cocghe266
Administrator
Thông thường, chức vụ càng cao thu nhập càng nhiều. Tuy nhiên, có những trường hợp vị trí cao không hề tỉ lệ thuận với mức lương, đơn giản vì làm sếp ở công ty nhỏ lương thưởng chưa chắc đã bằng một “chú lính” ở công ty lớn. Bạn sẽ chọn gì giữa quyền lực và thu nhập?
Hẳn không ít người đã hơn một lần băn khoăn lựa chọn việc làm sếp ở công ty nhỏ hay làm “lính” ở công ty lớn. Bên cạnh quyền lực hay thu nhập, sự lựa chọn của bạn sẽ còn mang lại những giá trị thực tế khác.
“Sếp” của “Người tí hon”
Dù là sếp, lương cũng như các khoản trợ cấp khác của bạn ở công ty “tí hon” có thể sẽ thấp hơn nhân viên các công ty lớn do doanh thu và lợi nhuận thấp. Hơn nữa, một số doanh nghiệp nhỏ thường thiếu bề dày kinh nghiệm và cơ cấu chặt chẽ, điều này khó đảm bảo cho bạn một công việc ổn định. Cũng phải chấp nhận khả năng bạn có thể bị “kém thế” hơn sếp hoặc thậm chí, nhân viên ở những công ty lớn.
Tuy nhiên, theo một góc nhìn khác, khi làm việc cho các doanh nghiệp nhỏ, bạn sẽ đảm trách nhiều nhiệm vụ khác nhau, có cơ hội chứng tỏ năng lực bản thân. Khi làm sếp, bạn sẽ được chủ động giải quyết vấn đề lớn nhỏ của công ty và nắm trong tay quyền điều hành cả đội ngũ nhân viên (dù ít). Ngoài ra, bạn sẽ tích lũy được nhiều kỹ năng mới trong công việc, cũng như có môi trường phù hợp để rèn luyện phương pháp quản lý và khả năng lãnh đạo.
“Lính” của “Gã khổng lồ”
Tính ổn định, các khoản thu nhập tương đối tốt, cùng rất nhiều cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng, phát triển sự nghiệp của mình – đấy là những ưu điểm khi bạn “đầu quân” cho một “gã khổng lồ” nào đấy. Bạn cũng sẽ học hỏi được rất nhiều về sự chuyên nghiệp trong cách tổ chức công việc ở một công ty lớn. Ngoài ra, là nhân viên của một công ty “hàng hiệu” kể cũng “oai”!
Tuy nhiên, mặt trái của sự “oai phong” chính là mức độ áp lực công việc khá cao. Quỹ thời gian nghỉ ngơi quý báu của bạn sẽ nhanh chóng bị rút gọn khi bạn “tối mắt tối mũi” quay vòng với lịch làm việc dày đặc, đó là chưa kể việc đôi lúc bạn còn phải đương đầu với sự cạnh tranh khá gay gắt từ đồng nghiệp.
Bạn sẽ chọn làm gì?
“Sếp” ở công ty nhỏ và “lính” ở công ty lớn, vị trí nào nào phù hợp với bạn nhất? Điều đó phụ thuộc vào tính cách, khả năng, sở thích và kinh nghiệm của bạn.
Nếu làm sếp, bạn sẽ có uy quyền hơn, nhưng đồng thời trách nhiệm cũng sẽ nặng nề hơn. “Làm sếp khó đấy, phải đâu chuyện đùa”, bởi những quyết định bạn đưa ra ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của công ty. Do đó, để trở thành người sếp giỏi, bạn cần phải có thực lực, kiến thức rộng, khả năng phân tích, đánh giá sắc bén và tầm nhìn xa.
Ngược lại, có thể hiện tại bạn chọn cách “ẩn mình” trong công ty lớn để thu thập kinh nghiệm cho nấc thang mới – trở thành sếp cho công ty của riêng bạn, hoặc củng cố khả năng lãnh đạo ở công ty nhỏ, rồi bất ngờ một ngày đẹp trời, bạn đứng vào vị trí chủ chốt tại một “gã khổng lồ” danh tiếng. Những bước đệm ấy là một phần rất quan trọng trong tiến trình sự nghiệp của bạn.
Điều quan trọng hơn cả không phải là chuyện làm sếp hay “lính” mà là chọn công việc phù hợp nhất và bạn thật sự đam mê để qua đó, bạn có thể phát huy hết “nội lực”. Một khi đã xác định rõ con đường của mình, bạn hẳn sẽ không còn vướng bận bởi nỗi băn khoăn chọn lựa giữa “lính” và sếp.
