Mình xin chia sẻ nhé.
Về nguyên tắc, khâu kiểm tra sau vay rất rất quan trọng (mình nói về nguyên tắc nhé, vì thực tế không được như vậy vì nhiều nguyên nhân khách quan).
Kiểm soát sau vay gồm kiểm tra sử dụng vốn và kiểm tra định kỳ.
- Kiểm tra sử dụng vốn: về thời hạn thì tùy từng ngân hàng (như bên mình 10 ngày đối với GN tiền mặt và tối đa 30 ngày với GN chuyển khoản). Khâu này khỏi phải nói rồi, kiểm tra xem KH có dùng vốn đúng với phương án đã cam kết với ngân hàng không, nếu thấy dấu hiệu rủi ro (hàng hóa không có, chứng từ GN mập mờ, đối tượng thụ hưởng không kiểm soát được....) thì báo cáo, đề xuất (nhưng cũng mang tính thủ tục).
- Kiểm tra định kỳ : 3 tháng với ngắn hạn và 6 tháng với trung dài hạn, kết hợp với kiểm tra tài sản đảm bảo. Đối với KH vay trung dài hạn, khâu định kỳ chỉ cần đánh giá lịch sử trả nợ của KH xem tuân thủ không, nguồn trả nợ hiện tại OK không, có thay đổi gì không. Còn với các KH vay hạn mức, khâu kiểm tra định kỳ mang thực tế là thẩm định lại khách hàng, đánh giá phương án, tình hình hoạt động kinh doanh, nguồn trả nợ các khoản vay đến hạn, thu thập hồ sơ tài chính KH (coi như thẩm định món vay mới).....Nhưng luôn nhớ kết hợp với việc phát triển khách hàng.
Như mình nói, khâu kiểm soát sau vay rất rất quan trọng nhưng thực tế còn mang nhiều tính hình thức, các CBTD thường cho KH ký trước biên bản kiểm tra, không qua tìm hiểu khách hàng (vì đến nhiều sẽ gây tâm lý không tốt cho KH, quản lý nhiều KH cũng không thể sắp xếp đi kiểm tra theo quy định được....).