Lập công ty mua bán nợ xấu để làm gì?

  • Bắt đầu Bắt đầu cocghe266
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

cocghe266

Administrator
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát đi thông điệp sẽ thành lập Cty mua bán nợ xấu trực thuộc NHNN với số vốn 100.000 tỉ đồng để mua lại nợ xấu cho các ngân hàng thương mại (NHTM). Nhưng câu hỏi lớn là: Để làm gì?

Việc thành lập các DN chuyên mua bán nợ và tài sản tồn đọng không có gì mới trong kinh tế thị trường. Song, việc thành lập một Cty mua bán nợ xấu thuộc NHNN, để mua lại nợ xấu của các NHTM thì rất cần phải nghiên cứu, trao đổi kỹ hơn trên nhiều khía cạnh. Cty mua bán nợ xấu thuộc NHNN được thành lập để làm gì là điều quan trọng nhất, cần được làm rõ trước khi bàn đến những vấn đề khác. Bởi, khi mục đích chưa minh bạch thì sẽ khó có thể tạo ra sự đồng thuận trong một chủ trương lớn của NHNN.

Trước hết, theo lý giải của NHNN, Cty mua bán nợ xấu sẽ mua các khoản nợ xấu của các NHTM và tổ chức tín dụng khác (gọi chung là NHTM). Qua đó, tỉ lệ nợ xấu của các NHTM sẽ giảm đi, thậm chí là đạt chuẩn quốc tế và báo cáo tài chính của các NHTM sẽ "đẹp" hơn nhiều lần. Song, vì Cty mua bán nợ xấu cũng thuộc NHNN nên các khoản nợ xấu của các NHTM không "biến mất" mà chỉ chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác. Xét trong toàn hệ thống do NHNN quản lý thì vấn đề hoàn toàn không có gì thay đổi. Như vậy, mục đích "xử lý nợ xấu" của các NHTM chỉ đạt được về mặt hình thức.

Thứ hai, các DN vay vốn của NHTM, do gặp khó khăn nên không trả được nợ đúng hạn. Do đó, DN không thể tiếp tục vay vốn cho sản xuất, kinh doanh. Và, đó cũng là nguyên nhân phát sinh nợ xấu của NHTM. Khi Cty mua bán nợ xấu mua một khoản nợ xấu của NHTM thì DN vay vốn chưa trả được nợ sẽ trở thành "con nợ" của Cty mua bán nợ xấu. Khi "chuyển chủ nợ" thì các DN là "con nợ" có gì thay đổi? Liệu khoản nợ đã "chuyển chủ" có được khoanh lại và DN sẽ tiếp tục được vay vốn ở các NHTM? Điều đó sẽ khó xảy ra vì nó tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho các NHTM.
Thứ ba, sau khi mua các khoản nợ xấu của các NHTM, Cty mua bán nợ xấu sẽ xử lý tiếp như thế nào? Có cách nào để thu hồi số nợ xấu đã mua? Liệu có đem khoản nợ đã mua bán cho một Cty mua bán nợ khác không? Nếu không thực hiện được những điều đó, Cty mua bán nợ xấu sẽ tồn tại được trong thời gian bao lâu?


[TD="align: center"] Thành lập một Cty mua bán nợ xấu không thể quyết định theo cảm tính (ảnh minh hoạ). Ảnh: ANTĐ [/TD]
Thứ tư, Cty mua bán nợ xấu cũng là một DN. Trực thuộc NHNN, Cty này sẽ phải là Cty TNHH một thành viên do Nhà nước (mà đại diện là NHNN) làm chủ sở hữu. Như vậy, vốn của Cty này lấy ở đâu? Ai sẽ chịu trách nhiệm khi (nếu) Cty này tuyên bố phá sản? Giả sử, sau khi được cấp 100.000 tỉ đồng để mua các khoản nợ xấu, Cty mua bán nợ xấu tuyên bố phá sản thì phải chăng, việc thành lập Cty mua bán nợ xấu thuộc NHNN chỉ là một cách lấy tiền từ NSNN để cứu các NHTM hiện nay?

Cuối cùng, hiện nay ở nước ta đã có Cty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) do Bộ Tài chính quản lý. Tại sao nợ xấu của các NHTM lại không "chào bán" cho DATC mà phải thành lập riêng một Cty thuộc NHNN? Phải chăng việc mua bán nợ xấu của các NHTM đòi hỏi trình độ chuyên môn cao mà DATC không đáp ứng được hay cần một cơ chế "vừa đá bóng, vừa thổi còi"?

Việc thành lập một Cty mua bán nợ xấu thuộc NHNN với số vốn khá lớn không thể quyết định theo cảm tính. Ít nhất phải trả lời với sức thuyết phục cao những vấn đề đã nêu trên. Đó là điều kiện không thể bỏ qua.

[TABLE="width: 400, align: center"]
[TR]
[TD]Mới chỉ là ý tưởng

Trả lời tại Quốc hội chiều 13.6, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết NHNN mới thống nhất nội bộ về đề án lập Cty mua bán nợ xấu NH, sẽ công bố khi được sự chấp thuận của Chính phủ. Chính vì thế, đây cũng chỉ mới là ý tưởng: "Đề án này mới chỉ thống nhất trong nội bộ NHNN. Khi nào trình Chính phủ và được thường trực Chính phủ thống nhất thì sẽ công bố" - người đứng đầu NHNN nói. Theo đó, ý tưởng lập Cty mua bán nợ xấu với quy mô 100.000 tỉ đồng được NHNN đưa ra tại cuộc họp nội bộ với các NH lớn nhất thị trường nhằm khơi thông dòng vốn, đẩy mạnh cho vay. Theo quy định, một khi có nợ xấu, NH phải trích quỹ dự phòng rủi ro và xử lý số nợ đó. Vì vậy, nhiều NH hiện dư dả thanh khoản nhưng không thể cho vay vì nợ xấu cao. Thống kê của NHNN cho thấy, tỉ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống đang tăng rất nhanh - từ hơn 3% vào cuối năm ngoái lên 6% vào đầu năm nay và hiện lên đến 10%.
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]

(Theo Lao động)
 
Đây đích xác là những gì mình nghĩ tới khi có thông tin về công ty 100.000 tỷ.
Nợ xấu của ngân hàng tồn đọng đến thời điểm này thì chỉ có thể là của các doanh nghiệp quá khó khăn trong làm ăn. NH nhìn vào khả năng kinh doanh của DN (theo lý thuyết) để cho vay, họ xác định rằng DN không tăng trưởng được thì dù có bán nợ xấu xong thì tín dụng vẫn không thể tái cấp.
DN cũ suy thoái, DN mới thành lập thì không tiếp cận được vốn do thiếu uy tín.
Vậy theo mình công ty 100 ngàn tỷ lập ra sẽ không có gì gọi là đột phá. Cái cần nhất là ngân hàng cần thay đổi một cách cơ bản chính sách tín dụng của mình, sẵn sàng chiu đau cùng khách hàng, suy xét khách hàng kĩ lưỡng hơn, nhìn tập trung vào tiềm năng phát triển của ngành nghề mà cấp tín dụng. Cái này đòi hỏi kĩ năng của nhân viên thẩm định cũng như thời gian suy xét kéo dài. Nhưng thôi, lấy ngắn nuôi dài.
 
Back
Bên trên