Ký ức về trận chiến Gạc Ma năm 1988

phuong1290

Super Moderator
Super Mod
Sáng 14/3/1988, trung úy Trần Văn Phương cùng các chiến sĩ đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc giữa đảo Gạc Ma (Trường Sa). Tàu Trung Quốc tiến gần, những tên lính cầm AK ào lên đảo, nã đạn.

Theo thượng tá Hoàng Hoan, Chỉ huy phó chính trị Trung đoàn Công binh 83 giai đoạn 1988-1997, cuối năm 1987 Trung Quốc đơn phương đưa tàu chiến hoạt động ở vùng biển Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bộ Quốc phòng Việt Nam chỉ đạo Bộ Tư lệnh Hải quân tăng cường khả năng bảo vệ quần đảo Trường Sa, bao gồm việc củng cố, xây dựng thêm các hạng mục công trình chiến đấu, sinh hoạt cho bộ đội.

Tàu HQ 604 khi nhận lệnh ra Gạc Ma. Ảnh tư liệu Lữ đoàn 125
Sau Tết Nguyên đán, các chiến sĩ Trung đoàn công binh 83 (Quân chủng Hải quân) nhận lệnh từ Sơn Trà (Đà Nẵng) vào Cam Ranh (Khánh Hòa) cùng với lực lượng bảo vệ đảo của Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) ra Trường Sa cắm mốc chủ quyền và xây dựng đảo chìm ở Trường Sa theo chiến dịch CQ-88.

20h ngày 11/3/1988, tàu 604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ nhổ neo từ Cam Ranh chở theo lính công binh của Trung đoàn 83 và lực lượng giữ đảo của lữ đoàn 146 ra xây dựng cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin (thuộc cụm đảo Sinh Tồn) - cách đất liền khoảng 500 km. Đảo chìm Gạc Ma lúc đó chỉ là những bãi san hô nổi lên giữa biển, có tên trong Bản đồ Việt Nam.

2h sáng ngày 12/3, nhận thấy nhiều diễn biến bất thường, Tư lệnh quân chủng điều thêm tàu HQ 605 cùng HQ 604 tăng cường xây dựng đảo Gạc Ma và Len Đao. Tàu 505 đang làm nhiệm vụ trực tại Trường Sa nhận lệnh chuyển đến Cô Lin.

Sau hai ngày đêm, HQ 604 và HQ 605 có mặt tại Gạc Ma vào chiều tối 13/3. Đêm đó, Sở chỉ huy Quân chủng lệnh cho bộ phận giữ đảo quyết tâm phải giữ vững các mục tiêu đã xác định là Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma. "Xuồng vận tải chở vật liệu xây dựng được chuyển xuống đảo. Một nhóm chiến sĩ gồm trung úy Trần Văn Phương và 4 đồng chí khác nhận lệnh vào đảo cắm cờ Tổ quốc khẳng định chủ quyền", ông Hoàng Hoan nhớ lại.

Lội xuống nước chừng 5 phút, các chiến sĩ tiếp cận bãi san hô đang lộ dần khi thủy triều rút. Phía xa, 3 tàu Trung Quốc bắt đầu di chuyển đội hình áp sát đảo. Binh nhất Nguyễn Văn Lanh mặc chiếc quần đùi đỏ cùng nhiều chiến sĩ khác bơi vào bãi Gạc Ma theo lệnh của chỉ huy cụm đảo Trần Đức Thông. Các chuyến vật liệu được hối hả chuyển lên đảo.

Anh Lanh (bên trái) ôn lại ký ức trận chiến Gạc Ma với ông Hoàng Hoan. Ảnh: Nguyễn Đông
6h30 ngày 14/3, tàu Trung Quốc thả xuồng máy chuyển từng tốp lính lên Gạc Ma. "Tôi đếm có 49 lính Trung Quốc mang AK và một tên chỉ huy dáng người cao to mang súng ngắn. Chúng bao vây theo thế vòng cung men theo bãi san hô, những chỗ vòng vây gần nhất, hai bên cách nhau chỉ chừng một mét. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc", trung sĩ Lê Hữu Thảo nhớ lại.

Sau một hồi giằng cờ và uy hiếp tinh thần, tên sĩ quan chỉ huy lính Trung Quốc bắn súng chỉ thiên phát lệnh rồi chĩa thẳng vào bụng trung úy Phương, bóp cò. Anh Phương ngã xuống, tay vẫn giữ chặt cán cờ tổ quốc. Một tên khác xông lên chĩa thẳng súng vào đầu trung úy Phương nhả đạn.

