[Kinh nghiệm]: thi cử vào Ngân Hàng

manhlinh_bn91

Moderator
Kinh nghiệm thi cử vào Ngân Hàng

Vòng 1: Vòng Hồ sơ

:Các Ngân Hàng đều có một Bản thông tin Ứng Viên,ở đó bạn cần khai trung thực và nêu những điểm mạnh của mình,nhấn mạnh nó.

VD : Bạn mới TN ĐH đừng nói về kinh nghiệm làm thêm này nọ,hãy nhấn mạnh là tôi thường tham gia các hoạt động Đoàn - Hội,từ đó tạo cho tôi sự tự tin,chững chạc .Mặt khác trung thực,liêm khiết,tận tuỵ,nhiệt tình với CV và nghiêm túc với nghề mình đã chọn,nắm chắc kiến thức đã được đào tạo từ ghế nhà trường là một lợi thế của tôi...

Vòng 2 : Thi viết

1.Đầu tiên bạn phải giỏi Tiếng Anh và Tin học .Vì thi Ngân Hàng sẽ thi viết về TA và thi viết về Tin học.

2. Nắm chắc lý thuyết chung về Ngân Hàng và các nghiệp vụ NH. Hiểu Luật Ngân Hàng - Luật các Tổ Chức Tín Dụng .

Bạn có thể load tại đây về đọc:

Luật Ngân Hàng 1997Luật sửa đổi 2003
Luật Tổ chức TD 1997Công Văn về việc thực hiện 2 Luật trên

Vòng 3 : Thi vấn đáp


Vòng này là quan trọng nhất,đầu tiên bạn cần tìm hiểu về các lĩnh vực mà NH bạn dự tuyển đang kinh doanh,bạn có thể truy cập vào website của NH đó để tìm hiểu,hoặc có thể tìm qua
www.google.com.vn.

Bạn cần đọc nhiều sách báo biết nhiều thông tin thời sự,kiến thức xã hội.

VD như Thị trường CK, Chính phủ mới gồm bao nhiêu Bộ, Thống Đốc NH Nhà Nước là ai, cơ cấu Ngân Hàng NN VN...

Khi PV bạn phải đầu tóc gọn gàng ăn mặc sạch sẽ, lịch sự, quần áo không được nhăn nhúm, cắm thùng và không mặc áo không cổ, đi giày với nam , giày hoặc xăng đan với nữ, không mặc loè loẹt, quá diêm dúa.

Khi PV cần nhìn thẳng vào mắt người TD, lắng nghe kỹ câu hỏi và suy nghĩ 10-15s trước khi trả lời, khi trả lời không nhìn xung quanh hãy nhìn thẳng mắt người TD, hãy hít hơi thật sâu và mỉm cười khi gặp phải vấn đề, câu hỏi bạn chưa biết.Nếu HĐ TD có nhiều người thì ai hỏi thì nhìn thẳng vào người đó trả lời.

Bạn cần chứng minh với họ rằng bạn khát khao làm việc tại NH đó và muốn gắn bó lâu dài với CV, bạn có thể CM với họ là NH sẽ thu được nhiều điều tốt , có lợi khi nhận bạn vào .



Nếu được hỏi câu hỏi : Bạn dự định sẽ phấn đấu làm tới vị trí gì trong 5 năm tới ?
Hoặc Kế hoạch trong 5 năm tới của bạn khi được nhận vào làm tại NH là gì ?


Bạn không ngần ngại , hãy trả lời bằng một câu hỏi đối với cán bộ TD: "Trước khi trình bày câu hỏi này,cho tôi đựơc hỏi anh,chị là CV của tôi khi được nhận vào làm tại NH sẽ gồm những CV gì ? Ngân Hàng có kế hoạch sử dụng tôi như thế nào ? Sau khi biết được CV khi được nhận vào làm tại NH và yêu cầu của NH đối với khả năng của tôi.Tôi sẽ lập một Beat plan,lập một kế hoạch làm việc cho tôi trình cán bộ quản lý trực tiếp tôi xem xét.

