thuybank1
Try my best ^^
“Lừ đừ” như sản xuất “
Bối cảnh như hiện nay mà mở rộng sản xuất sẽ rất rủi ro, bởi vì triển vọng nền kinh tế chưa rõ ràng. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ cuối năm cũng chưa chắc chắn sôi động nhiều vì thực tế mùa xây dựng đã bắt đầu nhưng sức mua không mấy khả quan”, Giám đốc kinh doanh một doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng giải thích cho việc sản lượng và doanh thu của Công ty sụt giảm nghiêm trọng trong mấy tháng gần đây. “Chấp nhận thu hẹp sản xuất lúc này cũng là giải pháp để dưỡng sức cho chu kỳ phát triển sau”, ông nói. Quan điểm của vị doanh nhân nọ, có lẽ, cũng là góc nhìn chung của giới chủ doanh nghiệp. Thống kê trên thực tế cho thấy, kể từ sau Tết Nguyên đán đến nay, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) chỉ “lừ đừ” tăng ở mức dưới 5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, một nghịch lý là đáng lẽ theo thông lệ con số phải “dốc lên” kể từ tháng 8, nhưng với năm nay tình hình lại khác. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho hay, chỉ số IIP trong 8 tháng đầu năm chỉ tăng 4,7% so với cùng kỳ, thấp hơn mức 4,8% của 7 tháng. Con số này cũng là cảnh báo rõ ràng nhất về cảm nhận bi quan của cộng đồng doanh nghiệp. Tác động tiêu cực đến sản xuất hiện nay chủ yếu do sức cầu còn yếu. Tổng mức bán lẻ trong 8 tháng đầu năm 2012 ước tính chỉ đạt khoảng 1,52 triệu tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ; và nếu loại trừ yếu tố giá, tốc độ tăng là 6,8%, chưa bằng một nửa mức tăng của các năm trước. Quan trọng hơn nữa, dù tháng 8 là tháng có nhiều sự kiện lớn nhưng sức mua tăng rất thấp, chỉ khoảng 0,7% so với tháng trước. Trong bối cảnh giá cả đã nhích lên thì mức tăng như vậy là khá thấp. Trong khi đó ở phía xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng kim ngạch trong thời gian gần đây cũng có xu hướng giảm dần.
Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm ước tính chỉ còn tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước. Con số này chỉ bằng gần một nửa so với tốc độ tăng 36,9% của 5 tháng đầu năm. Nhưng vấn đề còn ở chỗ, phần khởi sắc lại chủ yếu nằm ở phía các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực trong nước thậm chí giảm gần 2% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả là nhiều nhóm hàng công nghiệp chế biến có chỉ số sản xuất sụt giảm nặng nề so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý trong số đó có nhiều mặt hàng liên quan đến đầu tư dài hạn cho năng lực sản xuất, đến nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước như: sản xuất xi măng 8 tháng đầu năm giảm khoảng 7,6% so với cùng kỳ; sắt thép giảm 5,1%; bê tông và sản phẩm từ xi măng giảm 12,9%; sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) giảm 16%; giày dép giảm gần 3%...