3 tàu chiến Trung Quốc tăng tốc áp sát đảo, cách tàu HQ 604 chừng 300 mét. Giữa vòng vây quân thù, binh nhất Nguyễn Văn Lanh vừa đỡ lá cờ trên tay trung úy Phương vừa đá văng khẩu súng trên tay tên sĩ quan Trung Quốc. Một tên lính gần đó đâm lưỡi lê vào binh nhất Lanh. Anh gục xuống nhưng tay vẫn ghì chặt cán cờ. Liền sau đó, tiếng đạn nổ chát chúa, lính Trung Quốc dùng AK bắn xối xả vào các chiến sĩ trên đảo.

Cùng lúc, tàu chiến Trung Quốc nã pháo vào tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Vì ở gần, HQ 604 hứng trọn làn đạn 12 ly 7, thuyền tưởng tàu HQ 604 Vũ Phi Trừ vừa chỉ huy chiến sĩ xuống các xuồng dùng súng chiến đấu tự vệ, vừa băng bó cho đồng đội bị thương. Thuyền trưởng Trừ đứng ở mũi tàu dùng AK và B40 đánh trả kẻ địch.

Khi thấy HQ 604, rồi HQ 605 chìm hẳn, thuyền trưởng tàu HQ 505 Vũ Huy Lễ quyết định lao thẳng con tàu bị bắn cháy phần đuôi lên bãi cạn Cô Lin, cắm cờ chủ quyền. "Ba tàu của ta lúc đó tạo thành hình tam giác trên biển. Anh em muốn quay lại Gạc Ma nhưng không thể vì tàu HQ 505 khi đó bị hư hỏng nặng", đại tá Lễ kể. Ông lệnh hạ xuồng máy ra cứu hộ đồng đội ở tàu 605 và 604.

Trời sáng, lính Trung Quốc rút khỏi Gạc Ma. Trung sĩ Thảo bơi ngược lại đảo tìm xác đồng đội và cấp cứu chiến sĩ bị thương, xé áo nút lại chiếc xuồng vận tải bị đạn địch bắn thủng, dùng báng súng làm chèo chở thi thể trung úy Phương và thương binh Lanh về hướng tàu HQ 505.

Tàu HQ 931 đưa các thương binh và chiến sĩ trong trận Gạc Ma về đất liền. Ảnh tư liệu
12h trưa 14/3, máy bay của Việt Nam bay trên bầu trời Gạc Ma. Chiếc xuồng của anh Thảo vừa nhích từng mét nước, vừa cứu thêm những đồng đội đang đuối sức trên biển. Đầu giờ chiều, xuồng của HQ 505 đến nơi ứng cứu đưa các chiến sĩ về tàu, sau đó về đảo Sinh Tồn. Binh nhất Lanh được chuyển bằng trực thăng vào đất liền cấp cứu và may mắn giữ được tính mạng.

Trong trận chiến rạng sáng 14/3, 64 chiến sĩ trên tàu HQ 604 đã hy sinh, 9 người bị Trung Quốc bắt giữ đưa về Quảng Đông. Từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc đã xâm chiếm Gạc Ma. Việt Nam bảo vệ được Cô Lin và Len Đao.

Nhớ về ngày 14/3/1988, ông Lê Văn Xuân (bố liệt sĩ Lê Văn Xanh, Đà Nẵng) kể, đứng dưới loa phóng thanh, nghe tin con hy sinh, ông chết lặng. “Về nhà, tôi lấy hết can đảm nói với vợ con: 'Xanh đã hiến trọn tuổi thanh xuân của mình quyết giữ chủ quyền, đó là niềm tự hào của gia đình mình", mắt người cha già ngấn lệ.

Hằng năm, những chuyến tàu vẫn đều đặn chở đoàn công tác từ đất liền ra Trường Sa. Mỗi lần đi qua Gạc Ma, những người con đất Việt không quên thả vòng hoa tưởng niệm. "Các anh đã dâng hiến tuổi 20 cho Tổ quốc, nhân dân cả nước sẽ đời đời ghi nhớ công ơn của các anh", thượng tá Nguyễn Văn Thư, phó chính ủy Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải quân nói.