Trong 5 năm tới tôi sẽ cố gắng hoàn thành tốt CV, nhiệm vụ đựơc giao đồng thời không bỏ qua cơ hội phấn đấu để được đề bạt,bổ nhiệm là Trưởng P.Giao dịch , hoặc Giám Đốc Chi Nhánh NH tại .....Mục tiêu phấn đấu của tôi trong 5 năm tới là tên tuổi của mình sẽ gắn liền với sự thành đạt và phát triển của Ngân Hàng .



Để làm việc trong ngành ngân hàng, bạn cần có nhiều kỹ năng như giao tiếp, phân tích, tổng hợp... Một số công việc sẽ đòi hỏi bạn có một hoặc vài kỹ năng vượt trội hơn các kỹ năng còn lại, ví dụ như môi giới, phân tích tài chính.

Cụ thể như sau:

Kỹ năng chính: Yêu cầu:
Kỹ năng hiểu biết về con người - Cao
Kỹ năng bán hàng - Trung bình
Kỹ năng giao tiếp- Cao
Kỹ năng phân tích - Cao
Kỹ năng tổng hợp - Cao
Kỹ năng sáng tạo - Cao
Sáng kiến - Trung bình


Số giờ làm việc - 50-120/tuần

Ngoài ra:

Sự chăm chỉ: Công việc tại ngân hàng vô cùng căng thẳng, chứa đựng nhiều rủi ro cũng như các cơ hội. Giờ làm việc thường rất dài nhưng cũng vô cùng thú vị. Hãy chuẩn bị tinh thần để vượt qua những giờ phút khó khăn cũng như đón nhận những khoảnh khắc hân hoan.

Lòng quyết tâm: Vào làm việc tại ngân hàng là điều vô cùng khó khăn. Bạn phải chuẩn bị tất cả mọi kỹ năng cần thiết và lòng quyết tâm theo đuổi đến cùng.

Khả năng phân tích: Nhiều sinh viên tốt nghiệp đã bắt đầu sự nghiệp trong ngành ngân hàng ở vị trí nhân viên phân tích. Đây là một công việc đòi hỏi sự tận tâm và kỹ năng phân tích. Các kỹ năng này sẽ được đòi hỏi nhiều hơn ở các vị trí cao hơn.

Khả năng giao tiếp và hoàn thành công việc:Thành công của bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp và khách hàng. Bạn cần phải có được sự hiểu biết về các khách hàng, xu hướng chính trị, môi trường kinh tế vĩ mô…

Kỹ năng toán học: Các ngân hàng đầu tư đòi hỏi các nhân viên khả năng toán học thành thục. Nếu bạn là người giỏi toán, có bằng đại học của một trường kỹ thuật cũng như đã tham gia một vài khóa học tài chính và định giá, bạn hoàn toàn có đủ điều kiện để thực hiện ước mơ làm việc trong ngân hàng.

Kỹ năng kế toán: Kỹ năng phân tích các con số cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bạn phải có được chứng chỉ CFA nếu muốn trở thành một nhà phân tích chứng khoán.

Làm việc tập thể: Tinh thần đồng đội chính là nhân tố quan trọng mang đến sự thành công của các ngân hàng đầu tư. Các nhân viên cùng đoàn kết làm việc nhằm đem đến cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo nhất.

Ngành nghề cho các nhà khoa học và luật sư: Có rất nhiều nhà khoa học và luật sư làm việc trong ngân hàng. Các nhà khoa học nghiên cứu các thuật toán trong khi các luật sư hỗ trợ cho việc tạo ra các tài liệu pháp luật, thương lượng với khách hàng.

Làm việc trong ngân hàng đòi hỏi bạn phải nỗ lực hết mình. Bạn có thể phải lấy được bằng cao học ở một trường danh tiếng trước khi phát triển sự nghiệp của mình ở đây.

Các mối liên hệ:Chìa khóa để bước vào cánh cổng ngân hàng chính là các mối liên hệ. Nếu bạn không may mắn có được điều này, bạn nên bắt đầu bằng cấp tham gia vào các hội thảo công nghiệp, hay tìm kiếm các bạn bè đang làm việc trong ngành này. Nếu bạn vẫn còn trẻ và chưa tốt nghiệp đại học, hãy học tập hết mình và tham dự các khóa học về định lượng và phân tích.

