Làm gì khi chán việc làm ?

stylenew1114

Thành viên mới
Theo một nghiên cứu của Hội quản lý nhân sự (SHRM) Mỹ, chỉ có khoảng 29% những người đang làm việc từ độ tuổi 31 đến 61 thực sự hài lòng với công việc của mình. Số còn lại ở mức “bình thường” hoặc không hài lòng chút nào với việc làm.



Làm-khi-chán-việc.jpg
Mất cân bằng khi có sự thay đổi về việc làm

- Theo Tiến sĩ Katharine Brooks tại Đại học Texas, có rất nhiều nguyên nhân khiến người ta không hài lòng với công việc. Đó có thể là sự xung đột giữa lợi ích và trách nhiệm, công việc quá bận hoặc quá nhàn, thiếu cơ hội học hỏi, điều kiện làm việc kém, quan hệ với đồng nghiệp hoặc với sếp không tốt, thu nhập thấp, không có tương lai….

Ngoài ra có những nguyên nhân như sự bất ổn về tài chính của công ty, thiếu cơ hội sử dụng chuyên môn, nâng cao trình độ, mất cân bằng giữa cuộc sống và việc làm, văn hoá doanh nghiệp kém…

“Mọi người thường cứ tiếp tục làm công việc mà họ không thích bởi vì họ không biết mình có thể làm gì để thay đổi việc làm”, một nhà tư vấn nhân sự cho biết. Họ không bỏ thời gian để xác định xem điều gì làm họ hứng khởi hơn hay khả năng của họ thích hợp với công việc gì.

Nếu bạn cảm thấy ghét công việc, hãy thử làm những điều sau:

Tự đánh giá lại mình về việc làm trong thời gian qua:

- Hãy tự đặt ra cho mình những câu hỏi như : Tại sao tôi ghét công việc hiện tại ? Đây là cảm giác mới có hay từ lâu rồi ? Lý do có phải là những người cùng làm, công việc đảm nhận hay là văn hoá công ty ? Hãy liệt kê ra một loạt những mặt được và chưa được của công việc đó và những điều kiện bạn muốn có cho công việc sắp tới. Hãy cân nhắc những biện pháp để làm thay đổi tình thế mà không phải chuyển việc, hoặc nghĩ kỹ xem đã đến lúc chuyển việc hay chưa. Nếu có thể, đừng bỏ công việc hiện tại cho đến khi bạn được đảm bảo ở một công việc mới.

Xác định lý do từ đâu mà đưa ra nhận định công việc:

- Sau khi đã tự đánh giá lại mình một cách tổng quan, điều quan trọng là bạn nên xác định xem liệu những thứ bạn không hài lòng xuất phát từ đâu. Điều này giúp bạn xác định được đối việc có phải là biện pháp tốt hay không. Chẳng hạn, nếu bạn cảm thấy stress và muốn đổi việc để giảm nhẹ căng thẳng, rất có thể bạn vẫn stress ở công việc mới. Nếu bạn cảm thấy chán việc bởi vì bạn không hạnh phúc trong cuộc sống, giải pháp chuyển việc cũng sẽ không giúp được gì

Nói chuyện với người quản lý những khúc mắc về việc làm:

- Nếu bạn không hài lòng với lịch làm việc của mình, chế độ lương thưởng hay dự án mà bạn được giao, bạn nên nói với sếp về công việc đó. Có thể sẽ có giải pháp khắc phục tình huống, và mọi chuyện có thể dễ dàng hơn bạn nghĩ.

Đừng bỏ việc làm ngay lập tức:

- Nếu công việc của bạn có mức lương tạm ổn và không đến mức không chịu đựng nổi, hãy cân nhắc việc tìm giải pháp thay đổi ở ngay trong công ty. Hãy nhớ đến câu nói “Cỏ sân nhà hàng xóm thường xanh hơn cỏ sân nhà mình”. Công việc mới chưa chắc đã tốt hơn. Trước khi quyết định nghỉ việc hay thay đổi sang lĩnh vực mới, hãy tìm hiểu kỹ thị trường nhân sự và chuẩn bị cho mình những kiến thức cũng như tâm lý cần thiết.