Nguyễn Đông
VnExpress
 
Hôm nay kỷ niêm 25 năm trận chiến Gạc Ma. Xin Kính cẩn nghiêng mình trước vong linh của các Anh hùng Liệt sỹ đã ngã xuống để Bảo vệ Chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam
 
Không muốn nói nhiều đến chủ đề chính trị nhưng quả thực Chúng ta đang che dấu hoặc sợ hãi khi phải nhắc nhiều đến những biến cố lịch sử với Trung Quốc. Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 là 1 ví dụ điển hình, vì tôn trọng 16 chữ vàng hay vì lí do nào đó cũng là điều không thể chấp nhận được khi chúng ta bỏ qua những sự kiện lịch sử như vậy trong sách giáo khoa phổ thông, không có nhiều bài báo nhắc lại những quá khứ đau thuơng đó để nhắc nhở cho mỗi thế hệ sau này biết đến và tự hào về dân tộc, có trách nhiệm hơn và đề phòng hơn trước các mối họa xâm lăng. Còn Trung QUốc, hàng năm, cứ đến ngày này là sách báo của hộ lại nhắc đến cuộc chiến tranh này với ý nghĩa là cuộc phản kích tự vệ...và...Ngày nay việc tìm kiếm thông tin trở nên rất dễ dàng, chúng ta cần nên tìm hiểu để biết thêm về những sự thật lịch sử mà chúng ta cần biết.

Là người Việt Nam, chúng ta thấy gì đúng thì nói chứ tớ cứ thấy đụng đâu mà nói chính trị là del bài cũng chán, biết là đầy cái đúng cũng không dám post vì sợ ABC này nọ. Nhiều cái muốn nói nhưng tôn trọng diễn đàn tớ không đề cập.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Không muốn nói nhiều đến chủ đề chính trị nhưng quả thực Chúng ta đang che dấu hoặc sợ hãi khi phải nhắc nhiều đến những biến cố lịch sử với Trung Quốc. Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 là 1 ví dụ điển hình, vì tôn trọng 16 chữ vàng hay vì lí do nào đó cũng là điều không thể chấp nhận được khi chúng ta bỏ qua những sự kiện lịch sử như vậy trong sách giáo khoa phổ thông, không có nhiều bài báo nhắc lại những quá khứ đau thuơng đó để nhắc nhở cho mỗi thế hệ sau này biết đến và tự hào về dân tộc, có trách nhiệm hơn và đề phòng hơn trước các mối họa xâm lăng. Còn Trung QUốc, hàng năm, cứ đến ngày này là sách báo của hộ lại nhắc đến cuộc chiến tranh này với ý nghĩa là cuộc phản kích tự vệ...và...Ngày nay việc tìm kiếm thông tin trở nên rất dễ dàng, chúng ta cần nên tìm hiểu để biết thêm về những sự thật lịch sử mà chúng ta cần biết.

Là người Việt Nam, chúng ta thấy gì đúng thì nói chứ tớ cứ thấy đụng đâu mà nói chính trị là del bài cũng chán, biết là đầy cái đúng cũng không dám post vì sợ ABC này nọ. Nhiều cái muốn nói nhưng tôn trọng diễn đàn tớ không đề cập.

Đúng là thời điểm trước, cách đây vài năm, các sự kiện lịch sử này thường ít được nhắc đến 1 cách rộng rãi, theo mình nghĩ thì k phải là vì sợ hãi TQ đâu, nếu mà đã sợ, thì năm 72, ta đã nghe Tàu mà k tiếp tục giải phòng miền Nam, năm 79, ta ko phản kháng dữ dội ở biên giới phía Bắc, ta cũng k tiếp tục tiến công đánh đuổi Pol Pot ở Campuchia, và gần đây nhất, nếu sợ thì tàu CSB của ta đã ko ra xua đuổi tàu hải giám của họ. Truyền thống cha ông ta từ thủa xa xưa đến giờ, từ thời nhà Lý, Trần Lê, đều có nh~ đối sách rất mềm dẻo với người phương Bắc, "một diều nhịn là chín điều lành", nhắc lại sử cũ, khi mà Lê Lợi đại thắng quân Minh, chém đầu Liễu Thăng, nhưng cuối cùng vẫn lầm Hội thề cho quân Minh rút lui, rồi còn lập 1 cái miếu thờ Liễu Thăng nữa, đó đều có lý do cả.
Hiện tại, khi mà vde Biển Đông đang căng thẳng, thì việc tuyên truyền lịch sử và các sự kiện đã diễn ra là cần thiết hơn bao h hết
 