Hoàn thành xuất sắc công việc: Khi mới bước chân vào nghề này, bạn phải hoàn thành mọi công việc của dự án xuất sắc và đúng hạn cho dù đó là viết báo cáo, quản lý số liệu, giao dịch, nghiên cứu hay mã hóa các chương trình. Tiếp theo đó, bạn sẽ bắt đầu liên hệ với các khách hàng và tìm kiếm lợi nhuận cho ngân hàng. Ở các vị trí cao hơn như Giám đốc và Giám đốc quản lý, bạn phải gánh chịu rủi to nhiều hơn và thường bị sa thải nếu kết quả làm việc không tốt.




Thi vào chuyên viên hỗ trợ khách hàng của Ngân hàng
MÔ TẢ CÔNG VIỆC



• Tổ chức tiếp thị bán hàng thông qua phát triển khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng
• Thẩm định và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng


KỸ NĂNG

• Hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
• Có kỹ năng tiếp thị, giải quyết vấn đề
• Có kỹ năng thẩm định khách hàng, phương án kinh doanh, dự án đầu tư…
• Có kỹ năng thẩm định khách hàng, phương án kinh doanh, dự án đầu tư
• Ưu tiên biết tiếng Anh

Khi đi làm vị trí quan hệ khách hàng thì bạn cần các kỹ năng sau:
Kỹ năng giao tiếp:
Kỹ năng giao tiếp là nhân tố quan trọng, cần thiết cho nghề này vì giao tiếp tốt sẽ tạo cho bạn có mối quan hệ tốt với khách hàng. Phát triển và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng sẽ giúp bạn có niềm tin nơi khách hàng và việc bán hàng sẽ trở nên thuận lợi hơn.
Trong ngân hàng, rất cần tiếng Anh, tuy nhiên nếu bạn làm Chuyên viên quan hệ khách hàng thì chỉ cần đến Anh Văn giao tiếp C là đủ - Hãy cố gắng để nói được những câu đơn giản. May i help you ? Excume Sir ! May i introduce about our products and services. It just a second :)
Kỹ năng lắng nghe:
Kỹ năng này nghe tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là thành phần quan trọng tạo nên quan hệ tốt đẹp giữa người bán hàng và khách hàng. Bởi vì để biết được mong muốn của khách hàng để chỉ tập trung vào những nhu cầu đó thì bạn phải là người “lắng nghe” giỏi và nhận biết nhanh. Từ đó bạn mới có thể nhận được sự quan tâm từ phía khách hàng.
Đoán biết được nhu cầu của khách hàng:
Nếu bạn biết được tâm lý và nhu cầu của khách hàng thì bạn sẽ có thể giới thiệu ra những sản phẩm làm vừa lòng họ. Ngược lại, công việc của bạn sẽ không đạt kết quả gì nếu bạn không “đánh trúng” vào tâm lý của khách hàng. Ngoài khả năng nghe những yêu cầu của khách bạn cần phân tích những thông tin của khách hàng và phán đoán theo nhiều chiều hướng để hiểu được tâm lý của họ. Có triển vọng trong nghề này hay không phụ thuộc rất nhiều vào óc phán đoán của bạn.
Xoay chuyển tình thế:
Tuy nhiên, nếu bạn đã đưa ra đề nghị không hợp với ý khách hàng thì bạn không nên dừng lại, tiếp tục nói về sản phẩm đã đưa ra là lựa chọn của một nhân viên giỏi. Hãy giới thiệu những tính năng và thông tin cơ bản về sản phẩm cho khách hàng nhưng không đề cập đến việc mời họ ký hợp đồng mua bán. Khi bạn hoàn thành xong phần trình bày hãy đợi ý kiến từ phía khách hàng là cách tốt nhất.
Giới thiệu sản phẩm với phong cách tự tin:
Một phong cách tự tin trong giao tiếp sẽ quyết định bạn thành công hay không. Ví dụ, nếu khách hàng có những câu hỏi như “Sản phẩm hãng bạn đang bán có gì vượt trội hơn so với sản phẩm của các hãng khác?”. Một câu trả lời hoàn hảo là cách nói tự tin và rõ ràng, sau đó đưa ra những tính năng của sản phẩm hướng vào nhu cầu của khách khi mua loại sản phẩm đó.
Sản phẩm của ngân hàng là các dịch vụ cho vay: cho vay tiêu dùng, cho vay mua xe, sản phẩm thẻ ..v..v... Trước tiên hay biết thật tường tận về các sản phẩm, dịch vụ của NH bạn; sau đó tập nói trước gương, trước bạn bè để có thể nói lưu loát khi người phỏng vấn thử thách bạn theo 1 tình huống

