Kinh nghiệm xử lý nợ

BankingAcademy

Vươn tới thành công
Chào các bạn!
Vừa rồi, mình mới đi làm. Sếp giao cho tiếp nhận hồ sơ nợ quá hạn của một chuyên viên cũ! Nhưng do khách hàng không trả dc nợ nữa lên bên mình phải kết hợp với bộ phận xử lý nợ để đi xử lý khách hàng. Các bạn cho mình xin chút kinh nghiệm về vấn đề này với ( phải chuẩn bị những giấy tờ, hay làm biện bản nội dung như thế nào? để chứng tỏ mình đã đi gặp KH và bàn giao cho bên xử lý nợ! )
Cám ơn mọi sự góp ý của mọi người!#-o
 
Bạn làm 1 khoản cơ cấu nợ có nghĩa là bạn phải yêu cầu KH chuẩn bị một bộ hồ sơ gần như 1 món vay mới, bao gồm:
- Hồ sơ pháp lý.
- Hồ sơ tài chính: thu thập đủ các giấy tờ chứng minh thu nhập, hóa đơn, sổ sách bán hàng, BCTC,...
- Hồ sơ về TSĐB (cái này quan trọng này), nếu TSĐB hiện tại của KH k đủ với dư nợ hiện tại thì phải y/c bổ sung thêm TSĐB.
- Riêng hồ sơ về PA vay vốn thì k cần vì đã có trong hồ sơ ban đầu rồi.
Khi đi làm việc với KH thì cần mang theo Biên bản làm việc (có mẫu sẵn), hôm nay làm đc gì thì viết vào, y/c Kh kí vào đó. Lưu lại để sau này lấy căn cứ mà trình lên Ban tín dụng.
Đặc biệt nếu bạn là nhân viên mới thì khi đi gặp KH nên đi cùng với 1 người nữa để tránh trường hợp KH củ chuối, đe dọa:-ss
Làm việc nên khôn khéo, đứng trên quan điểm của KH để nhìn nhận, đánh giá khó khăn của họ chứ k nên ép người ta quá đáng sẽ gây hậu quả k tốt cho NH và cho chính mình.
Quan trọng nhất là thấy KH hợp tác thì làm, nếu bất hợp tác (đe dọa cán bộ TD, k muốn trả nợ, k thiện chí làm việc với NH,...) thì nên chuyển thẳng lên xử lý nợ chứ có làm cũng chả ăn thua, tốn thời gian và công sức thậm chí còn nguy hiểm cho bản thân mình.

Đôi dòng từ kinh nghiệm của mình, mong mọi người góp ý thêm:D
 
Quan điểm của mình thì nên bắt đầu đọc hồ sơ của khách hàng, quá trình dẫn tới nợ quá hạn, gặp gỡ khách hàng nói chuyện rõ ràng về phương hướng giải quyết nợ, bên cạnh đó xem luôn giá trị thực của TSĐB (xét cho cùng nó là cái phao cuối)....
 
Quan trọng nhất khi bạn nhận bàn giao hồ sơ NQH thì bạn phải biết hồ sơ đó có được gắn cho bạn hay không? Rất quan trọng nhé! Khi biết mình "bị" gánh hso đó thì sống chết bạn cũng là người chịu trách nhiệm. Do đó, bạn cần tập trung và là hết sức mình để giải thoát NQH, đừng làm kiểu đối phó, không có lợi. Hãy đến gặp KH, trao đổi thật thân tình với họ, chia sẻ về công việc, khó khăn bạn gặp phải khi họ ko trả dc nợ (bị giảm lương, cắt chức...) để họ thấy thiện chí của mình, để họ thấy rằng NH vẫn tin tưởng vào họ, đừng lôi pháp luật ra sớm [bước tiếp theo :)]. Nhiều KH thông cảm họ sẽ cố gắng để dành dụm từng phần nhỏ trả nợ, tiếp tục khôi phục sản xuất, hãy giới thiệu những KH của mình cho họ, những KH có thể giúp họ tiêu thụ dc sản phẩm, điều này có lợi rất nhiều trong việc quản lý và theo dõi các KH liên quan! Chúc thành công!
 
Đây là vấn đề rất nóng hổi của ngành tài chính ngân hàng bây giờ, mong các anh chị có kinh nghiệm trên ub trao đổi để có phương hướng giải quyết:
- Kinh nghiệm đòi nợ khách hàng
- Các phương án có thể đưa ra đối với khách hàng để tạo hướng giải quyết xử lý nợ
- Kinh nghiệm khi gửi hồ sơ khởi kiện và làm việc với thẩm phán
- Kinh nghiệm đưa hồ sơ ra thi hành án để nhanh chóng phát mại tài sản
Rất mong các anh/chị trên diễn đàn chia sẻ !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
Ngân hàng là đối tác của Tòa Án và Thi Hành Án .... dài dài.. đến khi hết nợ xấu, nhưng ngày càng nhiều nợ xấu
 
Mình cũng phải nhận lại khách hàng của cán bộ cũ. Nhưng giờ sếp lại bắt cơ cầu cho khách hàng mà mình chả muốn tẹo nào cả. Ace nào có kinh nghiệm tư vấn cho e với. Nếu cơ cấu mà khách hàng vẫn ko trả được nợ thì mình có phải chịu trách nhiệm gì ko a.
 
Mình gặp một vấn đề như sau, ai đã từng có kinh nghiệm thì chỉ giáo mình nhé:
+ Khách hàng vay không TSBĐ, hiện nay đã lẩn mất. Đến địa chỉ đăng kí thường trú thì được biết đã 2 năm nay kh ông về nhà (nhà là của bố chồng, 2 vợ chồng đã li hôn được hơn nhiều năm).
+ Xác minh thông tin qua chồng: Không có bất kì thông tin nào. Gọi điện thoại 2 số đều "thuê bao..."
+ Nguyên quán trên CMND: Chỉ dừng đến cấp huyện rất chung chung mà lại ở quá xa.
Mình đang định nhờ cơ quan công an xác minh giúp mà chưa biết nên bắt đầu thế nào. Ai đã "từng trải" qua TH này rồi thì cho mình ý kiến với nhé.

P/s: Vì là khách hàng nhận lại nên mình không thể biết thêm thông tin gì nữa.:(|)
 
Mình cũng phải nhận lại khách hàng của cán bộ cũ. Nhưng giờ sếp lại bắt cơ cầu cho khách hàng mà mình chả muốn tẹo nào cả. Ace nào có kinh nghiệm tư vấn cho e với. Nếu cơ cấu mà khách hàng vẫn ko trả được nợ thì mình có phải chịu trách nhiệm gì ko a.

Theo mình thì việc cơ cấu cũng giống như trình lại một khoản vay, cũng phải xác minh nguồn trả mới, định giá lại TSBĐ...và cũng phải qua một hội đồng tín dụng quyết định chứ không phải một mình bạn đơn lẻ thực hiện nên không đặt nặng về vấn đề trách nhiệm.
Vấn đề ở đây là bạn phải tìm hiểu được tại sao khách hàng phải cơ cấu lại, khách hàng có thuộc diện được cơ cấu hay không (theo quy định của ngân hàng) và sau khi cơ cấu liệu khách hàng có khả năng trả đúng hạn không? Nhiều khách hàng có lịch sử trả nợ rất tốt nhưng do những nguyên nhân khách quan mà nguồn trả sụt giảm và đây sẽ là những khách hàng mình cần cơ cấu.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,091
Tổng số thành viên
351,655
Thành viên mới nhất
tufamanbk8
Back
Bên trên