Đúng là thời điểm trước, cách đây vài năm, các sự kiện lịch sử này thường ít được nhắc đến 1 cách rộng rãi, theo mình nghĩ thì k phải là vì sợ hãi TQ đâu, nếu mà đã sợ, thì năm 72, ta đã nghe Tàu mà k tiếp tục giải phòng miền Nam, năm 79, ta ko phản kháng dữ dội ở biên giới phía Bắc, ta cũng k tiếp tục tiến công đánh đuổi Pol Pot ở Campuchia, và gần đây nhất, nếu sợ thì tàu CSB của ta đã ko ra xua đuổi tàu hải giám của họ. Truyền thống cha ông ta từ thủa xa xưa đến giờ, từ thời nhà Lý, Trần Lê, đều có nh~ đối sách rất mềm dẻo với người phương Bắc, "một diều nhịn là chín điều lành", nhắc lại sử cũ, khi mà Lê Lợi đại thắng quân Minh, chém đầu Liễu Thăng, nhưng cuối cùng vẫn lầm Hội thề cho quân Minh rút lui, rồi còn lập 1 cái miếu thờ Liễu Thăng nữa, đó đều có lý do cả.
Hiện tại, khi mà vde Biển Đông đang căng thẳng, thì việc tuyên truyền lịch sử và các sự kiện đã diễn ra là cần thiết hơn bao h hết

Bạn hãy đọc kĩ lại các sự kiện lịch sử đã. Năm 1979, TQ đưa quân sang đánh VN thực chất là muốn "trừng phạt Hà Nội" vì đã tham gia vào việc lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia. Trước tình hình đó, Liên Xô đã "nhảy" vào và giúp Việt Nam (đọc thêm google: CÁC CỐ VẤN LIÊN XÔ VÀ CUỘC CHIẾN TRANH 30 NGÀY Ở VIỆT NAM....). Những lập luận khác của bạn tớ xin lỗi không tiện phản bác trên diễn đàn mà chỉ có thể uống trà chém gió. Hãy trả lời câu hỏi của tớ là tại sao cuộc chiến 1979 (và 1 số cuộc đụng đọ khác) không được đưa vào SGK???
Còn bạn nói chuyện gần đây TQ với Việt Nam về biển đông, tớ không cần nói thêm, thật bản chất thế nào bạn có thể tự tìm hiểu qua nhiều bài viết, qua nhiều phim tài liệu (ex: Hoàng Sa - nỗi đau mất mát...),chính sách mềm mỏng mà bạn nói giờ tớ nghĩ thành "mềm oặt" rồi.
 
Bạn hãy đọc kĩ lại các sự kiện lịch sử đã. Năm 1979, TQ đưa quân sang đánh VN thực chất là muốn "trừng phạt Hà Nội" vì đã tham gia vào việc lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia. Trước tình hình đó, Liên Xô đã "nhảy" vào và giúp Việt Nam (đọc thêm google: CÁC CỐ VẤN LIÊN XÔ VÀ CUỘC CHIẾN TRANH 30 NGÀY Ở VIỆT NAM....). Những lập luận khác của bạn tớ xin lỗi không tiện phản bác trên diễn đàn mà chỉ có thể uống trà chém gió. Hãy trả lời câu hỏi của tớ là tại sao cuộc chiến 1979 (và 1 số cuộc đụng đọ khác) không được đưa vào SGK???

Còn bạn nói chuyện gần đây TQ với Việt Nam về biển đông, tớ không cần nói thêm, thật bản chất thế nào bạn có thể tự tìm hiểu qua nhiều bài viết, qua nhiều phim tài liệu (ex: Hoàng Sa - nỗi đau mất mát...),chính sách mềm mỏng mà bạn nói giờ tớ nghĩ thành "mềm oặt" rồi.