Những dấu hiệu rủi ro vĩ mô
Tuy nhiên, điều đáng quan ngại là những thành tích về ổn định vĩ mô có thể sẽ không còn kể từ tháng này. Hôm 24/8, Tổng cục Thống kê công bố một thông tin “sốc”, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2012 đã tăng trở lại ở mức 0,63% so với tháng trước. Nếu so với mức giảm 0,29% trong tháng 7, đây là một sự đổi chiều với tốc độ tăng đáng kể. Nhưng đáng lưu ý hơn, triển vọng lạm phát còn nhìn nhận ở cả phía trước. Góc nhìn của các chuyên gia thống kê cho thấy, tình hình lạm phát sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Bởi lẽ, nhiều nhân tố tác động lớn đến CPI đang đổi chiều rất nhanh. Điện, gas, xăng dầu… liên tục tăng giá trong thời gian qua, trong khi dịch vụ y tế và học phí sẽ là các nhân tố có thể gây đột biến đối với mặt bằng giá chung trong vài tháng tới. Giá lương thực cũng đang trong xu hướng tăng. Chính sách tiền tệ, tài khóa cũng được nới lỏng hơn trong thời gian qua để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng sẽ tạo sức ép nhất định đến lạm phát trong chu kỳ sau. Bên cạnh đó, đã xuất hiện những cảnh báo đầu tiên, khi nhập siêu đang trở lại. Theo Tổng cục Thống kê, thâm hụt thương mại trong tháng 8 ước tính khoảng 150 triệu USD đã khiến cho cán cân ngoại thương 8 tháng thâm hụt khoảng 62 triệu USD. Dù con số này là rất nhỏ bé so với các giai đoạn trước, nhưng khả năng nhập siêu tăng tốc trong giai đoạn cuối năm cũng đã được nhiều nguồn tin cảnh báo. “Nhập khẩu từ nay đến cuối năm dự báo sẽ tăng khi tổng cầu của nền kinh tế đang có xu hướng tăng trở lại, do đó cán cân thương mại sẽ chuyển từ mức thặng dư trong 7 tháng đầu năm sang thâm hụt vào cuối năm”, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia trong một báo cáo mới đây đã đưa ra dự báo này. Cùng với rủi ro lạm phát và thâm hụt thương mại, cấn đối thu, chi ngân sách cũng sẽ khó khăn hơn trong bối cảnh sản xuất, xuất nhập khẩu ảm đạm. Báo cáo của Bộ Tài chính trong thời gian gần đây cho thấy thuế thu nhập doanh nghiệp có biểu hiện khó khăn về nguồn thu. Ngược lại, mong muốn chi nhiều hơn để kích cầu đầu tư đã bao hàm những cảnh báo về khả năng cân đối ngân sách trong năm nay. Trong bối cảnh đó, can thiệp của chính sách tài khóa cũng bị giới hạn. Tại nhiều lần tăng giá xăng dầu, điện… gần đây, vai trò bình ổn của công cụ thuế là rất yếu và đó cũng có thể là một rủi ro trong bối cảnh giá cả đang trong xu hướng tăng lên.
Bối cảnh như hiện nay mà mở rộng sản xuất sẽ rất rủi ro, bởi vì triển vọng nền kinh tế chưa rõ ràng. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ cuối năm cũng chưa chắc chắn sôi động nhiều vì thực tế mùa xây dựng đã bắt đầu nhưng sức mua không mấy khả quan”, Giám đốc kinh doanh một doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng giải thích cho việc sản lượng và doanh thu của Công ty sụt giảm nghiêm trọng trong mấy tháng gần đây. “Chấp nhận thu hẹp sản xuất lúc này cũng là giải pháp để dưỡng sức cho chu kỳ phát triển sau”, ông nói. Quan điểm của vị doanh nhân nọ, có lẽ, cũng là góc nhìn chung của giới chủ doanh nghiệp. Thống kê trên thực tế cho thấy, kể từ sau Tết Nguyên đán đến nay, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) chỉ “lừ đừ” tăng ở mức dưới 5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, một nghịch lý là đáng lẽ theo thông lệ con số phải “dốc lên” kể từ tháng 8, nhưng với năm nay tình hình lại khác. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho hay, chỉ số IIP trong 8 tháng đầu năm chỉ tăng 4,7% so với cùng kỳ, thấp hơn mức 4,8% của 7 tháng. Con số này cũng là cảnh báo rõ ràng nhất về cảm nhận bi quan của cộng đồng doanh nghiệp. Tác động tiêu cực đến sản xuất hiện nay chủ yếu do sức cầu còn yếu. Tổng mức bán lẻ trong 8 tháng đầu năm 2012 ước tính chỉ đạt khoảng 1,52 triệu tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ; và nếu loại trừ yếu tố giá, tốc độ tăng là 6,8%, chưa bằng một nửa mức tăng của các năm trước. Quan trọng hơn nữa, dù tháng 8 là tháng có nhiều sự kiện lớn nhưng sức mua tăng rất thấp, chỉ khoảng 0,7% so với tháng trước. Trong bối cảnh giá cả đã nhích lên thì mức tăng như vậy là khá thấp. Trong khi đó ở phía xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng kim ngạch trong thời gian gần đây cũng có xu hướng giảm dần.
Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm ước tính chỉ còn tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước. Con số này chỉ bằng gần một nửa so với tốc độ tăng 36,9% của 5 tháng đầu năm. Nhưng vấn đề còn ở chỗ, phần khởi sắc lại chủ yếu nằm ở phía các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực trong nước thậm chí giảm gần 2% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả là nhiều nhóm hàng công nghiệp chế biến có chỉ số sản xuất sụt giảm nặng nề so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý trong số đó có nhiều mặt hàng liên quan đến đầu tư dài hạn cho năng lực sản xuất, đến nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước như: sản xuất xi măng 8 tháng đầu năm giảm khoảng 7,6% so với cùng kỳ; sắt thép giảm 5,1%; bê tông và sản phẩm từ xi măng giảm 12,9%; sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) giảm 16%; giày dép giảm gần 3%...
Những dấu hiệu rủi ro vĩ mô
Tuy nhiên, điều đáng quan ngại là những thành tích về ổn định vĩ mô có thể sẽ không còn kể từ tháng này. Hôm 24/8, Tổng cục Thống kê công bố một thông tin “sốc”, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2012 đã tăng trở lại ở mức 0,63% so với tháng trước. Nếu so với mức giảm 0,29% trong tháng 7, đây là một sự đổi chiều với tốc độ tăng đáng kể. Nhưng đáng lưu ý hơn, triển vọng lạm phát còn nhìn nhận ở cả phía trước. Góc nhìn của các chuyên gia thống kê cho thấy, tình hình lạm phát sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Bởi lẽ, nhiều nhân tố tác động lớn đến CPI đang đổi chiều rất nhanh. Điện, gas, xăng dầu… liên tục tăng giá trong thời gian qua, trong khi dịch vụ y tế và học phí sẽ là các nhân tố có thể gây đột biến đối với mặt bằng giá chung trong vài tháng tới. Giá lương thực cũng đang trong xu hướng tăng. Chính sách tiền tệ, tài khóa cũng được nới lỏng hơn trong thời gian qua để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng sẽ tạo sức ép nhất định đến lạm phát trong chu kỳ sau. Bên cạnh đó, đã xuất hiện những cảnh báo đầu tiên, khi nhập siêu đang trở lại. Theo Tổng cục Thống kê, thâm hụt thương mại trong tháng 8 ước tính khoảng 150 triệu USD đã khiến cho cán cân ngoại thương 8 tháng thâm hụt khoảng 62 triệu USD. Dù con số này là rất nhỏ bé so với các giai đoạn trước, nhưng khả năng nhập siêu tăng tốc trong giai đoạn cuối năm cũng đã được nhiều nguồn tin cảnh báo. “Nhập khẩu từ nay đến cuối năm dự báo sẽ tăng khi tổng cầu của nền kinh tế đang có xu hướng tăng trở lại, do đó cán cân thương mại sẽ chuyển từ mức thặng dư trong 7 tháng đầu năm sang thâm hụt vào cuối năm”, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia trong một báo cáo mới đây đã đưa ra dự báo này. Cùng với rủi ro lạm phát và thâm hụt thương mại, cấn đối thu, chi ngân sách cũng sẽ khó khăn hơn trong bối cảnh sản xuất, xuất nhập khẩu ảm đạm. Báo cáo của Bộ Tài chính trong thời gian gần đây cho thấy thuế thu nhập doanh nghiệp có biểu hiện khó khăn về nguồn thu. Ngược lại, mong muốn chi nhiều hơn để kích cầu đầu tư đã bao hàm những cảnh báo về khả năng cân đối ngân sách trong năm nay. Trong bối cảnh đó, can thiệp của chính sách tài khóa cũng bị giới hạn. Tại nhiều lần tăng giá xăng dầu, điện… gần đây, vai trò bình ổn của công cụ thuế là rất yếu và đó cũng có thể là một rủi ro trong bối cảnh giá cả đang trong xu hướng tăng lên.
Anh Quân