Lãi suất OMO bất ngờ giảm xuống 14%/năm

Ngơ Siêu Nhân

Lon ton chạy vặt
(NDHMoney) Lãi suất trên thị trường mở (OMO) hôm nay (4/7) đã giảm xuống 14%, từ mức 15%/năm trước đó.

image_gallery

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Đức Long

Trong phiên đấu thầu thứ 244 sáng nay, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra 1.000 tỷ đồng, kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 14%/năm. Kết quả phiên thứ 245 tính đến 14h vẫn chưa có số liệu.

Như vậy, kể từ tháng 11/2010, lãi suất trên thị trường mở lần đầu tiên giảm, nhưng vẫn tăng 700 điểm phầm trăm (7%).

Trước đó, ngày 17/5, Ngân hàng Nhà nước đã nâng lãi suất trên thị trường mở thêm 100 điểm phầm trăm (1%) lên 15%/năm.

Hiện lãi suất tái cấp vốn ở mức 14%/năm, lãi suất tái chiết khấu ở mức 13%/năm và lãi suất cơ bản ở mức 9%/năm.

Theo dữ liệu của Reuters và tính toán của NDHMoney, trong tuần từ 27/6-1/7, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng về 6.393,6 tỷ đồng trên OMO, tăng trên 87% so với mức 3.413,4 tỷ đồng trong tuần trước. Tuần vừa qua cũng đánh dấu lượng tiền bơm ra trên OMO xuống mức thấp nhất trong trên 10 tuần gần đây.

Thống kê trong tháng 6, Ngân hàng Nhà nước bơm ra thị trường mở 141.907,6 tỷ đồng và hút về 194.447 tỷ đồng. Như vậy, mức hút ròng trên OMO trong tháng qua đạt 52.539 tỷ đồng.


Duy Cường - NDHMoney​
 
Tổ chức quốc tế lo ngại về quyết định hạ lãi suất quá sớm của Việt Nam

Citigroup cảnh báo: “Nới lỏng quá sớm luôn là rủi ro lớn tại Việt Nam. Quyết định này gây ra rủi ro về khả năng áp lực mất giá lên tiền đồng trở lại sau vài tháng bình ổn.”

2011-07-05-T-chc-quc-t-lo-ngi-v-quyt-nh-h-li-sut-qu-sm-ca-Vit-Nam-0.jpg


NHNN đã giảm 100 điểm cơ bản lãi suất trên thị trường mở kỳ hạn 7 ngày từ 15%/năm xuống 14%/năm.

Như vậy lãi suất OMO đã trở lại mức 14%/năm sau quyết định tăng lãi suất lên 15%/năm vào ngày 17/5.

Động thái này không khỏi khiến các chuyên gia kinh tế ngạc nhiên.

Ông Francois Chavasseau, chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán thuộc ngân hàng Sacombank, nói: “Nếu họ nới lỏng quá sớm, áp lực lạm phát vào quý 1/2012 sẽ có thể tăng lên, chỉ số CPI không thể hạ xuống mức mà lẽ ra nó sẽ hạ.”

Ông nói: “ Động thái này có thể đồng nghĩa với việc chính phủ Việt Nam vẫn quan tâm nhiều đến tăng trưởng kinh tế.” Ông cho biết công ty của ông đã dự báo về một quyết định hạ lãi suất nhưng ở thời điểm muộn hơn của năm 2011.

Gần đây, chính phủ Việt Nam đã nhấn mạnh đến mục tiêu kiềm chế lạm phát chứ không phải kích thích tăng trưởng kinh tế.

Còn theo ông Võ Trí Thành, phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, quyết định hạ lãi suất trên OMO cho thấy thanh khoản của các ngân hàng thương mại đã tốt hơn.

Ông khẳng định tất nhiên mục tiêu chung sẽ vẫn là thắt chặt chính sách tiền tệ thế nhưng việc điều hành còn phải phụ thuộc vào các diễn biến xảy ra hàng ngày.

Chuyên gia thuộc ANZ cho biết họ rất bất ngờ với quyết định hạ lãi suất mới bởi lạm phát dự kiến sẽ vẫn duy trì ở mức 2 con số cho đến năm 2012. Chuyên gia ANZ cũng chia sẻ quan điểm rằng quyết định có thể được đưa ra ở thời điểm quá sớm.

Chuyên gia Dariusz Kowalczyk từ Credit Agricole CIB cũng cho biết họ ngạc nhiên với quyết định mới và dường như phản ánh quan điểm lạm phát sẽ sớm lên đỉnh và không cao hơn nữa.

Chuyên gia HaiPham thuộc ngân hàng ANZ tại Singapore nói: “Chúng tôi cho rằng quyết định nới lỏng này được đưa ra hơi sớm.”

ANZ từng dự báo lãi suất tái cấp vốn sẽ lên mức 16% vào tháng 9/2011 còn HSBC dự báo lãi suất này trong cùng thời gian lên mức 17%.

Bà Johanna Chua, chuyên gia kinh tế tại Citigroup Hồng Kông, cảnh báo: “Nới lỏng quá sớm luôn là rủi ro lớn tại Việt Nam. Quyết định này gây ra rủi ro về khả năng áp lực mất giá lên tiền đồng trở lại sau vài tháng bình ổn.”

Ông Tai Hui, trưởng bộ phận phân tích tại ngân hàng Standard Chartered ở Singapore, không quá lo lắng như vậy. Ông cho rằng lãi suất tái cấp vốn, hiện đang ở mức 14% phản ảnh tốt nhất về mục tiêu của chính phủ. Thế nhưng khi chính phủ đang chịu áp lực hạ lãi suất từ phía các doanh nghiệp gặp khó khăn, quyết định có thể được đưa ra hơi sớm.