Về cuộc chiến năm 79, LX có giúp VN nhưng cũng như kháng chiến chống Mỹ, họ chỉ cử cố vấn sang, họ có sd máy bay vận tải để chở các sư đoàn của ta từ Cam về, và cho Hạm đội lượn lờ ở Biển Đông (việc Hạm đội Nga có mặt ở Biển Đông là kiềm chế Mỹ). VN luôn hoan nghênh sự giúp đỡ nhưng chưa bao h nhờ các bạn nước ngoài gửi quân đến cả. Cuộc chiến năm 79 và cả thời kỳ 83-84 nữa là do sức người VN là chính. Với TQ, họ đâu chỉ có dằn mặt VN, họ dằn mặt cả Ấn Độ, cả Liên Xô cơ mà
Về vấn đề Hoàng Sa, bạn nên nhớ rằng năm 1974, TQ chiếm Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng hòa nhé, chứ ko phải từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và thời điểm đó, Mỹ có mặt ở Biển Đông nhưng đã làm ngơ ko bảo vệ ông con VNCH (có thể do đã thỏa ước ở Thượng Hải năm 1972 với TQ rồi???. Mất biển mất đảo ai chả đau xót, nhưng ko phải bảo là lấy lại là có thể lấy lại dc ngay.
Nói lại cuộc chiến năm 1979, ko phải là ko đưa vào SGK nhé, mà có đưa vào, nhưng nói đến quá ít, mình k phủ nhận điều đó, và giờ đây mọi người mới đưa ra xem xét lại. Bạn hỏi t "tại sao...?" thì vde đó mọi ng vẫn đang bàn luận, và thực ra thì mình cũng chưa đủ tầm để trả lời chính xác cho bạn là tại sao cả, mình chỉ chia sẻ đôi điều mình nhận thấy thôi.
Còn bạn nói là chính sách cuả mình giờ là "mềm oặt", vậy bạn muốn cứng rắn đúng ko? Nhưng trước hết phải suy xét lại, nếu ta cứng rắn, đáp trả (ví dụ cho tàu Hải quân ra chặn tàu Hải giám, hay làm như Philippin?) thì sẽ như thế nào? Nếu cho tàu Hải quân ra chặn tàu Hải giám của họ, với bản chất "to mồm, vu khống" họ sẽ lu loa là VN sd vũ lực quân sự áp chế Biển Đông (vì tàu Hải giám là tàu dân sự, tàu Hải quân là quân sự) và dùng cái cớ đó để rêu rao công kích ta trên trường quốc tế, thậm chí tấn công quân sự ta, bạn thấy mình có bị bất lợi ko? Đất nước đã gần 40 năm thanh bình, kinh tế cuộc sống ng dân đang dần ổn định, h dính vào 1 cuộc chiến tranh thì bạn thấy thế nào? Còn làm như Philippin thì sao, xin nói là Philippin có Mỹ đứng sau, vả lại hành động của họ cũng mới chỉ là các lời nói, tuyên bố.
Nói thế k phải mình nhún nhường sợ sệt, trong mọi cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ trc đến h của VN, bao h cũng phải đấu tranh chính trị trc, khi thời cơ chín muồi mới chuyển đấu tranh vũ trang. Với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán thì lại phải khéo léo, khôn khéo nhiều hơn, mềm nắn rắn buông. Hiện giờ thì mình cũng đấu tranh ngoại giao làm cho thế giới hiểu ta, ycau đưa vde biển Đông thành vấn đề đa phương (điều mà TQ rất sợ), rồi ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm trên phương diện dân sự (CSB ta cũng đã xua đuổi khối tàu cá của TQ vi phạm chủ quyền của ta rồi) rồi ta cũng sắm sửa trang bị vũ khí, máy bay, tàu chiến, tàu ngầm.
Mình thì luôn tin tưởng các đối sách hiện giờ. Trong lịch sử 2000 năm, VN chưa bao h thất bại trước TQ
 