Nếu việc làm của bạn đến mức không chịu đựng được hoặc không an toàn, đương nhiên không nên chần chừ mà tìm ngay một việc làm mới.

Thay đổi thái độ:

- Có thể bạn đã từng bị một thất bại trong việc làm, hay một kinh nghiệm tồi tệ nào đó ở nơi làm việc khiến bạn bị ám ảnh. Trong trường hợp đó, hãy gạt bỏ vấn đề tâm lý này.

Hãy cẩn thận khi thể hiện những cảm xúc tiêu cực trong khi bạn vẫn đang làm việc. Bởi vì cho dù bạn không hài lòng và muốn rời đi, hãy ra đi trong tư thế lạc quan ngẩng cao đầu, chứ không phải trong sự chán ghét của mọi người. Hãy tỏ ra chuyên nghiệp và sẵn sàng hoàn thành đúng trách nhiệm công việc của mình. Đừng để bị sa thải vì tâm lý chán nản không muốn làm việc. Điều đó sẽ cản trở bạn khi muốn tìm công việc mới.

Tóm lại, hãy cố duy trì tâm trạng tích cực và tập trung vào những khía cạnh lạc quan của công việc. Nếu chẳng tìm thấy một chút vui thú nào ở công việc, bạn hãy tính đến việc chuyển đi.

Hãy chuyên nghiệp:

- Ngay cả khi đã có kế hoạch chuyển đi, hãy tiếp tục làm tốt công việc của mình. Bằng cách này, sau khi thôi việc bạn vẫn sẽ có được những nhận xét tốt. Và trong trường hợp tình thế được cải thiện, bạn quyết định ở lại thì bạn cũng sẽ không phải xấu hổ vì những hành vi của mình trước đây. Hãy nhớ: Đừng “qua cầu rút ván”, cho dù bạn bất mãn đến thế nào với sếp và với công việc.

Đặt mục tiêu nghề nghiệp:

- Xác định kế hoạch 5 năm tới của mình. “Bạn muốn đạt được điều gì sau 5 năm ? Liệu vị trí hiện tại có giúp bạn đạt được mục tiêu đó không ? Nếu không thì công việc nào sẽ tạo cơ hội cho bạn ? Bằng cách nào để đạt được công việc đó “. Đó là một loạt câu hỏi bạn cần trả lời để biết rõ mình muốn gì và phải làm gì. Bạn cần nhìn vào mục tiêu dài hạn cho tương lai.

Tìm kiếm niềm vui mới:

- “Hãy tìm cơ hội ngay khi tham gia một cuộc hội thảo, lớp học, một dự án về chủ đề bạn yêu thích. Đó có thể là một ai đó tài giỏi mà bạn ngưỡng mộ, một chủ đề thu hút và tạo cảm hứng cho bạn. Tham gia vào những dự án, đề tài hấp dẫn có thể làm bạn hứng khởi hơn và khiến cho công việc của bạn trở nên bớt nhàm chán hơn.

Đừng trút giận lên người khác khi có thay đổi trong việc làm:

Đừng vì chán ghét công việc mà đối xử không tốt với khách hàng hoặc đồng nghiệp. Đặc biệt hãy kìm chế đừng “buôn chuyện” hay phàn nàn với họ về công việc của mình. Đồng ý rằng bạn có thể thảo luận với đồng nghiệp về sự bất mãn của mình ở mức độ nhất định, nhưng hãy cẩn thận đừng vượt quá ranh giới. Những lời nói trong lúc bực tức có thể được truyền đến tai người khác với hình thức bị xuyên tạc và sẽ gây bất lợi khó lường.

Đổi việc làm chứ không đổi công ty

Nếu bạn gặp rắc rối với người quản lý, đồng nghiệp, chứ không phải với việc làm của mình, nhiệm vụ được giao, hãy tìm cách thay đổi công việc ngay trong công ty mình đang làm, đừng vội vàng tìm cách nghỉ việc.
Nguồn ST​
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Agribank Tuyển Dụng 2024

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,586
Số bình luận
528,101
Tổng số thành viên
352,687
Thành viên mới nhất
sp247co
Back
Bên trên