(Sưu tầm)
Hẳn không ít người đã hơn một lần băn khoăn lựa chọn việc làm sếp ở công ty nhỏ hay làm “lính” ở công ty lớn. Bên cạnh quyền lực hay thu nhập, sự lựa chọn của bạn sẽ còn mang lại những giá trị thực tế khác.
“Sếp” của “Người tí hon”
Dù là sếp, lương cũng như các khoản trợ cấp khác của bạn ở công ty “tí hon” có thể sẽ thấp hơn nhân viên các công ty lớn do doanh thu và lợi nhuận thấp. Hơn nữa, một số doanh nghiệp nhỏ thường thiếu bề dày kinh nghiệm và cơ cấu chặt chẽ, điều này khó đảm bảo cho bạn một công việc ổn định. Cũng phải chấp nhận khả năng bạn có thể bị “kém thế” hơn sếp hoặc thậm chí, nhân viên ở những công ty lớn.
Tuy nhiên, theo một góc nhìn khác, khi làm việc cho các doanh nghiệp nhỏ, bạn sẽ đảm trách nhiều nhiệm vụ khác nhau, có cơ hội chứng tỏ năng lực bản thân. Khi làm sếp, bạn sẽ được chủ động giải quyết vấn đề lớn nhỏ của công ty và nắm trong tay quyền điều hành cả đội ngũ nhân viên (dù ít). Ngoài ra, bạn sẽ tích lũy được nhiều kỹ năng mới trong công việc, cũng như có môi trường phù hợp để rèn luyện phương pháp quản lý và khả năng lãnh đạo.
“Lính” của “Gã khổng lồ”
Tính ổn định, các khoản thu nhập tương đối tốt, cùng rất nhiều cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng, phát triển sự nghiệp của mình – đấy là những ưu điểm khi bạn “đầu quân” cho một “gã khổng lồ” nào đấy. Bạn cũng sẽ học hỏi được rất nhiều về sự chuyên nghiệp trong cách tổ chức công việc ở một công ty lớn. Ngoài ra, là nhân viên của một công ty “hàng hiệu” kể cũng “oai”!
Tuy nhiên, mặt trái của sự “oai phong” chính là mức độ áp lực công việc khá cao. Quỹ thời gian nghỉ ngơi quý báu của bạn sẽ nhanh chóng bị rút gọn khi bạn “tối mắt tối mũi” quay vòng với lịch làm việc dày đặc, đó là chưa kể việc đôi lúc bạn còn phải đương đầu với sự cạnh tranh khá gay gắt từ đồng nghiệp.
Bạn sẽ chọn làm gì?
“Sếp” ở công ty nhỏ và “lính” ở công ty lớn, vị trí nào nào phù hợp với bạn nhất? Điều đó phụ thuộc vào tính cách, khả năng, sở thích và kinh nghiệm của bạn.
Nếu làm sếp, bạn sẽ có uy quyền hơn, nhưng đồng thời trách nhiệm cũng sẽ nặng nề hơn. “Làm sếp khó đấy, phải đâu chuyện đùa”, bởi những quyết định bạn đưa ra ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của công ty. Do đó, để trở thành người sếp giỏi, bạn cần phải có thực lực, kiến thức rộng, khả năng phân tích, đánh giá sắc bén và tầm nhìn xa.
Ngược lại, có thể hiện tại bạn chọn cách “ẩn mình” trong công ty lớn để thu thập kinh nghiệm cho nấc thang mới – trở thành sếp cho công ty của riêng bạn, hoặc củng cố khả năng lãnh đạo ở công ty nhỏ, rồi bất ngờ một ngày đẹp trời, bạn đứng vào vị trí chủ chốt tại một “gã khổng lồ” danh tiếng. Những bước đệm ấy là một phần rất quan trọng trong tiến trình sự nghiệp của bạn.
Điều quan trọng hơn cả không phải là chuyện làm sếp hay “lính” mà là chọn công việc phù hợp nhất và bạn thật sự đam mê để qua đó, bạn có thể phát huy hết “nội lực”. Một khi đã xác định rõ con đường của mình, bạn hẳn sẽ không còn vướng bận bởi nỗi băn khoăn chọn lựa giữa “lính” và sếp.
(Sưu tầm)