Lãnh đạo cũng phải biết bao dung

  • Bắt đầu Bắt đầu sigma12
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

sigma12

Verified Banker
Tôi đưa tay tính gõ cửa phòng một vị lãnh đạo của một công ty, nhưng những tiếng quát mắng om sòm vọng ra từ trong phòng khiến tôi cảm thấy không tiện nên đứng đợi. Những tiếng gắt gỏng vẫn vọng ra không ngớt, phải tới 20 phút sau cánh cửa mở ra.

Tôi thấy hai người, một nam, một nữ mặt mũi sa sầm có lẽ họ chính là nạnh nhân những lời chát chúa vửa rồi. Nhìn thấy tôi ngoài cửa có lẽ đoán ra tôi đang tính gặp sếp của họ. Người đàn ông tỏ vể cẩn trọng: “Nếu anh tính gặp sếp thì đừng vào ổng đang bực lắm đấy”. Thấy dễ bắt chuyện tôi cũng “tám” luôn: “Có chuyện gì với sếp thế?” Người phụ nữ đi cùng lắc đầu ngán ngẩm, còn người đàn ông cười gượng: “Sếp là thế đó, chuyện chẳng có gì cũng làm toáng lên, lúc vui, lúc giận chẳng biết đâu mà lần”.

Linh tính mach bảo tôi có lẽ không nên gặp ông sếp đó vào lúc này. Tôi cảm ơn hai người họ rồi đi trở ra. Những gì tôi chứng kiến ở công ty đó đã khiến tôi có cảm giác khá ngao ngán khi tiếp xúc với vị giám đốc. Khó có thể đoán được chuyện gì sẽ sảy ra. Làm việc cho vài tổ chức và tôi thường được nghe câu này: Lãnh đạo là phải nóng tính. Người ta đã quen với luận điều đó và chấp nhận nó giống như một phẩn tính cách của nhà lãnh đạo. Và bản thân những nhà lãnh đạo cũng luôn tự biện hộ cho mình: Lãnh đạo ai chả nóng tính. Không nóng tính sao được khi đầu óc lúc nào cũng căng thẳng, lúc nào cũng phải lo “trăm công ngàn việc”. Đây là một quan điểm sai lầm.

Có một sự thật là những người nóng tính khó có thể là những người lãnh đạo tốt. Bởi vì đa phần những người nóng tính là những người thiếu khả năng nhận thức bản thân và cái nhìn thấu đáo mọi sự việc. Tính nóng của mỗi người thường bắt nguồn từ nguyên nhân: Chúng ta thiếu sự bao dung, chúng ta không chấp nhận một điều hiển nhiên rằng mỗi con người là một thế giới, mỗi người có cách suy nghĩ, hành động và quan điểm sống riêng cua họ. khi người ta khó chấp nhận sự thật này người ta sẽ rất khó chấp nhận những người có ý kiến trái chiều, có cách ăn nói, làm việc khác với quan điểm của ta.

Chúng ta thường muốn bảo vệ chủ kiến của mình, luôn cho ý kiến của mình là đúng và khó chấp nhận được khi có ai đó đưa ra những ý kiến phản biện. Điều này khiến chúng ta dễ trở nên khó chịu khi ai đó đưa ra ý kiến không đồng tình với quan điểm của ta. Lâu dần việc bảo vệ quyền tự quyết của mình một cách thái quá hình thành tính cố chấp, bảo thủ trong mỗi chúng ta. Một điều rất rõ là mỗi người luôn nhìn mọi việc theo cách nhìn riêng của họ, điều này phụ thuộc vào môi trường sống, vào quan niệm và niềm tin của mỗi người. Chính lý do này nên chúng ta thường có những ý kiến trái chiều.

Xin dẫn lại câu chuyện ngụ ngôn nhiều thâm ý: Thày Bói Xem Voi. Để chúng ta cùng nghiệm lại điều này. Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra làm sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm người chung nhau tiền biểu người quản tượng xin cho con voi đứng lại để cùng xem.Thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Ðoạn năm thầy ngồi lại bàn tán với nhau.
Thầy sờ vòi bảo:
- Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó dài như con đỉa!
Thầy sờ ngà bảo:
- Không phải, nó cứng như cái đòn càn chứ!
Thầy sờ tai bảo:
- Ðâu có! Nó to bè bè như cái quạt thôi!
Thầy sờ chân cãi lại:
- Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột nhà!
Thầy sờ đuôi lại nói:
- Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.

Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toạc đầu, chảy máu. Con người vốn như thế, vốn cũng chỉ nhìn sự việc một cách phiến diện mang màu sắc chủ quan của mỗi cá nhân, chúng ta gán gép sự việc đó bằng những niềm tin thiên lệch. Điều này khiến chúng ta bỏ lỡ đi cơ hội để khám phá nhiều hơn những ý tưởng mới, cũng chính điều này khiến chúng ta trở thành người nóng tính và có thể đưa ra những quyết định hồ đồ. Vậy làm thế nào để chúng ta sẵn sàng tiếp thu những ý tưởng mới, những điều khác thậm trí trái ngược hoàn toàn với niềm tin và sự hiểu biết của ta?

Có một câu nói rất hay để nói về sự hiểu biết của con người : “Điều ta không biết là vô hạn, điều ta biết chỉ là hữu hạn”. Khi chúng ta thật sự nhận thức vấn đề theo cách nghĩ đó chúng ta dễ chấp nhận hơn những gì người khác nói. Và thay vì chúng ta khẳng định : điều này sai! Chúng ta sẽ biết cách đặt câu hỏi : Điều này có hợp lý không? Tại sao mọi người lại có suy ngĩ như vậy? điều này còn ý nghĩa gì khác không? Đặt mình vào vị trí của người khác, xem xét quan điểm theo nhiều góc độ khác nhau là cách để chúng ta mở rộng thêm hiểu biết của mình và sẽ giảm bớt đi tính nóng. Hãy bao dung bạn sẽ hiểu được cả thế giới.


Nguồn: saga.vn
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Em ủng hộ bác hết mình, chúc bác thành công..........................................................
 
Back
Bên trên