Làm thế nào để thu hồi nợ quá hạn nhanh?

maintelnet

Verified Banker
Chào các Mem ! Mình đang làm trong mảng thu hồi nợ vay quá hạn và nợ tiềm ẩn. Trong bối cảnh mà nợ quá hạn đang gia tăng từng ngày do công tác cho vay ồ ạt của những năm 2009-2010 và do thời cuộc kinh tế khó khăn như hiện nay. Minh thấy mỗi một ông khách hàng nợ quá hạn chẳng ông nào giống ông nào. Có ông chỉ cần tới đôn đốc, động viên là họ bán nhà đi trả nợ ngay, nhưng có người kể cả mang đơn đi kiện họ rồi, họ cũng chẳng sợ. Lắm lúc cả ngày đi làm việc với hết khách hàng này tới khách hàng khác nhưng không thu được kết quả gì, nhưng có ngày chẳng làm gì có người mang tiền tới trả. Vì vậy minh mạo muội mở Topic này rất mong những ACE cùng nghề chia sẻ chút kinh nghiệm trong lĩnh vực đòi nợ này. Rất mong mọi người chia sẻ !
 
1 vấn đề luôn trở thành câu hỏi lớn cho bất kỳ nhân viên tín dụng nào hiện nay :))

Cái này thì phải linh hoạt tùy từng hoàn cảnh thôi.
 
Thực ra dù sao nó cũng phải có một điểm gì đó chung chứ.
Bên mình hiện có đã có 1 quy trình xử lý từ lúc trễ hạn cho tới khi khởi kiện hoàn tất.
Trong đó phân định theo thời gian: từ 1-60 ngày đầu: đôn đốc, giảm lãi, cho vay thêm hoặc yêu cầu KH giảm hàng tồn kho, thanh lý tài sản - hàng hóa để giảm dư nợ..
Từ 61-90 đôn đốc, kết hợp củng cố hồ sơ pháp lý.
Từ 91-120 khởi kiện để đạt bản án.
Từ 121 - ... thi hành án ....
không biết bên bạn thế nào ?
 
Đó là quy trình chung thôi, chứ xử lý nợ quá hạn là cả một nghệ thuật, nhiều khi trên hợp đồng ghi rành rành có lợi cho ngân hàng nhưng mà KH chi tiền cho tòa án mạnh tay 1 tí là lật được hết. Hồi trước có trường hợp là Hợp đồng thế chấp ghi rõ ràng là "nghĩa vụ được bảo đảm cho cả dư nợ gốc và các khoản lãi, lãi phạt, nghĩa vụ tài chính phát sinh, bla bla bla..." như trên các hợp đồng thế chấp vẫn ghi bình thường mà khách hàng làm vèo 1 cái là ngân hàng chỉ được phép thu hồi nợ gốc chứ không được thu lãi, vậy mà bên tòa cũng xử ngân hàng thua kiện thẳng mặt luôn. Còn nhiều trường hợp khác hay ho lắm kìa. Cho nên đừng có trông mong đến cái lượt ra tòa, ai chi tiền nhiều cho bên tòa án thì bên đó thắng thôi, ráng mềm dẻo để dụ KH trả nợ trước khi mò tới tòa.
 
Bạn chia sẻ một vài kinh nghiệm xử lý hồ sơ tại Tòa được không? bên mình đang có 1 trường hợp như sau, xin tư vấn anh chị em: 2 vợ chồng KH vay vốn để bổ sung vốn mua tàu cá phục vụ khai thác thủy sản. Nhu cầu vay vốn 500M, mục đích vay: bổ sung vốn mua 1 tàu cá(400M) và bổ sung vốn xây kho đông lạnh (100M). TS thế chấp là BĐS định giá lúc vay là 900.Sau 1 năm trả nợ đều đặn, kh bắt đầu suy giảm khả năng trả nợ và phát sinh Nợ quá hạn. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do công việc khai thác thủy sản trên biển bị thất thu, kho động lạnh phục vụ lưu trữ cá do không có kinh nghiệm nên việc quản lý - sử dụng không hiệu quả. Khi phát sinh NQH ngân hàng nhiều lần xuống động viên gia đình thu xếp hàng tháng trả giảm dư nợ (ưu tiên cắt giảm vào gốc). thế nhưng do việc kinh doanh thua lỗ, khách hàng tìm cách tháo gỡ = cách vay nợ ngoài với lãi suất quá cao - nợ ngoài 600M lãi 4K/ngày/1M. Cả gia đình không còn cách nào khác phải chuyển ra ngoài khu bè cá ngoài vịnh Hạ Long để tránh nợ (cụ thể hơn là để trốn nợ). BĐS thế chấp thì gán cho chủ nợ = giấy viết tay. Ngân hàng cũng đã nhiều lần xuống bè cá kiểm tra đánh giá hoạt động khai thác đánh bắt, khách hàng cũng cam kết nhiều lần sẽ trả dần. Thế nhưng đã mấy tháng nay vẫn không trả đồng nào. Với lý do: đánh bắt chỉ đủ chi phí tiền dầu, đá, trả công thợ thuyền.
Khổ một nỗi BĐS giờ định giá chỉ được 350M và rất khó bán, gia cảnh KH lại rất khó khăn, bố đau tim - ốm và mới mất do các con nợ ngoài tới đòi riết quá. Bây giờ chẳng lẽ lại tới việc Ngân hàng vác đơn đi kiện thì thật là cực không đành. Mà động viên thì khách hàng cứ khất nần khất lượt và có thái độ phớt lờ do đất đai giờ đã gán hết nợ lần cho chủ nợ rồi. Anh em nào có hướng giải quyết cho tình huống này xin chỉ giáo vài chiêu.
 
