Liệu có lách trần lãi suất huy động một cách hợp pháp?

nicky chang

Verified Banker
Gửi ACE đồng nghiệp,

Như ACE đều biết, NHNN đã xóa bỏ một phần trần lãi suất huy động đối với các khoản tiền gửi trung dài hạn (từ 12 tháng trở lên). Theo đó, các NH có thể niêm yết lãi suất theo nhu cầu vốn của mình mà không phải "lăn tăn" trần lãi suất nữa.

Tuy nhiên, nếu ACE còn nhớ thì trước khi có thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất không kỳ hạn đối với các khoản rút vốn trước hạn thì các NHTM đều có sản phẩm huy động trung dài hạn mà khách hàng được rút vốn linh hoạt. Bản chất đây là hình thức lách DTBB cũng như làm "biến tướng" cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng. Theo thông tin mình có được thì hiện tại các NHTM vẫn còn đang áp dụng sản phẩm này dưới hình thức tinh vi hơn. Nếu như vậy thì các NHTM vẫn đường đường chính chính áp dụng lãi suất huy động cao hơn trần đối với các khoản tiền gửi ngắn hạn mà không sợ bị NHNN sờ gáy.

Không biết ở các đơn vị ACE đang công tác đã triển khai hình thức này chưa?
 
Gửi ACE đồng nghiệp,

Như ACE đều biết, NHNN đã xóa bỏ một phần trần lãi suất huy động đối với các khoản tiền gửi trung dài hạn (từ 12 tháng trở lên). Theo đó, các NH có thể niêm yết lãi suất theo nhu cầu vốn của mình mà không phải "lăn tăn" trần lãi suất nữa.

Tuy nhiên, nếu ACE còn nhớ thì trước khi có thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất không kỳ hạn đối với các khoản rút vốn trước hạn thì các NHTM đều có sản phẩm huy động trung dài hạn mà khách hàng được rút vốn linh hoạt. Bản chất đây là hình thức lách DTBB cũng như làm "biến tướng" cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng. Theo thông tin mình có được thì hiện tại các NHTM vẫn còn đang áp dụng sản phẩm này dưới hình thức tinh vi hơn. Nếu như vậy thì các NHTM vẫn đường đường chính chính áp dụng lãi suất huy động cao hơn trần đối với các khoản tiền gửi ngắn hạn mà không sợ bị NHNN sờ gáy.

Không biết ở các đơn vị ACE đang công tác đã triển khai hình thức này chưa?

Cái này NHNN đã có công văn nghiêm cấm rồi bạn.
 
chủ yếu là vay tiết kiệm với lãi suất ngang bằng với lãi suất trên sổ tk đó, một cách lách lãi suất vừa tăng trưởng dư nợ vừa tăng trưởng nguồn cho chi nhánh. nhìn về trước mắt là rất ổn, có thể lôi kéo khách hàng trên địa bàn nhưng đó là sự tăng trưởng ảo. Tuy nhiên, trong một giai đoạn nào đó, bản thân chúng ta có thể áp dụng. Tôi không khuyến khích các bạn hành động đâu nhé!
Thân!
Hà Văn Thực
CBQHKH VietinBank CN Quảng Trị
SĐT: +84919975992
 
Các ngân hàng sẽ có cách lách luật riêng mà, nhiều ngân hàng vẫn đang huy động với lãi suất 12% đấy thôi.
p/s:cách của bạn thucngusac cũng đúng nhưng như vậy sẽ làm tăng trích lập dự phòng cho nh của bạn trong khi lợi nhuận từ tín dụng đấy thì không có.
 
Mỗi Nh có 1 cách kinh doanh riêng họ nghĩ đủ các chiêu trò để huy động. Mà đa phần hiện nay Ls thường là +3% nếu có món nào lớn thì có thể hơn. Giành giật nhau từng đồng cắc
 
Có cách lách huy động vượt trần mà một ngân hàng đang áp dụng hợp pháp giống như nhiều bạn đã nói. Có hai hình thức lách trần huy động.
1. Lách bằng việc cho rút trước kỳ hạn: Khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng với mức lãi suất 13,5%/năm, kỳ lãnh lãi hàng tháng. Đến kỳ hạn một tháng khách hàng muốn gửi tiếp thì lĩnh lãi, không muốn gửi tiếp thì rút vốn và lãi. Ngân hàng hoạch toán cho vay hoặc chiết khấu với thời gian bằng thời gian còn lại của STK, mức lãi suất bằng hoặc cao hơn 13,5% tùy chính sách về số tiền và thời gian thực gửi. Như vậy, dù khách hàng rút trước hạn nhưng vẫn hưởng lãi cao.
Nhược điểm của hình thức này là số tiền vay của khách hàng sẽ được hiển thị lên thông tin CIC của khách hàng, nhiều khách hàng VIP biết chuyện này thì họ không đồng ý.
Ưu điểm của hình thức này ngoài việc khách hàng hưởng lãi cao, giống như rút linh hoạt. Ngân hàng có được nguồn vốn trung dài hạn (để đảm bảo cơ cấu nguồn), ngân hàng lại có thêm nguồn huy động và duy trì được nguồn này dù thực tế khách hàng đã rút và tổng tài sản tăng lên nhanh chóng từ việc cho vay khống.

