Làm việc đến năm 35 tuổi vẫn chưa từng được thăng chức: 3 cái bẫy chết người ai cũng nên tránh để sự nghiệp thuận lợi hơn

  • Bắt đầu Bắt đầu emcocghe
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

emcocghe

Super Moderator
Super Mod
Nếu bạn muốn trở thành một người tốt thuần túy thì đừng mong trở thành một nhà lãnh đạo, còn nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo, bạn phải học cách kiên quyết, thậm chí "tàn nhẫn"!


Làm việc đến năm 35 tuổi vẫn chưa từng được thăng chức: 3 cái bẫy chết người ai cũng nên tránh để sự nghiệp thuận lợi hơn



E
mirny Ibera, giáo sư tại Harvard Business school, đã từng viết một cuốn sách có tên Cái bẫy quyền lực. Cuốn sách nêu ví dụ về một nhân viên làm việc rất tốt nhưng sếp không đồng ý cho thăng chức và liệt kê 3 chiếc bẫy lớn giết chết tiền đồ của bạn. Đó là: bẫy khả năng, bẫy hiện thực và bẫy mối quan hệ.

1. Bẫy khả năng: Sở trường của bạn đôi khi lại kéo bạn xuống hố sâu

Tôi đã rất ấn tượng bởi những điều mình chứng kiến trong quá trình làm việc ở bộ phận quản lý bán hàng trong một doanh nghiệp lớn trong hơn một thập kỷ.
Khoảng 10 năm trước, tôi là quản lý bán hàng và quản lý 5 đội bán hàng. Có một vị trí trưởng nhóm của một trong 5 nhóm đang bị trống. Đây là một vị trí tuy nhỏ, nhưng nó là sợi dây duy nhất để quản lý bán hàng. Thế là mọi người dốc hết sức mong được vào vị trí trống này. Cô Châu là một trong số đó.
Cô ấy 35 tuổi và đã có 10 năm kinh nghiệm trong nghề sale. Doanh số của cô luôn luôn đứng đầu trong phòng sale và người tận tâm nhất mà tôi từng gặp. Sự tỉ mỉ và chu đáo của cô không ai sánh được, đến nỗi sếp của đối tác của công ty phải vỗ bàn và nói rằng cô sinh ra là để làm nghề này vậy. Với kinh nghiệm này, khả năng này, tinh thần này, liệu cô có được chọn làm giám sát bán hàng không?

Tôi đã nghĩ cô có thể được chọn vào thời điểm đó, vì vậy tôi đã viết một email cho cấp trên của mình. Theo quy định, cô Châu được bổ nhiệm làm giám sát thực tập sinh trong thời gian sáu tháng. Tôi là người quản lý bán hàng, nhưng đây chỉ là đề xuất của tôi. Quyết định cuối thuộc về phó tổng giám đốc chi nhánh. Cuối cùng anh ấy đã quyết định: "Tôi không đồng ý."

Tôi hơi ngạc nhiên xen lẫn một chút tức giận. Tôi không hiểu tại sao một nhân viên tốt như vậy không được thăng chức. Phó tổng giải thích: Điều đó chỉ chứng tỏ rằng khả năng kinh doanh của cô ấy rất giỏi, không có nghĩa là cô ấy có khả năng quản lý giỏi. Câu này, như một nhận xét kết luận: "Là một người quản lý, đặt đúng người vào đúng chỗ, bạn phải nhìn về tương lai, không nên nhìn chằm chằm vào quá khứ".

Kết quả này đã phần nào lật đổ hi vọng của tôi cũng như cô Châu. Nhưng bây giờ, câu nói này đã đúng.

Từ quan điểm tình cảm, tôi hi vọng rằng cô Châu sẽ được thăng chức. Cô ấy rất chăm chỉ, tận tâm và doanh số cao. Tuy nhiên, suy nghĩ kĩ lại, đây chỉ là bằng chứng về những thành tựu mà cô ấy đã đạt được trong quá khứ. Điều đó không có nghĩa là cô ấy có thể làm tốt hơn ở vị trí cao hơn. Tôi đã từng nhắc nhở cô ấy về những nhiệm vụ quan trọng hơn. Nhưng cô ấy vẫn chỉ chằm chằm vào công việc sale của riêng mình, cô ấy luôn bận rộn với một số việc nhỏ cụ thể mỗi ngày thay vì học cách làm những việc quan trọng hơn. Ngay cả một email liên lạc đơn giản cũng không viết ra được để gửi cho sếp hay khách hàng. Bạn nói rằng cô ấy có thể kham nổi vị trí còn trống?