Về cuộc chiến năm 79, LX có giúp VN nhưng cũng như kháng chiến chống Mỹ, họ chỉ cử cố vấn sang, họ có sd máy bay vận tải để chở các sư đoàn của ta từ Cam về, và cho Hạm đội lượn lờ ở Biển Đông (việc Hạm đội Nga có mặt ở Biển Đông là kiềm chế Mỹ). VN luôn hoan nghênh sự giúp đỡ nhưng chưa bao h nhờ các bạn nước ngoài gửi quân đến cả. Cuộc chiến năm 79 và cả thời kỳ 83-84 nữa là do sức người VN là chính. Với TQ, họ đâu chỉ có dằn mặt VN, họ dằn mặt cả Ấn Độ, cả Liên Xô cơ mà
Về vấn đề Hoàng Sa, bạn nên nhớ rằng năm 1974, TQ chiếm Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng hòa nhé, chứ ko phải từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và thời điểm đó, Mỹ có mặt ở Biển Đông nhưng đã làm ngơ ko bảo vệ ông con VNCH (có thể do đã thỏa ước ở Thượng Hải năm 1972 với TQ rồi???. Mất biển mất đảo ai chả đau xót, nhưng ko phải bảo là lấy lại là có thể lấy lại dc ngay.
Nói lại cuộc chiến năm 1979, ko phải là ko đưa vào SGK nhé, mà có đưa vào, nhưng nói đến quá ít, mình k phủ nhận điều đó, và giờ đây mọi người mới đưa ra xem xét lại. Bạn hỏi t "tại sao...?" thì vde đó mọi ng vẫn đang bàn luận, và thực ra thì mình cũng chưa đủ tầm để trả lời chính xác cho bạn là tại sao cả, mình chỉ chia sẻ đôi điều mình nhận thấy thôi.
Còn bạn nói là chính sách cuả mình giờ là "mềm oặt", vậy bạn muốn cứng rắn đúng ko? Nhưng trước hết phải suy xét lại, nếu ta cứng rắn, đáp trả (ví dụ cho tàu Hải quân ra chặn tàu Hải giám, hay làm như Philippin?) thì sẽ như thế nào? Nếu cho tàu Hải quân ra chặn tàu Hải giám của họ, với bản chất "to mồm, vu khống" họ sẽ lu loa là VN sd vũ lực quân sự áp chế Biển Đông (vì tàu Hải giám là tàu dân sự, tàu Hải quân là quân sự) và dùng cái cớ đó để rêu rao công kích ta trên trường quốc tế, thậm chí tấn công quân sự ta, bạn thấy mình có bị bất lợi ko? Đất nước đã gần 40 năm thanh bình, kinh tế cuộc sống ng dân đang dần ổn định, h dính vào 1 cuộc chiến tranh thì bạn thấy thế nào? Còn làm như Philippin thì sao, xin nói là Philippin có Mỹ đứng sau, vả lại hành động của họ cũng mới chỉ là các lời nói, tuyên bố.
Nói thế k phải mình nhún nhường sợ sệt, trong mọi cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ trc đến h của VN, bao h cũng phải đấu tranh chính trị trc, khi thời cơ chín muồi mới chuyển đấu tranh vũ trang. Với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán thì lại phải khéo léo, khôn khéo nhiều hơn, mềm nắn rắn buông. Hiện giờ thì mình cũng đấu tranh ngoại giao làm cho thế giới hiểu ta, ycau đưa vde biển Đông thành vấn đề đa phương (điều mà TQ rất sợ), rồi ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm trên phương diện dân sự (CSB ta cũng đã xua đuổi khối tàu cá của TQ vi phạm chủ quyền của ta rồi) rồi ta cũng sắm sửa trang bị vũ khí, máy bay, tàu chiến, tàu ngầm.
Mình thì luôn tin tưởng các đối sách hiện giờ. Trong lịch sử 2000 năm, VN chưa bao h thất bại trước TQ

Bạn đọc lại 1 bài viết gần đây nhất, Đúng là về quân sự, Liên Xô không trực tiếp gửi quân tham chiến, ngay cả bây giờ Trung Quốc đánh Việt Nam, các nước khác cũng gần như chỉ có thể đứng ngoài "nhìn". Nếu có xung đột ngoài khơi, có lẽ câu chuyện sẽ khác (Bạn tìm các bài viết thêm).


Trong cuộc chiến năm 1979, Liên Xô đã thực hiện 1 cuộc tập trận quy mô lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới để tạo áp lực cực lớn lên Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Liên Xô đã thực hiện viêc cung cấp khí tài quân sự với khối lượng rất lớn cho Viêt Nam chỉ trong có 30 ngày (có thể cho là kỳ tích về vận chuyển khí tài)"

Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc xung đột vũ trang đến tháng 3 năm 1979 theo đường vận tải biển đã chuyển đến Việt Nam hơn 400 xe tăng và xe thiết giáp, xe bộ binh cơ giới, 400 khẩu pháo và súng cối, 50 tổ hợp pháo phản lực Grad BM-21, hơn 100 khẩu pháo phòng không, 400 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai và hàng nghìn tên lửa, 800 súng chống tăng RPG-7, 20 máy bay tiêm kích.....Ngoài vũ khí trang bị, Liên bang Xô Viết còn cung cấp các hệ thống trang thiết bị đặc chủng và các dây truyền sửa chữa xe máy công trình phục vụ bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị, phương tiện chiến tranh. Tất cả các trang thiết bị, phương tiện chiến tranh và hệ thống sửa chữa, bảo hành trang thiết bị đi cùng đó đều được chuyển đến trong vòng một tháng. Vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật đều trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu và có thể đưa vào chiến đấu được ngay. Toàn bộ trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh được kiểm tra bởi các đoàn kiểm tra kỹ thuật nghiêm khắc nhất, để chuẩn bị đã điều động các chuyên gia, trong thực tế đã khai thác sử dụng triệt để các trang thiết bị đó và có kinh nghiệm sâu sắc về khai thác sử dụng.