2. Lợi dụng chính sách ưu đãi bán vàng, bán USD để tăng thêm tiền lãi cho khách hàng.
Ngân hàng đăng ký chương trình khuyến mãi tặng 300.000 đồng/ Lượng vàng cho khách hàng bán vàng cho ngân hàng và gửi lại ngân hàng với số tiền VNĐ bán được đó. Như vậy, khách hàng gửi với lãi suất 9%/năm, cộng thêm 300.000 đồng cho mối 48.000.000đồng (tạm tính giá 1 lượng vàng), lãi suất thực tế khách hàng hưởng là rất cao.

Kết hợp cả hai hình thức 1 và 2 thì lãi suất khách hàng hưởng và chính sách khách hàng tuyệt hảo mà vẫn hợp pháp.

Tuy nhiên, theo các bạn nếu khách hàng không có vàng để bán thì ngân hàng này làm cách nào để sử dụng chiêu thức số 2.
Ai trả lời đúng chắc đang làm ở ngân hàng đó hoặc xứng đáng là chuyên gia nghiên cứu phát triển sản phẩm.
 
Mỗi cách làm đều có những ưu và khuyết điểm. Ở đây, chúng ta phải giải quyết 4 vấn đề trong cùng 1 bài toán:
- Không quá phiền phức đối với khách hàng.
- Dễ thực hiện và quản lý tại các chi nhánh.
- Không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.
- Không sai các chính sách của NHNN.
Ôi, làm ngân hàng giờ đủ thức chuyện phải lo.

Có cách lách huy động vượt trần mà một ngân hàng đang áp dụng hợp pháp giống như nhiều bạn đã nói. Có hai hình thức lách trần huy động.
1. Lách bằng việc cho rút trước kỳ hạn: Khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng với mức lãi suất 13,5%/năm, kỳ lãnh lãi hàng tháng. Đến kỳ hạn một tháng khách hàng muốn gửi tiếp thì lĩnh lãi, không muốn gửi tiếp thì rút vốn và lãi. Ngân hàng hoạch toán cho vay hoặc chiết khấu với thời gian bằng thời gian còn lại của STK, mức lãi suất bằng hoặc cao hơn 13,5% tùy chính sách về số tiền và thời gian thực gửi. Như vậy, dù khách hàng rút trước hạn nhưng vẫn hưởng lãi cao.
Nhược điểm của hình thức này là số tiền vay của khách hàng sẽ được hiển thị lên thông tin CIC của khách hàng, nhiều khách hàng VIP biết chuyện này thì họ không đồng ý.
Ưu điểm của hình thức này ngoài việc khách hàng hưởng lãi cao, giống như rút linh hoạt. Ngân hàng có được nguồn vốn trung dài hạn (để đảm bảo cơ cấu nguồn), ngân hàng lại có thêm nguồn huy động và duy trì được nguồn này dù thực tế khách hàng đã rút và tổng tài sản tăng lên nhanh chóng từ việc cho vay khống.

2. Lợi dụng chính sách ưu đãi bán vàng, bán USD để tăng thêm tiền lãi cho khách hàng.
Ngân hàng đăng ký chương trình khuyến mãi tặng 300.000 đồng/ Lượng vàng cho khách hàng bán vàng cho ngân hàng và gửi lại ngân hàng với số tiền VNĐ bán được đó. Như vậy, khách hàng gửi với lãi suất 9%/năm, cộng thêm 300.000 đồng cho mối 48.000.000đồng (tạm tính giá 1 lượng vàng), lãi suất thực tế khách hàng hưởng là rất cao.

Kết hợp cả hai hình thức 1 và 2 thì lãi suất khách hàng hưởng và chính sách khách hàng tuyệt hảo mà vẫn hợp pháp.

Tuy nhiên, theo các bạn nếu khách hàng không có vàng để bán thì ngân hàng này làm cách nào để sử dụng chiêu thức số 2.
Ai trả lời đúng chắc đang làm ở ngân hàng đó hoặc xứng đáng là chuyên gia nghiên cứu phát triển sản phẩm.
 
cách thứ 1 như Pác nói thì nếu NH mà cho vay cầm cố lãi suất cho vay cầm cố cao hơn 13,5% VD 18% thì khách hàng chẳng lỗ àh hoặc ông CB huy động vốn phải bỏ tiền túi ra thui Pác nhỉ?
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,081
Tổng số thành viên
351,413
Thành viên mới nhất
kyzsvncuao1333
Back
Bên trên