Bạn chia sẻ một vài kinh nghiệm xử lý hồ sơ tại Tòa được không? bên mình đang có 1 trường hợp như sau, xin tư vấn anh chị em: 2 vợ chồng KH vay vốn để bổ sung vốn mua tàu cá phục vụ khai thác thủy sản. Nhu cầu vay vốn 500M, mục đích vay: bổ sung vốn mua 1 tàu cá(400M) và bổ sung vốn xây kho đông lạnh (100M). TS thế chấp là BĐS định giá lúc vay là 900.Sau 1 năm trả nợ đều đặn, kh bắt đầu suy giảm khả năng trả nợ và phát sinh Nợ quá hạn. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do công việc khai thác thủy sản trên biển bị thất thu, kho động lạnh phục vụ lưu trữ cá do không có kinh nghiệm nên việc quản lý - sử dụng không hiệu quả. Khi phát sinh NQH ngân hàng nhiều lần xuống động viên gia đình thu xếp hàng tháng trả giảm dư nợ (ưu tiên cắt giảm vào gốc). thế nhưng do việc kinh doanh thua lỗ, khách hàng tìm cách tháo gỡ = cách vay nợ ngoài với lãi suất quá cao - nợ ngoài 600M lãi 4K/ngày/1M. Cả gia đình không còn cách nào khác phải chuyển ra ngoài khu bè cá ngoài vịnh Hạ Long để tránh nợ (cụ thể hơn là để trốn nợ). BĐS thế chấp thì gán cho chủ nợ = giấy viết tay. Ngân hàng cũng đã nhiều lần xuống bè cá kiểm tra đánh giá hoạt động khai thác đánh bắt, khách hàng cũng cam kết nhiều lần sẽ trả dần. Thế nhưng đã mấy tháng nay vẫn không trả đồng nào. Với lý do: đánh bắt chỉ đủ chi phí tiền dầu, đá, trả công thợ thuyền.
Khổ một nỗi BĐS giờ định giá chỉ được 350M và rất khó bán, gia cảnh KH lại rất khó khăn, bố đau tim - ốm và mới mất do các con nợ ngoài tới đòi riết quá. Bây giờ chẳng lẽ lại tới việc Ngân hàng vác đơn đi kiện thì thật là cực không đành. Mà động viên thì khách hàng cứ khất nần khất lượt và có thái độ phớt lờ do đất đai giờ đã gán hết nợ lần cho chủ nợ rồi. Anh em nào có hướng giải quyết cho tình huống này xin chỉ giáo vài chiêu.


--bên bạn có đội định giá TSĐB ko mà sau 1 năm TSĐB rớt giá kinh thế ?
bên mình có TT Thẩm định họ thẩm định kỹ lắm...sau 1 năm nó vẫn đảm bảo dư nợ hiện tại
Cái này vụ này mình chưa từng gặp nhưng đã xử và thu hồi 1 món nợ xấu (vay mua ô tô của doanh nghiệp.)

Nói chung gặp mấy món này ...mất ăn mất ngủ...mền, rắn, dọa dẫm, nhờ cả bố mẹ ông khách ấy, ...
 
BĐS thế chấp thì gán cho chủ nợ = giấy viết tay. Ngân hàng cũng đã nhiều lần xuống bè cá kiểm tra đánh giá hoạt động khai thác đánh bắt, khách hàng cũng cam kết nhiều lần sẽ trả dần. Thế nhưng đã mấy tháng nay vẫn không trả đồng nào. Với lý do: đánh bắt chỉ đủ chi phí tiền dầu, đá, trả công thợ thuyền.
Khổ một nỗi BĐS giờ định giá chỉ được 350M và rất khó bán
.

1. Trường hợp BĐS đang thế chấp tại ngân hàng mà khách hàng vẫn đi cầm cố thế chấp cho bên thứ ba thì có dấu hiệu lừa đảo rồi bạn à. Tuy nhiên nếu tranh chấp thì quyên ưu tiên vẫn thuộc về ngân hàng, xét về thời gian ký kết hợp đồng thế chấp và thời gian đăng ký GDĐB.
2. Trường hợp BĐS không đủ giá trị đảm bảo, ngân hàng cần xác định thêm các tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng để truy thu phần thiếu hụt.
 
Với vụ như trên thì có cả sai phạm của QHKH nữa nên mới nông nỗi này.
Ai dè, cho một anh nông dân mới tập kinh doanh vay những 4-500 triệu, trong khi kinh nghiệm kinh doanh, tích sản chẳng có gì. Đã thế anh khách hàng này lại còn không biết chữ nữa chứ.
Hu hu. Có ai gặp trường hợp khách hàng nợ xấu mà không biết chữ không?
Không biết đem ra Tòa, thì Ngân hàng có bị tuyên thua kiện không nhỉ?
 
Kinh nghiệm là khép hồ sơ thật kín hết sức có thể. để đến lúc xẩy ra chuyện thì bản thân bị thiệt hại ít nhất :D
 
Agribank Tuyển Dụng 2024

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,586
Số bình luận
528,101
Tổng số thành viên
352,709
Thành viên mới nhất
saokebuzz1
Back
Bên trên