn thế nữa ;)
Ok, sau khi đã xác định được tư tưởng, mục tiêu của mình, chúng ta bắt đầu tìm ra con đường ngắn nhất chinh phục từng mục tiêu đó nào.


Bước 2: Xác định lại vị trí, điểm xuất phát của mình

Bạn hãy xác định lại xem, mình đang có những gì, với những gì mình đang có thì mục tiêu ngắn hạn có dễ dàng thực hiện được không.
Là sinh viên năm cuối mình đang có những gì nào?

Bằng cấp. Bằng cấp của bạn đang loại gì, khả năng ra trường sẽ được bằng gì, hãy so sánh bằng của bạn với mặt bằng chung của ngôi trường và xã hội (bằng giỏi ở trường A chưa chắc đã được đánh giá cao bằng bằng khá ở trường B) Các bạn có thể tham khảo thêm tại topic http://ub.com.vn/threads/2226-Hoc-dan-lap-amp-Co-hoi-lam-viec-trong-Ngan-hang-#axzz1UtaYn4vH
Cá nhân tôi thì nghĩ rằng, bằng cấp không phải là điều quan trọng nhất trong mục tiêu ngắn hạn của bạn, nhưng nó cũng là điều không thể thiếu. Vì vậy hãy chuẩn bị cho mình 1 cái bằng mà được mặt bằng chung của các ngân hàng chấp nhận. (bao nhiêu trở lên với các nam, bao nhiêu trở lên với nữ)

Kĩ năng mềm. Có ai đó từng nói với tôi rằng “Bạn có bao nhiêu cái bằng cũng không bằng được một cái bằng, “BẰNG LÒNG””. Càng ngày xã hội càng nhận thức được tầm quan trọng của kĩ năng mềm, chỉ số EQ đang được sử dụng nhiều hơn trong quá trình tuyển dụng vào ngân hàng. Các nhà khoa học thế giới cho rằng, để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm đến 85% trong khi kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15% (từ Tổ chức Đào tạo và Phát triển Kỹ Năng Mềm “Institution for Soft Skills Training and Development” - ISSTD). Và thực tế hiện nay năng lực của con người được đánh giá trên cả ba khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Chúng ta không phủ nhận kĩ năng cứng là rất quan trọng, không có cứng làm tiền đề, làm nền tảng thì mềm cũng không có nhiều đất diễn :D Nhưng nếu chỉ có kĩ năng cứng thì bạn sẽ mãi chỉ là nhân viên, tôi xin cam đoan điều này :) Nói kĩ năng mềm nó rất rộng, trừu tượng và là sự tổng hợp của vô vàn các kĩ năng. Là sinh viên chúng ta hãy cứ xét xem mình đang có những kĩ năng bé bé như: giao tiếp, thuyết trình, nói trước đám đông, thuyết phục, làm viêc nhóm hay chưa đã? Bạn nào say mê về kĩ năng mềm thì xét đến đàm phán, gây ảnh hưởng, lãnh đạo,… Nói chung là vô vàn kĩ năng cần phải học :D

Kinh nghiệm. Tôi nghĩ đây là bài toán đau đầu nhất của các bạn sinh viên đây. Khi viết CV, khi xem yêu cầu công việc, nhìn đâu cũng thấy yêu cầu kinh nghiệm, nhìn đâu cũng thấy ưu tiên người có kinh nghiệm. Thế này thì còn cơ hội nào cho những người mới ra trường như mình nữa :( Kinh nghiệm ở đây, tôi nghĩ rằng nó không bó hẹp ở việc bạn đã đi làm ở một cơ quan nào đó hoành tráng hay chưa mà nó bao gồm tất cả những việc bạn đã từng làm. Với các bạn năng động hay đi làm thêm có kinh nghiệm công việc ở các công ty thì không nói làm gì, nhưng với những bạn khác thì kinh nghiệm của bạn đến từ: đi bán hoa cùng nhóm bạn vào các ngày lễ, đi gia sư, phát tờ rơi… hay đơn giản như phục vụ tại quán ăn ở chính nhà mình :D Nếu chịu khó suy nghĩ, lục lại kí ức, tự nhiên bạn sẽ thấy mình cũng có nhiều kinh nghiệm phết đấy nhỉ :D Lúc này điều quan trọng là làm thế nào để link những kinh nghiệm bé bé này vào công việc trong mục tiêu ngắn hạn của bạn. Link như thế nào hồi sau sẽ rõ :D