Bên cạnh đó Liên Xô còn cử 1 đội cố vấn chuyên gia cao cấp qua Việt Nam để giúp về mặt chiến lược. Đã có rất nhiều chuyên gia của Liên Xô tử nạn khi tham gia tại chiến trường Việt Nam (rớt máy bay...)

Trích: "...họ có sd máy bay vận tải để chở các sư đoàn của ta từ Cam về"

Trả lời:

"...Theo lệnh của tướng Obaturov, các phi công lái máy bay vận tải quân sự Xô Viết đã chuyển cánh quân Việt Nam từ Campuchia về hướng mặt trận Lạng Sơn, khiến cho tình hình lập tức thay đổi nghiêng theo hướng thuận lợi cho Việt Nam. Đầu tháng Ba năm đó, sáu cố vấn Liên Xô đã hy sinh tại Đà Nẵng trong tai nạn máy bay, khi đang giúp Việt Nam..."

Tất nhiên quân đội Việt Nam tham chiến trên chiến trường là chính, nhưng trong cuộc chiến này, nếu không có những điều kiện tiên quyết về hỗ trợ của Liên Xô như nói trên thì chắc chắn quân đội Việt Nam sẽ rất khó đối đầu với Trung Quốc và lật ngược thế cờ. Cuộc chiến chính thức chỉ trong 1 tháng nhưng xung đột kéo dài cả 10 năm sau đó. Chúng ta hãy thứ tìm những tư liệu về nghĩa trang biên giới Việt - Trung xem? thử xem những gì sau khi cuộc chiến kết thúc xem, những ngày kỉ niệm hàng năm, đài báo...??? và xem Trung Quốc nói gì, vận động truyền thông rầm rộ ra sao với người dân để nói về cuộc chiến đó??? Tại sao chúng ta không có phản bác gì để người dân biết???

Trích
Trong lịch sử 2000 năm, VN chưa bao h thất bại trước TQ

Chưa bao giờ không có nghĩa là không bao giờ. (Cái này phụ thuộc nhiều vào sức mạnh dân tộc, vào sự lãnh đạo của cấp cao của đất nước...)

Đừng so sánh VN và Philipin nhiều và nói Mỹ đứng đằng sau (Hãy tự xem lại hiện nay trên 200 Quốc gia có ? nước Xã hội chủ nghĩa (câu trả lời là 4) và bạn sẽ hiểu được Việt Nam phải dựa vào TQ, phải mềm mỏng với TQ, sợ mất lòng..., 1 người "anh" sát vách, do đó chứng ta cứ thế nhún nhường, hiện tại có thể không có gì nhưng tương lai ra sao cũng đã có quá nhiều bài viết đề cập đến chuyện này rồi)

Tớ sẽ stop câu chuyện tại đây !!! vài lời bốc phét vô vị cho vui.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Tranh luận 1 chút đề cùng hiểu là có người khác quan điểm với mình và có thêm cái nhìn đa chiều khác nhau. Bạn stop, thì t cũng stop thôi, quan điểm mỗi người # nhau mà. Tớ thì tin vào truyền thống, sức mạnh dân tộc, và cụ thể tuy ta có nhún nhường nhưng từ 1988 đến nay chúng ta k mất thêm 1 tấc đất hay 1 dải san hô nào cho người phương Bắc. Tương lai ra sao thì k ai biết dc,nhg hãy cứ nhìn từ quá khứ, hiện tại để hướng tới tương lai đi
 
Tranh luận 1 chút đề cùng hiểu là có người khác quan điểm với mình và có thêm cái nhìn đa chiều khác nhau. Bạn stop, thì t cũng stop thôi, quan điểm mỗi người # nhau mà. Tớ thì tin vào truyền thống, sức mạnh dân tộc, và cụ thể tuy ta có nhún nhường nhưng từ 1988 đến nay chúng ta k mất thêm 1 tấc đất hay 1 dải san hô nào cho người phương Bắc. Tương lai ra sao thì k ai biết dc,nhg hãy cứ nhìn từ quá khứ, hiện tại để hướng tới tương lai đi

Tớ thì thích chuyện trò lắm, ý tớ là lan man lai bị quản trị diễn đàn nhắc nhở, bạn thích thì đi chém gió cho vui ở ngoài cùng mình.