Một số nhà đầu tư và tài trợ như WB cũng thể hiện sự lo lắng về việc quyết định đưa ra quá sớm và Việt Nam không nên lặp lại sai lầm cũ.

Ngọc Tuấn
Theo FT,Reuters​
 
Giảm lãi suất OMO: Tiết kiệm chi phí cho ngân hàng

Lãi suất OMO ngày 4/7 giảm về mức 14%/năm, sau 47 ngày duy trì ở mức 15%/năm. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 11/2010, lãi suất OMO được điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, so với thời điểm tháng 11/2010, lãi suất OMO vẫn cao hơn đến 7%. Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ (NHNN) Nguyễn Ngọc Bảo khẳng định, việc NHNN điều chỉnh lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ OMO là điều hết sức bình thường. Thứ nhất, lãi suất trên thị trường OMO là lãi suất linh hoạt. Thứ hai, trong Nghị quyết 11 của Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ nhất là các loại lãi suất và lượng tiền cung ứng để đảm bảo kiềm chế lạm phát. Quả vậy, theo thống kê trong tháng 6, NHNN bơm ra thị trường mở 141.907,6 tỷ đồng và hút về 194.447 tỷ đồng. Như vậy, mức hút ròng trên OMO trong tháng qua đạt 52.539 tỷ đồng.

Nhiều chuyên gia ngân hàng cũng nhìn nhận, việc giảm lãi suất OMO không đồng nghĩa với việc NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ, bởi những ngân hàng nào có giấy tờ có giá (trái phiếu Chính phủ) mới có thể tham gia vay vốn trên thị trường này. Đặc biệt, lãi suất OMO lãi suất 14%/năm, nhưng kỳ hạn chỉ có 7 ngày nhằm hỗ trợ những ngân hàng bù đắp thiếu hụt thanh khoản chứ không phải cho vay. Hơn thế, các ngân hàng cũng không thể thả tay cho vay khi mà NHNN đã khống chế trần tăng trưởng tín dụng ở mức 20% theo từng tháng từ nay đến hết năm 2011. Trong khi 6 tháng đầu năm dư nợ nhiều ngân hàng đã áp sát chỉ tiêu cả năm, những tháng cuối năm một số ngân hàng phải thu hồi nợ cũ mới có thể cho vay tiếp. Bên cạnh đó, là quy định giảm tỷ trọng tăng trưởng tín dụng phi sản xuất đến cuối năm 2011 về mức 16%/tổng dư nợ cũng là một trong những gọng kìm kiềm chế tăng trưởng tín dụng ngân hàng.

Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, lãi suất OMO giảm sẽ tạo điều kiện cho các NHTM tiếp cận nguồn vốn rẻ hơn. Lãi suất OMO giảm như một cách làm "mát" lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và ngân hàng dư vốn không thể làm giá với ngân hàng bạn thiếu vốn, nơi thiếu thanh khoản vay mượn NHNN với giá rẻ hơn. Điều đó cùng với việc lãi suất trên thị trường liên ngân hàng thời gian qua đã hạ nhiệt sẽ tạo điều kiện cho các NHTM giảm được chi phí vốn, từ đó giảm lãi suất cho vay. "Động thái này cho thấy, thanh khoản hệ thống ngân hàng không còn quá gắt gao như những tháng trước và các ngân hàng có thể sẽ không phải huy động vốn bằng mọi giá", một chuyên gia phân tích.

Trong vòng hơn một tháng qua, nhiều ngân hàng lớn bắt đầu tăng mua trái phiếu Chính phủ với lãi suất 12-13%/năm đối với kỳ hạn trung hạn. Phó tổng giám đốc một NHTM Nhà nước cho biết, họ mua trái phiếu trong thời điểm này như một hình thức dự trữ thứ cấp trong danh mục nguồn vốn ngân hàng. Nguồn tin từ Bộ Tài Chính cho biết, 99% tổ chức trúng thầu trái phiếu Chính phủ trong tháng 6 vừa qua là các TCTD. Nay NHNN tạo thêm một động tác giảm lãi suất công cụ OMO sẽ từng bước hạ nhiệt cơn sốt lãi suất trong các ngân hàng thời gian qua.

Theo ông Lý Xuân Hải - Tổng giám đốc NHTMCP Á Châu (ACB), lãi suất đang có cơ sở để giảm xuống, song lãi suất sẽ giảm từ từ, chứ chưa thể tụt áp như mong đợi của người vay trong thời gian tới. Đồng quan điểm này, một chuyên gia kinh tế khẳng định, hiện kiềm chế lạm phát vẫn là ưu tiên hàng đầu. Bởi lạm phát tuy đã giảm tốc, song vẫn đứng ở mức cao. Và để kiềm chế lạm phát, lãi suất vẫn là một công cụ hữu hiệu. Lãi suất huy động có cao mới hút được tiền về; lãi suất cho vay có cao mới hạn chế được cầu tín dụng. Mặc dù vậy, việc NHNN giảm lãi suất OMO cũng sẽ trợ giúp cho các NHTM hạ thấp lãi suất cho vay trong thời gian tới.

NHNN khẳng định, thực tế thị trường hiện nay dư cung thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng tương đối ổn định ở mức 12-13%/năm, lãi suất huy động vốn VND thực tế từ tổ chức kinh tế và dân cư có biểu hiện giảm. Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, theo các mục tiêu tiền tệ tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 và Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 5/6/2011.
 
Back
Bên trên