Các mối quan hệ. Ngồi nghĩ lại xem bạn đang có bao nhiêu mối quan hệ nào? Chất lượng các mối quan hệ đó ra sao? Các mối quan hệ ở đây không chỉ là những mối quan hệ họ hàng, người thân cận cận trong gia đình mà còn từ bạn bè… từ những lần gặp gỡ trước đây. Điều này rất quan trọng và cũng quyết định nhiều đến thành công của bạn, bên cạnh những nỗ lực từ bản thân thì sự giúp đỡ từ bên ngoài sẽ giúp bạn đi nhanh hơn và bước vững hơn. Nếu mình chưa có, thì mình xây dựng các mối quan hệ thôi. (Tạo thế nào thì hồi sau chúng ta sẽ bàn đến) Cũng nhiều bạn rất tự tin, suy nghĩ rằng, mình cần gì phải làm thế, mình có khả năng, tự khắc mình có thể làm được, cần gì phải nhờ vả đến ai, lại mang tiếng… Cá nhân tôi nghĩ đó là một suy nghĩ hơi sai lầm. Như tôi đã nói, bạn có thể tự đi, nhưng có người đi cùng trên con đường của bạn thì bao giờ nó cũng vui hơn, hạnh phúc hơn và nhanh hơn. Các bạn cũng đừng nghĩ rằng, mình đang đi nhờ vả người ta, mà hãy nghĩ rằng mình đang mang đến cho người ta cơ hội “được giới thiệu mình đến với những người, những tổ chức đang cần mình” Hãy thử nghĩ xem, khi bạn làm tốt, thì bạn đã góp phần làm tăng uy tín của người ta vì đã giới thiệu bạn rồi đấy. Lúc này điều quan trọng là phải làm sao cho xứng đáng với lời giới thiệu, tự khắc đó lại là một động lực nữa để bạn phấn đấu. Chúng ta đang cùng “cho vào nhận” Cho đi trước đã nhé!

Còn gì nữa không nhỉ? Nhiều bạn đang là sinh viên nhưng có điểm xuất phát rất tốt, chắc chắn ngoài 4 điều cơ bản trên thì còn có nhiều cái khác để nói nữa. Các bạn bổ sung tiếp cho tôi nhé! Tôi lấy ví dụ đơn giản, sự hiểu biết về kinh tế, chính trị, xã hội :D Đây là một điều rất rất lợi thế :D Tôi có đứa em, cũng đang là sinh viên năm cuối, nhưng nó biết rất nhiều về “chính trường” ngồi nghe nó nói vanh vách, ông tổng của ngân hàng này đi lên từ đâu, trước học trường gì, cuộc đời sóng gió ra làm sao; bà tổng ngân hàng kia quê ở đâu, Tổng giám đốc quỹ đầu tư nọ là con ai… :D Không nhất thiết chúng ta phải biết những điều này, những điều này cũng không nói lên rằng bạn là người giỏi nhưng ít ra thì cũng phẩn nào đấy khiến người ta ấn tượng về bạn trong một cuộc nói chuyện :D Với sinh viên muốn làm ngân hàng thì tôi nghĩ các bạn cứ chuẩn bị những kiến thức kinh tế, chính trị, xã hội liên quan đến ngành ngân hàng như tình hình lãi suất, chính sách tiền tệ, chứng khoán,… cũng đã là một thành công rất lớn.

Bước 3: Tìm hiểu về ngân hàng
(page 9)
Các cụ có câu “Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng” Bước 2 mình đã tìm hiểu xem là mình đang có những gì rồi, giờ chúng ta đi tìm hiểu xem Ngân hàng có những gì, từ đó rồi chúng ta sẽ lên kế hoạch “cưa đổ” nó :”>

continue...

(Sưu tầm)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
hic, tháy mục tiêu anh đặt ra cao quá, ko bít em có với tới ko nữa:((
 
ái chà, năm tới e cũng năm cuối rùi ( cũng AOB giống a ná) , đang mờ mịt đường lối đây. hi vọng các bậc tiền bối đi trước chỉ đường dẫn lối cho đàn em với. hui hụp đợi phần 2 của a ah :D
 
thanks a nhieu nha! giup e co cai nhin moi ve tuong lai hon.
Hy vọng phần 2 sớm được cập nhật
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,221
Thành viên mới nhất
menusrs8
Back
Bên trên