Trích:
...nhưng từ 1988 đến nay chúng ta k mất thêm 1 tấc đất hay 1 dải san hô nào cho người phương Bắc...

Cái này thì bạn xem lại nhé:

Sau hậu chiến 1979:



Thực tế Trung Quốc đã lấn 1 phần đất VN, ngay cả việc TQ đang lập Tam Sa hiện nay không phải là đã lấy đất VN?

Bạn đọc kĩ trích dẫn để thấy lí do tớ nói VN đã nhiều lúc "mềm oặt".

TQ với VN thế nào, minh chứng lịch sử đã quá rõ, chính vì TQ mà VN trong 10 năm sau đó luôn phải duy trì quân đội rất lớn ở Biên giới, cùng với cấm vận của Mỹ và phụ thuộc Liên Xô mà kinh tế VN kiệt quệ, trong khi đó: "....Trung Quốc phát triển mạnh từ năm 1978 do công cuộc cải tổ kinh tế của Đặng Tiểu Bình. 7 năm sau chiến tranh biên giới, Việt Nam mới bắt đầu thời kì Đổi Mới, khi đó đã chậm hơn Trung Quốc 8 năm...."

Đến giờ TQ vẫn còn nhiều "trò" như tranh chấp Biển Đông, in bản đồ và thông điệp lên lồng đèn nói TS, HS là của TQ bán vào VN mà dân ta vô tư treo đầy nhà, bán địa cầu lưu niệm Ngân hàng Viettin mua tặng khách....

Còn những vấn đề khác nữa, tớ có thể chém gió ngoài quán với bạn thì ok hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Dạo này bận lại rồi! Ít có thời gian để chém gió nữa nhưng mà thấy topic này hay hay nên ủng hộ vài dòng nào!

...Trong lịch sử 2000 năm, VN chưa bao h thất bại trước TQ
Bạn này có vẻ lạc quan, tự hào quá nhỉ!?
Mà vài lời thì sao nói hết, nhưng với thời gian thì các bạn sẽ hiểu thôi hà!

Hôm nay là ngày tưởng niệm "Các anh đã dâng hiến tuổi 20 cho Tổ quốc, nhân dân cả nước sẽ đời đời ghi nhớ công ơn của các anh" viết vài lời liên quan vậy!

Chiến tranh thì tội dân khổ, bị cuốn vào guồng máy chiến tranh, nhiều người bị mất người thân, có lẽ nhiều bạn ở đây cũng bị ảnh hưởng, riêng ông nội mình đã hy sinh trong trận chiến ĐBP nên mình ko biết mặt ông nội như thế nào! Em ông nội thì "may mắn" hơn còn sống sau chiến tranh nhưng lại là thương binh, bị vết thương hành hạ (ông nhận được nhiều huân chương lắm) và cũng đã mất từ lâu :-s
Hậu quả của chiến tranh để lại thì ...
mời các bạn nghe, xem lời bài hát "Gia tài của Mẹ" của cố NS Trịnh Công Sơn vậy! :-s


[video=youtube;5G2IZekOQjM]http://www.youtube.com/watch?v=5G2IZekOQjM[/video]


http://nhac.vui.vn/gia-tai-cua-me-mp3-khanh-ly-m63154c80p955a3537.html

Gia tài của Mẹ

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, để lại cho con
gia tài của mẹ, là nước Việt buồn

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, một rừng xương khô
gia tài của mẹ, một núi đầy mồ

Dạy cho con tiếng nói thật thà
mẹ mong con chớ quên màu da
con chớ quên màu da, nước Việt xưa
mẹ mong trông con mau bước về nhà
mẹ mong con lũ con đường xa
ôi lũ con cùng cha, quên hận thù

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, ruộng đồng khô khan
gia tài của mẹ, nhà cháy từng hàng

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, một bọn lai căng
gia tài của mẹ, một lũ bội tình.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,089
Tổng số thành viên
351,566
Thành viên mới nhất
nganhuynh130806
Back
Bên trên