Nguồn: không rõ nữa, tìm thấy xong down về máy luôn. :D
 
Những chia sẻ rất hay và bổ ích. Nhân đây mình cũng xin chia sẻ chút ít kinh nghiệm trong vòng phỏng vấn:

Khi bạn vượt qua vòng thi tuyển và tới vòng phỏng vấn thì bạn sẽ phải chuẩn bị cho mình những kiến thức không thể thiếu:

1- Nghiệp vụ về ngành bạn thi vào
2- Luật ngân hàng
3- Tiếng anh
4- Kỹ năng mềm.

Và điều quan trong ở đây tôi muốn nhấn mạnh là đối tượng phỏng vấn bạn:

Thứ 1: Nếu là người nước ngoài phỏng vấn

--> Họ thường là chuyên gia được ngân hàng mời từ language link, British council... Vì thế bạn hãy tỏ ra "tự tin". Chuẩn bị vốn "từ vựng chuyên ngành".
Khi ngồi nói, bạn hãy đưa ra những "từ vựng đó" vừa ghi được điểm vì sự hiểu biết vừa không sợ bị hỏi vặn vì họ thường là người không hiểu nhiều về ngân hàng.

Thứ 2: Nếu là người Việt (tiếng anh bình thường và nghiệp vụ cũng bình thường):

--> Có thể người ta nói mình không hiểu, mà mình nói người ta cũng không hiểu. Với những trường hợp này thì người phỏng vấn thường hay chuẩn bị sẵn câu hỏi và thậm trí có thể là câu trả lời. Và sẽ hỏi khó, vì thế mà chúng ta cần phải có kiến thức nghiệp vụ chắc trong sách vở đã học để nói đúng các ý trong câu hỏi đó.

Thứ 3: Nếu là chuyên gia ngân hàng (giỏi tiếng anh, giỏi chuyên nghiệp vụ)

---> Chắc chắn sẽ đưa ra những câu hỏi liên hệ thực tế nhiều. Chúng ta cần một kiến thức chuyên ngành vững, sâu, phải nói đúng nói chuẩn nếu ko sẽ bị vặn.
Cái nè thì phải nghiêm túc trong học tập và chịu khó liên hệ thực tế để đối mặt thôi.

Và khi người ta có hỏi điểm yếu của bạn là gì thì đừng nền trả lời là "tôi chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều" mà nên trả lời là đã tham gia nhiều hoạt động.

Nói chung sự tự tin trong phong thái giao tiếp và đừng sợ người phỏng vấn thì bạn sẽ gây ấn tượng tốt. Bạn cũng có thể tham khảo các sách dạy về các giao tiếp và ứng xử trong khi phỏng vấn.

Một vài chia sẻ!
 
lam sao de bot run khi di fong van nhi?
Bạn run khi phỏng vấn theo mình có các nguyên nhân sau:
1. Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe chưa tốt ==> không nắm bắt câu hỏi và trả lời chưa rõ ==> Cái này phải tập luyện thôi
2. Có thể bạn hồi hộp ==> tim đạp mạnh, huyết áp cao thì sao tập trung được mà nghe và nói tốt được. Cái này là khá nhiều nà. ==> Vấn đề này cần hỏi ý kiến bác sĩ hihi
3. Có thể bạn cảm thấy mình thiếu sự chuẩn bị như: nghiệp vụ, trình độ Anh văn v.v ==> Có gắng chuẩn bị tốt nhất để tạo sự tự tin
4. Do chưa có kinh nghiệm PV. Cái gì mình chưa trải qua thì sao không hồi hộp được. ==> Đi PV nhiều nơi chắc cũng giảm đôi chút
Còn nữa nhờ các bạn góp ý
 
Back
Bên trên