Các thành viên trong nhóm sẽ không phát triển, hiệu suất nhóm sẽ không tăng và không có hành động quản lý thực tế. Cô ấy chỉ đắm chìm trong doanh số rất cao của chính cô mà chẳng biết gì khác. Cuối cùng, cô rơi vào "cái bẫy khả năng".

Cuốn sách "Bẫy khả năng" nói rằng: Mọi người dễ đam mê làm những gì họ giỏi nhất và làm những việc cho chúng ta cảm giác đạt thành tựu cao hơn, chưa kể rằng họ rất có khả năng, và đó là chìa khóa cho thành công trong quá khứ của họ. Bạn cũng nên hiểu rằng "năng lực" không phải là một cái bẫy và năng lực đem lại cho bạn cảm giác an toàn.

Giống như cô Châu phục vụ khách hàng, cô ấy có rất nhiều lời khen ngợi và có thể nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Cảm giác an toàn này rất khó để từ bỏ. Còn công việc quản lý, đối với cô, có thể đầy bất trắc. Làm thế nào để đặt hàng? Cô ấy nên làm gì nếu nó không phù hợp? Làm thế nào để quản lý nhân viên? Buông lỏng sẽ bị phê bình, còn nghiêm quá thì bị ghét và có lời không hay. Chính sách khuyến khích được thực hiện như thế nào? Nếu các thành viên không hài lòng thì sao?... Tất cả điều này là quá rối, khiến bạn không thoải mái. Đây là mấu chốt của "bẫy khả năng."

Vậy làm thế nào để tránh cái bẫy này?

Bạn phải cư xử như một nhà lãnh đạo để bạn thực sự có thể trở thành sếp trong tương lai.

Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo thành công, bạn cần hiểu một nhà lãnh đạo giỏi sẽ phải làm gì. Sau đó, nhảy ra khỏi vùng thoải mái của bạn, bắt chước thay đổi bản thân bằng hành vi. Nhận thức và thói quen của bạn cũng sẽ thay đổi.

Làm việc đến năm 35 tuổi vẫn chưa từng được thăng chức: 3 cái bẫy chết người ai cũng nên tránh để sự nghiệp thuận lợi hơn - Ảnh 1.

2. Bẫy hiện thực

Ibera, tác giả của "Bẫy khả năng", đã kể về kinh nghiệm cá nhân của riêng mình. Khi cô lần đầu tiên đến Đại học Harvard để dạy lớp MBA, cô đã rơi vào cái bẫy này. Cô luôn cảm thấy kiến thức là một vấn đề rất quan trọng. Vì vậy cách giảng bài rất truyền thống, giống như hồi bạn học tiểu học, kiến thức được truyền đạt rất khô khan nên cô đã dạy theo một cách khác biệt với cách truyền thống. Tuy nhiên, những sinh viên MBA Harvard đã không làm theo cách mà Ibera đã dạy. Họ cảm thấy rằng cô nhàm chán và đánh giá thấp tài năng của cô ấy.

Ibera bị ảnh hưởng nặng nề và đi gặp các giáo sư nổi tiếng. Cô đến một lố học để tìm giáo sư nhưng điều làm cô ngạc nhiên là các giáo sư dường như không ở trong lớp, mà họ tổ chức lớp học như một chương trình tạp kỹ hơn. Khóa học có đầy đủ các trò chơi tương tác lẫn nhau, giáo sư cũng giống như một nhà diễn thuyết trò chuyện khiến tất cả sinh viên đều vui vẻ. Nhưng cô lại quyết định tiếp tục phong cách nghiêm túc của cô. Tuy nhiên, kết quả là đánh giá thấp ngày càng nhiều. Cuối cùng cô nhận ra rằng mình đã rơi vào cái bẫy của chính thiết kế của mình.

