Làm gì khi TSĐB là xe của khách hàng mất tích

maintelnet

Verified Banker
Anh chị em làm Bank cho mình hỏi chút: trường hợp cho vay mua xe ô tô mà TSĐB là chính chiếc xe đó, bây giờ khách hàng quay ra không hợp tác trả nợ, xe thì tẩu tán đi đâu mất tiêu kô sao mà truy tìm được, đã nhờ công an nhưng họ nói không tìm ra. bằng chứng để truy tố hành vi tẩu tán của khách hàng thì chỉ là các biên bản làm việc ghi nhận việc KH không xuất trình được tài sản thôi, thằng cha KH này không chịu khai nhận đã bán hoặc cầm cố tại đâu, cũng không cung cấp xe hiện trạng như thế nào? ông ta chỉ nói thách Ngân hàng đi kiện.

Chài ơi, đúng là Pháp luật vô biên. Xin anh em cho tư vấn hướng xử lý
 
Ngày xưa, ấn tượng là bên SCB có đăng nguyên 1 cái thông báo trên báo Tuổi Trẻ thì phải, đăng tìm xe đang thế chấp tại ngân hàng, ai mà biết đâu chỉ dùm, sẽ được hoa hồng này nọ.

Còn cái kiểu này, thì chỉ biết nhờ Luật sư tư vấn đưa vào cái tội gì, rồi mới làm đơn khởi kiện. Vì ổng thách thì mình làm. Chứ giờ quỳ lại ổng hả, đã chơi thì chơi luôn chứ sao giờ, người ta có ý muốn chơi ngân hàng rồi.

Ngày xưa phải chi lén gắn con Chip cài GPS, để sao này mở lên còn biết định vị nó nằm nơi mô. Giờ tìm bằng con mắt, với Việt Nam, chuyện đó khó như chuyện bắt cái thang lên trời, hỏi ông Ngọc Hoàng có thật không?

Còn không, sao khi đi nghe tư vấn của Luật sư, nắm chắc Luật, mình nói chuyện với ông khách hàng, nếu ông không hợp tác, ông sẽ bị tội này, tội này, coi ổng sợ không.....còn "chai" quá thì "trảm" đi........
 
Mình cũng tư vấn qua mấy ông luật rồi, ổng nói mấy cái biên bản này chưa đủ căn cứ để khẳng định người ta tẩu tán tài sản, do đó chưa tố cáo hình sự được. Còn nếu khởi kiện ra tòa dân sự thì cũng không ăn thua gì, vì sau khi có bản án cơ quan thi hành án cũng yêu cầu mình phải xác định xe đang ở đâu thì mới thi hành được.

Chài ơi , sao cái pháp luật của CHXHCN Việt Nam mình lại bảo vệ kẻ xấu xa thế này.
 
Ôi trời, trường hợp này quá khó. Hồi dạo trước mình cũng gặp trường hợp đấy, cho vay thế chấp tài sản là máy xúc, ô tô, về sau nó tẩu tán hết, tìm mỏi mắt, đến làm việc rầm rập cả hội đồng. Cuối cùng gần như bế tắc thì nó vác tiền đến trả hết nợ. Trời phật phù hộ. [-O<
 
Gắn chíp chỉ tổ mất chíp thôi bác ơi :)) cho vay tài sản đảm bảo là oto, máy móc thật nguy hiểm. Nó tháo cái quái gì ra mình chẳng biết...thật nguy hiểm, nguy hiểm!!!!

- - - Updated - - -

Thằng khách hàng này kinh nhỉ, chắc nó nghiên cứu chán rồi mới dám thách ngân hàng như thế? Các anh chị có phương án gì giải quyết nó không :(
 
Nói chung là vẫn phải tìm ra xe thì mới xử được, hoặc có bằng chứng là khách hàng cố ý giấu tài sản. Bên mình cũng có trường hợp khách hàng bỏ trốn và giấu TSĐB, sau gần 1 năm thì nghe tin xe ở trong Đồng Nai, còn khách hàng thì vẫn lặn mất tăm, đang chuẩn bị khởi kiện... :(
 
Theo mình thì trước mắt báo với cơ quan công an vv xe bị mất, nhờ họ phong tỏa khả năng xe được mua bán. Sau đó vận động khách hàng phối hợp tìm lại xe, đơn giản vì chiếc xe đó sẽ không thể lưu hành được. Công nhận tình huống nan giải thật.hihi
 
Chào bạn,
Theo tôi trường hợp của bạn nên xem lại trước đây Bank đã phong tỏa tài sản tại Phong cảnh sát giao thông địa phương chưa? hay bank có đăng ký trung tâm đăng ký giao dịch tài sản chưa (vì TT sẽ phong tỏa giúp Bank).
Nếu chưa thì hãy làm nhanh kẻo nó đã mất hoặc sẽ mất thật đấy

Bên cạnh đó, ta cũng nên xem xét:
- Khách hàng có thanh toán lãi + gốc đúng, đủ ko?
- Đánh giá khả năng trả nợ và thực hiện việc trả nợ của khách hàng trong tương lại ntn?
- Bank của bạn có giữ Giấy đăng ký xe và Giấy chứng nhận bảo hiểm vật chất xe ko? (Vì có liên quan đến NĐ 11/2012 nữa)
- Gửi ngay một công văn đi đến các Phòng cảnh sát giao thông các tỉnh, TP (giống như SCB vậy) để tìm tài sản bảo tiền vay của bank mình.


Ngoài ra, bạn xem trong HĐTD và HĐBĐTV có nội dung kiểm tra tài sản bảo đảm ko? hoặc trình diện tài sản bảo đảm khi bank cần ko? (Hợp đồng của Bank tui làm có nội dung này)
Nếu khách hàng ko trình tài sản bảo đảm để bank kiểm tra thì coi như vi phạm cam kết. Yêu cầu thay đổi tài sản bảo đảm tiền vay hoặc ....---> xử đẹp luôn (You thích Bank chiều), cho You gặp Tòa án luôn.

Chúc bạn nhanh tìm lại được tài sản cho Bank.
 
Àh, nếu kiện ra Tòa thì Bank bạn nên đưa thêm điều kiện vào mục yêu cầu Tòa:
1. Trả nợ
2. Kê biên tài sản của khách hàng để thi hành án nếu ko trả được nợ cho Bank

Ít ra cũng hành hạ dạng khách hàng này THÀNH LOẠI VÔ SẢN (trừ trường hợp khách hàng tẩu tán trước)

Chúc bạn thành công
 
Back
Bên trên