Cô quyết định thay đổi và tăng tương tác với các học sinh. Khóa học cũng được xen kẽ với văn học để thêm sự thú vị. Cô ấy hạn chế đứng trên bục giảng và thường đi xuống và đi đến giữa ghế học sinh để giao tiếp với họ. Hiệu ứng lớp học đã trở nên rất tốt và đánh giá của học sinh đã thay đổi hoàn toàn. Cách cô ấy từng coi thường lớp học cũng nhắc nhở cô về nhận thức của mình: Vui vẻ, có thể khiến học sinh tiếp thu kiến thức nhiều hơn, còn nhàm chán, chỉ khiến học sinh tự hỏi: "Hết tiết chưa?"
Một ví dụ khác, nhiều người vừa bước vào vị trí lãnh đạo thường thiếu tự tin. Hoặc có thể do họ đi lên từ vạch xuất phát nên có sự đồng cảm với người khác khiến họ trở thành "Bồ Tát sống". Họ cảm thấy tội lỗi khi quản lí người khác. Họ tin rằng đối xử chân thành với nhau, họ có thể nhận lại sự ấm áp của phía bên kia.

Tuy nhiên, bản chất con người phức tạp hơn, không phải bạn cứ tốt với người khác thì người khác sẽ thật lòng tốt lại với bạn. Cũng giống như bạn hi vọng sư tử không ăn thịt bạn vì bạn không ăn thịt sư tử nhưng bạn không ăn thịt sư tử là chuyện của bạn còn sư tử có ăn thịt bạn không lại là một chuyện khác. Kết quả là ngày càng có nhiều "đứa con" trên vai bạn, còn bạn thậm chí sẽ trở thành bảo mẫu cho gia đình. Do đó, nếu bạn muốn trở thành một người tốt thuần túy thì đừng mong trở thành một nhà lãnh đạo, còn nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo, bạn phải học cách kiên quyết. Đây chỉ là một trường hợp điển hình của bẫy thực tế.

Làm việc đến năm 35 tuổi vẫn chưa từng được thăng chức: 3 cái bẫy chết người ai cũng nên tránh để sự nghiệp thuận lợi hơn - Ảnh 2.

3. Bẫy mối quan hệ

Đừng để mối quan hệ giữa người với người trở thành rào cản của bạn.

Khi nói đến việc tham gia vào các mối quan hệ, điều này tự nhiên bị nhiều người từ chối. Họ cảm thấy rằng họ đang cố quản lý các kết nối của chính mình, rất nhượng bộ và đạo đức giả. Nhiều người trẻ nuôi tham vọng chỉ cần rèn luyện bản thân và coi thường các mối quan hệ bên ngoài. Tuy nhiên, sự thật sẽ tát vào mặt bạn một cái thật đau đấy.

Giáo sư Granovetter của Stanford đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người với nhau. Ông thấy rằng người giàu và người nghèo có sự khác biệt lớn trong cấu trúc kết nối của họ. Hầu hết người nghèo không giỏi mở rộng kết nối của họ. Những người thường tương tác với nhau là những người trong vòng tròn của riêng họ, chẳng hạn như hàng xóm, người thân và đồng nghiệp của họ. Còn cấu trúc mạng lưới của những người giàu có rất đa dạng, từ công an, luật sư, giám đốc, hội con nhà giàu, hàng xóm,... kiểu người nào cũng có, ngành nghề nào họ cũng quen. Khi người giàu cần là có mặt. Còn người nghèo cảm thấy rằng, mình thấp cổ bé họng nên chẳng nhờ cậy được ai vì hàng xóm, đồng nghiệp mình cũng như mình, còn những đồng nghiệp khá hơn lại chẳng thể giúp mình do họ chơi với người giàu hết cả rồi. Bởi vì những người bạn biết là những người có chung trải nghiệm, cùng ý tưởng và cùng thói quen. Còn người giàu quan hệ rộng nên thông tin và ý tưởng mà người giàu thu thập được sẽ phong phú hơn. Họ cũng có thể liên kết đến các nguồn lực tốt hơn, mang lại cơ hội kinh doanh cho họ.


Xuân Thảo
Theo Trí Thức Trẻ

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Back
Bên trên